VII) TRỒNG NGÔ THUẦN
b/ Cách trồng:
Cây ngô lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu... Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, lớp đất mặt sâu và có độ ẩm thích hợp. Không nên trồng ngô lai trên vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng bị ngập úng.
Trồng ngô thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, đủ ẩm nhưng không bị úng. Do đó khi trồng ngô phải làm đất tơi xốp, sâu, thoáng, giữ ẩm tốt, bừa kỹ sạch cỏ dại.
Do hệ thống rễ của ngô lai mọc nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân non nên đất cần được cày sâu từ 15-20 cm, bừa xới lại cho cục đất có kích cỡ 4-5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng ngô nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp.
Nếu trồng ngô trong vụ mùa mưa cần phải xẻ rãnh thoát nước hoặc lên luống cao để chống úng.
*Chú ý: nên làm bầu để trồng dặm vào những chỗ bị hư sau này. 1. Mật độ khoảng cách :
Mỗi vùng, mỗi giống cần áp dụng khoảng cách gieo hợp lý, để tận dụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiếu sáng, cũng như cường độ chiếu sáng nhằm đạt năng suất cao nhất. Đối với đất tốt hoặc cường độ chiếu sáng yếu thì cần trồng ngô với mật độ thưa. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô.
+ Đối với giống ngắn ngày: Mật độ 6-8 vạn cây/ha. Khoảng cách: 60cm x 25cm x 1cây.
+ Đối với giống trung bình: Mật độ 5-7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 80cm x 40-50cm x 2cây.
+ Đối với giống dài ngày: Mật độ 4-5 vạn cây/ha.
Khoảng cách: 70-80cm x 25cm x 1 cây hoặc 70cm x 40-50cm x 2 cây. 2. Bón phân cho ngô
Muốn cho ngô dạt năng suất cao phải bón đủ lượng phân bón và khi bón phân phải dựa vào mùa vụ, khả năng phát triển của rễ, thân, nhu cầu sinh lý về phân bón, đồng thời dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Lượng phân bón:
+ Phân chuồng: 10-15 tấn/ha. + Đạm Ure: 300-400 kg/ha. + Supe lân: 300-450 kg/ha. + Kali: 120-150 kg/ha.
Đối với đất bãi ven sông được bồi hàng năm, đất phát triển trên đá bazan thì không cần bón phân chuồng.
* Cách bón:
- Đối với điều kiện ít phân với giống ngô dài ngày
+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
+ Bón thúc: bón làm 2 đợt:
Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali - Đối với điều kiện nhiều phân và giống ngô dài ngày
+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:
Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm
Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali
3. Chăm sóc
- Dặm hạt khi điều kiện thời tiết thuận lợi. - Dặm bầu khi tranh thủ thời vụ lúc ngô 3-4 lá.
- Tỉa định cây lúc cây ngô 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá. Nếu tỉa định kỳ muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
- Xới sáo để đất tơi xốp và giữ ẩm, xới phá ván sau mưa vào kỳ cây con - Vun gốc vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.
- Vun cao gốc kết hợp làm cở lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2. - Tưới nước: đựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:
Lần 1: khi cây 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc
Lần 2: trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn. Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.
Đồng thời khi tưới nước cần dựa vào thời tiết, ẩm độ đất, đặc điểm giống.
Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể tiến hành bấm bỏ 10-15% cờ trên cây sấu, hoặc bẻ cờ sau khi thụ tinh xong để tập trung đinh dưỡng về bắp hoặc thụ phấn bổ khuyết.
Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu bắp và cuối bắp. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt, nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là ngô đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Nên chặt ngọn phơi bắp ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể.
Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây ngô sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.
Vì khi áp dụng mô hình này thì mỗi năm nông dân sẽ trồng được 3 vụ và số lãi đem về sẽ đạt 80 triệu đồng/ha/năm.
