Giới thiệu một số loài cây che phủ

Một phần của tài liệu dư án trồng rừng tai xiêng khoảng - lào (Trang 55 - 57)

1. Lạc dại - Arachis pintoi: Là một loài cây họ đậu lâu năm, trồng bằng hạt và bằng cành.

Tuy nhiên do khả năng sản xuất hạt kém nên biện pháp phân giống chủ yếu là trồng bằng cành. Vào đầu mùa mưa, cắt cành bánh tẻ, ít nhất có 3 đốt, sau đó đem trồng như gỡ dây lang. Nhớ vùi đất ít nhất 2 đốt và trừ một phần trên mặt đất. Nếu đất khô quá thì phải tưới

nước. Lượng giống trồng khoảng 1kg dây lạc trên 1 mét vuông. Lại dại chống chịu tôt với sâu bệnh, chịu đất xấu, chịu được bóng râm, vì vậy có thể trồng xen ngô, lúa, cây ăn quả và các vườn cây lây năm khác. Lạc dại ra hoa quanh năm nên có thể sử dụng làm cây cảnh trong các công viên, bãi cỏ quanh nhà, các bồn hoa trên phố.

2. Muống lá tròn kép - Brachiaria brizantha: Là loài cỏ họ lúa (một lá mầm), có bộ rễ ăn

sâu, chịu rét khoẻ, qua đông tốt. Nhân giống bằng hạt và bằng cành. Mật độ gieo 6 kg/ha. Nếu trồng cành thì nên cắt các các cành sát gốc hoặc các cành đã có rễ thì tỷ lệ sống sẽ cao hơn. Cỏ tín hiệu có thể trồng được trên nhiều loại đất. Do có bộ rễ khoẻ nên nó cải tạo đất rất tốt, chất lượng thức ăn cũng cao.

4. Cỏ lông humit - B, humidicola: Cũng như cỏ tín hiệu nhưng cỏ lông Humi có bỗ rễ khoẻ

hơn, cải tạo lý tính của đất tốt hơn. Cỏ lông Humi chịu rét rất tốt và là nguồn thức ăn trong mùa đông cho trâu bò.

5. Cỏ Surinam - B, decumbens: Cũng như hai loài cỏ trên, song cỏ Surinam có sinh khối lớn

hơn và co hạt nhiều hơn. Tuy nhiên trồng bằng cành vẫn là một phương pháp hữu hiệu.

6. Cỏ lông Ruzi - B, ruziziensis: Cho sinh khối lớn, mọc nhanh, sản xuất nhiều hạt. Đây là

một loài cỏ dễ được nông dân chấp nhận. Cỏ Ruzi chịu rét kém hơn các loài cỏ nêu trên, vòng đời cũng ngắn hơn và nếu cần tiêu diệt thì lượng lượng thuốc dùng cũng ít hơn (3 lít Glyphosate/ha). Còn các loài cỏ khác nêu trên thì cần 4 đến 5 lít Glyphosate/ha). Không nên cho nghé và bê dưới 1 năm tuổi ăn quá nhiều cỏ Ruzi. Tốt nhất là cho ăn kèm với các loại thức ăn khác.

7. Cỏ Ghinê - Panicum maximum: Cỏ mọc đứng thành khóm rõ ràng, sinh khối lớn, chịu

đựng được các điều kiện khó khăn, kết hạt tốt, có thể tách rãnh để trồng. Muốn cỏ non thì nên cắt định kỳ tuỳ theo đất đai, khí hậu. Do có bộ rễ khoẻ nên cải tạo lý tính của đất rất tốt. Có thể trồng thay cốt khí trên cáchàng đồng mức nều cần thức ăn gia súc. Trừ cỏ bằng cácnh phun 5 lít Glyphosate/ha.

8. Cỏ Paspalum: Paspalum atratum: Như cỏ Ghinê, song bộ rễ phát triển kém hơn. Tuy

nhiên trâu bò rất ưa loài cỏ này. Ngoài ra, có thể trồng quanh ao để làm thức ăn cho cá. Nên cắt định kỳ thì có cỏ mới non. Khả năng kết hạt tốt. Có thể tách rãnh để nhân.

9. Cỏ voi - Pennisetum purpureum: Có sinh khối rất lớn; cây mọc cao như mía; có thể trồng

làm hàng rào; quanh ao, trồng thay cốt khí trên đường đồng mức; nhân giống bằng đoạn cắt nhân rất thuận lợi; chịu rét tốt. Do vây mọc khỏe nên phải cắt thường xuyên để cây không che bóng các loại cây trồng khác.

10. Đậu kiếm - Canavalia ensifornis: Là một loài cây họ đậu thân đứng, sống 2 - 3 năm, chịu

hạn tốt, sinh khối lớn, nốt sần nhiều. Đây là loài cây cải tạo đất rất tốt; có thể trồng xen, đặc biệt là trồng vào nương, hun đất vào giữa các hàng lúa; có thể trồng xen sắn, ngô; hạt và quả non ăn được. Trồng bằng hạt, đậu kiếm ít bị sânu bệnh, dễ trồng.

