1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa

63 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 129,96 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 Phần I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển kinh tế đất nước, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thịt đặc biệt thịt lợn ngày càng lớn đã buộc ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phải thay đổi cả về tư duy và phương thức sản xuất. Thực tế, trong những năm gần đây chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã và đang phát triển cả về qui mô và tính chuyên hóa. Từ sản xuất nông hộ, phân tán, nhỏ lẻ và tận dụng, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở chăn nuôi sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung và qui mô lớn. Trong đó, phải kể đến hiệu quả của việc thay thế các loại thức ăn chăn nuôi truyền thống bằng các loại thức ăn công nghiệp. Theo tổng cục thống kê, 6 tháng đầu năm 2012 tổng đàn lợn là 26,7 triệu con tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011. Đàn lợn nái khoảng 4,15 triệu con tăng 8.7% so với cùng kỳ, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1936,2 ngàn tấn tăng 4,8%. Định hướng phát triển dài hạn đến năm 2020 chăn nuôi cơ bản chuyển sang phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2015 đạt 38% và đến năm 2020 đạt 42%. Chăn nuôi lợn tăng bình quân 2% và đến năm 2020 đạt 35 triệu con trong đó đàn lợn ngoại trang trại chiếm 37%. Sáu tháng đầu năm 2013, mặc dù có những khó khăn về dịch bệnh và thịt trường tiêu thụ những đàn lợn vần duy trì 26,5 triệu con (Bộ NN&PTNT, 2013). Sự phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian qua ngoài tác động do nhu cầu thị trường, định hướng và chính sách hỗ trợ của Chính phủ khuyến khích người chăn nuôi đầu tư sản xuất phát triển từ nông hộ, nhỏ lẻ sang tập trung chăn nuôi hàng hóa còn có sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi. Từ cung cấp vật tư, thức ăn, con giống và các dịch vụ chăn nuôi nhiều doanh nghiệp đã từng bước hình thành chuỗi sản xuất thông qua mạng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 1 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 lưới dịch vụ cơ sở. Thực tế nghiên cứu và sản xuất đã cho thấy chất lượng thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả chăn nuôi và chất lượng của sản phẩm chăn nuôi đó. So sánh với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thì thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều từ việc thức ăn được ép viên rất tiện lợi cho vật nuôi ăn trực tiếp nên tiết kiệm được thời gian chế biến thức ăn, giảm được lao động cho người chăn nuôi. Bởi vậy, thị trường thức ăn chăn nuôi ở nước ta trong thời gian gần đây ngày càng phát triển, thu hút được nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tham gia. Bên cạnh đó, các công ty có sự cạnh tranh là động lực thúc đẩy công ty tích cực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt đó thì còn nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng, cần phải có sự quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi. Huyện Yên Định của tỉnh Thanh Hóa là huyện có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học – kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, là huyện trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Chăn nuôi lợn ở Yên Định là một nghề truyền thống đã có từ rất lâu, chiếm 68% tổng sản lượng ngành chăn nuôi của cả tỉnh. Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp với quy mô lớn đang ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng các dịch vụ, sử dụng và kinh doanh thức ăn công nghiệp. Mặc dù chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng như huyện Yên Định mong muốn phát triển qui hoạch phát triển vùng chăn nuôi trọng điểm, bền vững, tạo thương hiệu sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng nhưng việc kiểm soát đầu vào đang gặp khó khăn. Đặc biệt, cho đến nay vẫn chưa có dẫn liệu một cách khoa học và hệ thống về tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Định. Các Công ty sản xuất thức ăn đã cung cấp cho con Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 vật những loại thức ăn tốt nhất chưa? Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thức ăn công nghiệp như thế nào, loại thức ăn, khẩu phần ăn đã hợp lý chưa? Đứng trước yêu cầu về việc lập qui hoạch phát triển vùng trọng điểm về chăn nuôi hàng hóa, cạnh tranh của huyện, việc đánh giá về tình hình thực tế về thị trường và chất lượng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết. Chúng tôi đã thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. MỤC ĐÍCH Đánh giá được thực trạng sử dụng, tình hình kinh doanh, công tác thanh kiểm tra và chất lượng thức ăn chăn nuôi lợn được bán tại huyện Yên Định. Qua đó phân tích những thuận lợi khó khăn trong quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và kinh tế trong việc sử dụng thức ăn chăn nuôi, nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ngày càng phát triển theo hướng hàng hóa, cạnh tranh, an toàn và bền vững. