LÀO VỚI NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ TRỒNG RỪNG

Một phần của tài liệu dư án trồng rừng tai xiêng khoảng - lào (Trang 59 - 61)

II. Danh sách các loài cây có thể áp dụng

LÀO VỚI NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ TRỒNG RỪNG

Lào là một trong 8 quốc gia được Ngân hàng Thế giới (WB) chọn để thực hiện chương trình Đầu tư Rừng nhằm giảm nạn phá và xuống cấp rừng cũng như thúc đẩy quản lý rừng bền vững, giảm khí thải nhà kính - nguyên nhân chính gây ra thay đổi khí hậu.

Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Silavanh Sawathvong cho biết, đây là chương trình thí điểm của WB với kinh phí 348 triệu USD, trong đó Lào sẽ nhận được 30 triệu USD cho thực hiện chương trình ở Lào. 7 nước khác là Brazil, Indonesoia, CHDC Công gô, Mehicô, Ghana, Peru, Burkina Faso.

Lào hiện đã là thành viên của Cơ sở Đối tác Carbon rừng (Forest Carbon Partnership Facility - FCPF) mà hiện đã sẵn sàng bán các chứng chỉ carbon vào năm 2013. FCPF sẽ đưa ra chứng chỉ carbon để khuyến khích giảm khí thải nhà kính gây ra bởi nạ phá và xuống cấp rừng tại Lào để giúp đỡ quản lý và tái trồng rừng. Việc bán lại chứng chỉ carbon sẽ giúp cho người dân Lào bảo vệ rừng tốt hơn.

Cuộc họp các nước thí điểm của chương trình Đầu tư Rừng tại Wasinh ton năm 2010 đã yêu cầu mỗi nước tham gia hoàn tất các kế hoạch ngân sách và chiến lược cho chương trình này vào tháng 11/2011. (V.T - PKTTH)

Theo Bộ trưởng Xổmđi Đuôngđỉ, Chính phủ Lào sẽ tăng lương cho cán bộ, viên chức nhà nước kể từ tháng 10/2011. Lương của cán bộ, viên chức nhà nước sẽ được tăng 16%, với mức tối thiểu là 500.000 kíp/tháng (khoảng 62 USD) và tối đa là 2 triệu kíp (khoảng 248 USD).

Mục tiêu đầu tiên là cải thiện lĩnh vực luật pháp, quy định và thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư và các hoạt động kinh doanh trong công nghiệp chế biến và khu vực thương mại trong 5 năm tới. Một trong mục đích chính là nâng vị trí của Lào trong bảng xếp hạng kinh doanh của IFC từ vị trí 167 năm 2010 lên 100 vào năm 2015.

Mục tiêu thứ hai là bảo đảm cho ngành công nghiệp chế biến và khu vực thủ công đạt mức tăng trưởng từ 12-13%/năm, tổng sản lượng 2 khu vực này chiếm 23% GDP vào năm 2015 và 25% năm 2020.

Mục tiêu thứ ba là bảo đảm cho thương mại trong nước tăng 11%/năm trong giai đoạn 5 năm tới, tổng sản lượng chiếm 22% GDP vào năm 2015; tăng trưởng 12%/năm từ 2016- 2020, tổng sản lượng chiếm 25% GDP.

Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm tăng trưởng bền vững giá trị xuất khẩu của Lào nhằm đạt được thặng dư thương mại vào năm 2020 trở đi.

Chiến lược khẳng định, Lào có tiềm năng tốt để phát triển công nghiệp chế biến bởi có đất nông nghiệp mầu mỡ, rộng lớn, đủ nguồn cung sảnn phẩm thô cho công nghiệp chế biến, nằm giữa các thị trường đang nổi là ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn lao động có kỹ năng và kỹ thuật vẫn là thách thức, đòi hỏi Lào phải đầu tư nhiều tiền của cho giáo dục đào tạo./.

Các quan chức tỉnh Xay-nhạ-bu-ly đã đề ra chiến lược mới để sử lý việc giảm xuất khẩu ngô sang Thái Lan sau việc Thái Lan áp thuế nhập khẩu cao tới 73% từ 2 tháng trước.

Ngành Công Thương của tỉnh sẽ hợp tác với các nhà buôn Việt Nam và Trung Quốc cũng như phối hợp với các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc trong nước để thu xếp mua ngô vụ tới cho nông dân.

Hiện ngành Công Thương đang nỗ lực tìm cách tiêu thụ 200.000 tấn ngô tồn tồn đọng trong kho. Tuy nhiên các quan chức tỉnh này tin rằng, người trồng ngô tại tỉnh sẽ vẫn tiếp tục gặp phải trắc trở trong việc bán ngô sang thị trường Thái Lan trong những năm tới./.

Hơn 500.000 ha đất trên toàn quốc sẽ được xác định trồng cây công nghiệp. Kế hoạch này được đưa ra trong Chiến lược Quốc gia Rừng đến năm 2020.