Trọng lượng hạt đạt 150g/bắp. Các loại ngô truyền thống có trọng lượng hạt chỉ đạt 120g/bắp. Tính về năng suất, các nhóm nông dân đã đưa ra kết quả: Giống ngô NK 6654 mật độ trồng dày (7 cây/m2) cho thu hoạch 9,8 tấn hạt khô/ha; ngô NK 6654 mật độ bình thường (5 cây/m2) cho thu hoạch 8,7 tấn/ha. Còn các giống ngô truyền thống mật độ 6 cây/m2 nhưng trọng lượng hạt/bắp đạt thấp nên chỉ thu hoạch được 7,2 tấn/ha.
Như vậy trồng ngô NK 6654 với mật độ gieo dày đã cho năng suất cao hơn 1,1 tấn/ha so với mật độ gieo bình thường và cao hơn 2,6 tấn/ha so với các giống ngô truyền thống.
Giống ngô lai chỉ sử dụng 1 lần, nếu để giống trồng lại thì năng suất giảm. Hãy mua giống cho mỗi vụ sản xuất.
* Tiêu chuẩn thu mua: - Độ ẩm 15% .
- Tạp chất 1%.
- Hạt nứt bể 4-6%, không bị sâu mọt, ẩm mốc.
c/ Kinh phí :
* Mức đầu tư cho 01 ha bắp
Khoản mục đầu tư ĐVT Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền % hỗ trợ NN hỗ trợ Đầu tư + Giống Kg 15 60.000 900.000 900.000 + Phân Ure Kg 350 7.000 2.450.000 2.450.000 + Phân lân Kg 500 3.000 1.500.000 1.500.000 + Phân KaliClorua Kg 180 12.500 2.250.000 2.250.000 + Thuốc BVTV Đồng 300.000 300.000 + Thuốc trừ cỏ Đồng 700.000 700.000 Tổng cộng 8.100.000 8.100.000 + Công trồng, chăn sóc.. Công 24 100.000 2.400.000 2.400.000 Tổng kinh phí 10.500.000 x 1 ha = 10.500.000
Giá bán Ngô NK6654 trên thị trường hiện tại là 3.800đ/kg.
• 9,8tấn hạt/ha x 3.800đ/kg = 37.240.000 đồng/ha .
• Chi phí bỏ ra trên 1 ha là 10.500.000đ/ha
• Lãi suất trên 1ha là: 37.240.000 – 10.500.000 = 26.740.000 đ/ha.
- Chi phí vận chuỳen từ Lào về Việt Nam: 20% lãi suất.
* 26.740.000 x 20% = 5.348.000 đồng
* Lãi xuất còn lại: 26.740.000 – 5.348.000 = 21.392.000 đồng/ha
- Theo khuyến cáo về giống Ngô NK6654 thì 1 năm ta trồng được 3 vụ. vậy trung bình lãi xuất 1 năm trên 1 ha là: 21.392.000 x 3 = 64.176.000đồng/ha/năm. bình lãi xuất 1 năm trên 1 ha là: 21.392.000 x 3 = 64.176.000đồng/ha/năm.
Cụ thể với năng suất 9,8 tấn, tính theo giá bán hiện tại 3.800đ/kg thì được 37,24 triệu đồng, trừ chi phí mua giống và phân hết 10,5 triệu đồng, lãi 26,74 triệu đồng. Gặp thời vụ thuận lợi về thời tiết thì năng suất giống ngô này sẽ đạt tới 12 tấn/ha. Ta sẽ có lãi suất trên 1ha là: 12tấn x 3.800đ/ha = 45.600.000 đ/ha – 10.500.000 = 35.100.000 đ/ha.
Kinh nghiệm bảo quản ngô
Sau khi thu hoạch, ngô cần được bảo quản đúng kỹ thuật, nếu không, công sức lao động của bà con trong suốt cả vụ sẽ bị bỏ phí. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm của nước ta, thì nên kết hợp bảo quản khô-kín là tốt nhất.