11. Đậu mèo - Mucuna utilis: Là một cây họ đậu thân đứng, sống hàng năm, có thể được hai

năm tuỳ theo đất đai, khí hậu. Đậu mèo ra hoa vào tháng 8 đến tháng 11 tuỳ thời gian gieo và độ phì đất. Nếu trồng xen ngô thì luôn phải trồng sau ngô ít nhất 50 ngày. Đậu mèo là phương tiện rất tốt để diệt cỏ tranh và các loài cỏ dại khác. Nếu trồng trong các vườn cây ăn quả thì phải năng phát triển để cây không leo cao ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ăn quả. Hạt đậu mèo có thể làm thực phẩm cho người nhưng phải luộc kỹ, bỏ nước rồi mới chế biến. Tốt nhất là nghiền làm thức ăn gia súc. Có thể sử dụng các loài đậu leo khác như đậu nho nhe (Vigna umbellata), đậu ván (Lablab purpureus), đậu đũa (Vigna sesquipedalis), củ đậu (Pacharyzus erosus), đậu rồng (Prosocarpus tetragonolobus).

12. Đậu bướm - Centrosema spp. v.v... Tuy nhiên sự lựa chọn hoàn toàn linh hoạt và phụ

thuộc vào nhu cầu cũng như như điều kiện địa phương, hộ gia đình nông dân.

13. Đậu Stylo - Stylosanthes guianensis: Công dụng đã được nêu ở phần trên. Lưu ý: đậu

thì đậu stylo có thể mọc cao tới 1,5m, cho sinh khối lớn và diệt hết các loài cỏ dại khác. Đậu stylo là cây trồng xen rất tốt, cải tạo đất tốt và làm thức ăn gia súc rất tốt. Cùng chức năng như đậu stylo là cây rút dại (Aeschynomene hystris) . Cây này cũng có thể làm thức ăn cho cá, thức ăn cô cho lợn gà. Trồng bằng hạt. Trứoc khi gieo hạt loại đậu này, phải chà hạt bằng giấy ráp để làm xước vỏ hạt thì mới đạt độ này mầm cao.

14. Đậu công - Flemingia macrophylla: Là loài cây bụi họ đậu, chịu đựng rất tốt với điều

kiện đất chua, hạn, nghèo dinh dưỡng. Cây có sức tái sinh mạnh sau khi cắt, lá nhiều, sinh khối lớn. Tuy trâu bò không ăn tươi nhưng khi phơi khô và trộn với các loại thức ăn khác thì là nguồn thức ăn bổ sung tốt. Nên dùng thay cốt khí làm hàng đồng mức vì cây sống lâu hơn và cho sinh khối lớn hơn. Phải chà hạt trước khi gieo, làm cỏ trong thời gian đầu, tốt nhất là gieo vào bầu sau đó mới đem trồng. Cũng có tác dụng tương tự là Muồng lá nhọn -

Indigofera teysmanii, muồng cọc rào - Gliricidia sepium song hai loài sau có sinh khối lớn hơn, cây cao to hơn, nên cũng phải cắt tỉa nhiều hơn. Phương thức gieo như đậu công.

15. Cốt khí - Tephrosia candida: Là một loài cây họ đậu rất quen thuộc. Ưu điểm lớn nhất

của cốt khí là chịu thua, chịu hạn rất tốt, mọc nhanh ở giai đoạn đầu, không cần chăm sóc đặc biệt, hạt dễ nảy mầm không cần qua xử lý. Cốt khí là cây làm hàng đồng mức lý tưởng ở giai đoạn đầu khi mới kiến thiết ruộng nương. Tuy nhiên, về sau phải thay bằng những cây khác. Muốn để cốt khí tồn tại lâu thì phải cắt trong những ngày nắng, lúc đã ráo sương, vào buổi trưa. Có thể trồng hàng kép với dứa, như vậy dứa sẽ tốt hơn và cốt khí cũng tốt hơn. Khi mới gieo chè thì cốt khí có thể là cây che bóng tốt nhất.

16. Súc sắc - Crotalalia spp, Muồng ngủ - Cassia tora: Là những cây họ đậu mọc dại rất

nhiều ở Việt Nam, chịu hạn và đất xấu rất tốt, dễ trồng, có thể trồng xen ngô, trên các bãi trồng, ven đường, ven bờ ruộng để làm phân xanh. Hạt muồng ngủ là một loại thuốc có thể bán được với giá cao.

17. Đậu triều - Cajanus cajan: Cũng là một loài cây họ đậu có ích, hạt ăn được, song không

chịu được đất quá xấu. Hơn nữa, cần quan tâm phòng trừ sâu đục quả.

18. Cao lương - Sorgum bicogor, Kê - Setaria italia, Ý dĩ - Coix lachryma: Là những loài

cây họ lúa, có bộ rễ ăn sâu, chịu hạn hán và đất xấu, có thể tạo sinh khối lớn. Đây là những loài cây bơm dinh dưỡng sẵn có ở nhiều địa phương.

19. Cúc quỳ (hướng dương dại) - Tithonia diversifonia: Là một loài cây họ cúc, mọc dại ở

nhiều nơi, có thể trống làm hàng rào, trồng trên các bãi trống để làm phân xanh rất tốt vì cây chứa hàm lượng lân và kali cao. Ngoài ra còn có nhiều loài cây địa phương khác cần được nghiên cứu và sử dụng.

20. cỏ Lào - Choromolaena odorata: Là loài cậy dại rất sẵn có ở các địa phương. Cây mọc

dại trên các ruộng bỏ hoang, có khả năng giữ và cải tạo đất rất tốt. Đặc biệt cây chứa hàm lượng kali rất cao nên là một loại phân xanh rất thích hợp cho miền núi.

Một phần của tài liệu dư án trồng rừng tai xiêng khoảng - lào (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w