Chính phủ Lào đã thông qua đầu tư trồng cây công nghiệp và nông sản hoa mầu thương mại bao gồm cả cao su, cọ, mía đường, cây keo... Lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp cũng như trồng cây công nghiệp là một phần quan trọng của Chiến lược 5 năm phát triển kinh tế xã hội của Lào giai đoạn 2011- 2015, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Nông lâm nghiệp là một trong 4 lĩnh vực ưu tiên đầu tư của Chính phủ Lào.

Ngành nông lâm Lào tìm kiếm các nhà đầu tư trong sản xuất thương mại:

Ngành nông lâm Lào đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dự án trồng lúa, các cây trồng thương mại và chăn nuôi để giúp người nông dân chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuâtý thương mại.

Thời gian qua, các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào các dự án trông cây công nghiệp như cao su, cây trầm và bạch đàn. Tính từ năm 2000 đến nay, lĩnh vực nông lâm đã thu hút được 1,5 tỷ USD đầu tư trong nước và nước ngoài, với 300 dự án triển khai dưới hình thức thoả thuận tô nhượng đất và hợp đồng trang trại. Các dự án đã được thông qua và đang được xem xét có tổng diện tích 430.000 ha. Trồng cây cao su thu hút được nhiều đầu tư nhất, với 143 dự án, triển khai trên diện tích hơn 200,000 ha, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài có 83 dự án trên diện tích 150.000 ha với tổng số vốn 577 triệu USD. Trồng cây bạch đàn có 30 dự án đang triển khai trên diện tích 140.000 ha với vốn đầu tư 725 triệu USD.

Tuy nhiên, số các dự án quy mô lớn trong nông nghiệp rất ít. Chỉ có 2 dự án trồng mía trên diện tích 20.000ha để sản xuất đường xuất khẩu.

Năm nay Bộ Nông Lâm có kế hoạch khuyến khích người nông dân sản xuất gạo, cà phê, ngô, sắn và đường để xuất khẩu sang các nước láng giềng trị giá 59 triệu USD, tăng 60% so với năm 2006. Khuyến khích tăng cường đầu tư vào các loại cây trồng thương mại, người nông dân Lào sẽ thích nghi với các kỹ thuật canh tác hiện đại, giảm được lao động chân tay nặng nhọc mà thu nhập lại tăng cao.

Hiện số lượng nông dân Lào sử dụng máy móc hiện đại còn rất thấp, chỉ khoảng 30%, mặc dù được cung cấp miễn phí các thiết bị nhập từ các nước láng giềng./.

Chăn nuôi cũng là một ngành kinh tế có thể phát triển mạnh, kết hợp kinh nghiệp của đồng bào địa phương và phương pháp kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi đại gia súc... Diện tích đồng cỏ để phát triển chăn nuôi còn rất lớn, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc dưới tán rừng.

Hợp tác kinh doanh tổng hợp nghề rừng bao gồm khai thác, chế biến, trồng mới là những lĩnh vực mà hiện nay các đối tác phía Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, có khả năng mở rộng hợp tác để khai thác một cách tốt nhất diện tích rừng hiện có của tỉnh bạn, bảo đảm các yêu cầu về tái sinh rừng và an toàn môi trường sinh thái. Hợp tác về bảo vệ môi trường: Rừng quốc gia, bảo vệ động vật quý hiếm.

CHƯƠNG VIII

KẾT LUẬN

a) Về môi trường: Rất thuận tiện cho việc nuôi trồng và chăn nuôi.

b) Về đất đai: Phù hợp cho việc trồng các lôại cây rừng và cây nông nghiêp. Ngoài ra đẩt đai hoang hóa ở đây vô cùng lớn, nên rất thuận lợi cho việc khai hoang trồng rừng.

c) Về chính sách kêu gọi đầu tư: Nhà nước Lào nói chung, tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng đã đề ra nhiều chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện ưu tiên thuận tiện cho nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư vào ngành Nông – Lâm.

d) Về hiệu quả kinh tế: Vốn đầu tư trước thuế: 10,672 tỷ đồng trong đó + Xây dựng: 2.161.000.000

+ Thiết bị : 1.023.445.500 + Trồng rừng: 5.803.373.914 + Nhân công : 684.000.000 + Vốn lưu động: 1.000.000.000

Sau 12 năm thu hoạch trừ các khoảng chi phí, hoàn vốn còn lại lãi ròng 8,7tỷ và 1.000 cây gió tạo trầm. Ngoài ra nếu trồng thêm cây xen canh dưới tán rừng đã kép tán ta còn chăn nuôi gia súc dưới tán rừng thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều.

Nói chung việc mở trang trại trồng rừng ở đây là vô cùng thuận lợi về mọi mặt, lại cho ta hiệu quả kinh tế cao…

Một phần của tài liệu dư án trồng rừng tai xiêng khoảng - lào (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w