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 3 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRONG CHĂN NUÔI LỢN 2.1.1. Khái niệm về thức ăn chăn nuôi và thức ăn công nghiệp Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, thức ăn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vì thức ăn chiếm từ 55 – 70% giá thành trong chăn nuôi lợn (Wiliam và cs, 1996). Pond và Cs (1995) đã đưa ra khái niệm về chất dinh dưỡng như sau: Chất dinh dưỡng là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học mà có thể giữ được sự sinh trưởng, sinh sản, cho sữa một cách bình thường hoặc duy trì sự sống nói chung. Theo đó, thức ăn được định nghĩa là một vật liệu có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng. Wohlbien (1997) định nghĩa rằng: Tất cả những gì mà gia súc ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất thì gọi là thức ăn gia súc. Một định nghĩa khác cũng được sự đồng thuận của nhiều người đó là: Thức ăn là những sản phẩm của thực vật, động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm. Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật và hóa học mà có chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể hấp thu được, không gây ra những tác động có hại đến sức khỏe vật nuôi, cũng như chất lượng sản phẩm của chúng. Các chất dinh dưỡng có chứa trong những nguyên liệu này sẽ được vật nuôi sử dụng cho nhu cầu duy trì, xây dựng các mô, cơ quan và điều hòa trao đổi chất. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 4 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 Những nguyên liệu có chứa các chất độc, các chất có hại cũng có thể được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi sau khi đã khử hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các yếu tố gây độc, gây hại cho sức khỏe vật nuôi, cho thế hệ sau và cho chất lượng sản phẩm của chúng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hóa chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản (Nghị định của Chính phủ số 15-CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 về việc quản lý thức ăn chăn nuôi). Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản. Bao gồm: Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi (QCVN 01-104: 2012/BNNPTNT). Thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TĂCN) là thức ăn chăn nuôi được chế biến và sản xuất bằng các phương pháp công nghiệp. Định ngữ “công nghiệp” ám chỉ phương pháp sản xuất công nghiệp có liên quan đến máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất quy mô công nghiệp. Thức ăn công nghiệp chủ yếu là thức ăn hỗn hợp, là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau mà tạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật, hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật. Thức ăn hỗn hợp gồm có 2 loại chính đó là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp đậm đặc, ngoài ra còn có thức ăn hỗn hợp bổ sung (Lê Hồng Mận, 2003). Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu thức ăn, được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì khả năng sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kì loại thức ăn nào khác Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 5 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 ngoài nước uống (QCVN 01-104: 2012/BNNPTNT). Loại thức ăn này có 2 dạng là dạng bột và dạng viên. Tác giả Vũ Duy Giảng và Cs (1997) cho biết hiện nay thức ăn viên chiếm 60-70% tổng lượng thức ăn hỗn hợp. Thức ăn viên cũng là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nhưng được sản xuất ở dạng viên (không ở dạng bột thông thường). Thức ăn viên được sử dụng gần nửa thế kỷ và bắt đầu từ những người nuôi gà ở Anh. Trên thị trường Việt Nam thì thức ăn viên xuất hiện chưa lâu, người chăn nuôi Việt Nam cũng mới làm quen với nó. Trước kia, thức ăn viên được sản xuất dưới 2 dạng: dạng viên và dạng mảnh. Ngày nay, với thiết bị và công nghệ chế biến mới, sản xuất thức ăn viên lấn át sản xuất thức ăn mảnh (thức ăn mảnh hầu như bị lãng quên). 2.1.2. Vai trò của thức ăn công nghiệp Trải qua hàng nghìn năm phát triển, ngành chăn nuôi vẫn có một vai trò quan trọng, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện cụ thể là: Ngành chăn nuôi đã đem đến nguồn thực phẩm (như: Thịt, sữa, trứng…) để phục vụ con người và phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, khoa học ngày càng phát triển nên đã đóng góp rất nhiều cho các ngành kinh tế về chất lượng, số lượng sản phẩm. Có thể nói rằng, ngành công nghiệp TĂCN đã tạo bước ngoặt lớn để góp phần mạnh mẽ trong công cuộc nâng cao hiệu quả năng suất cho ngành chăn nuôi. Vai trò của nó đã được thể hiện ở các điểm sau: - TĂCN là đầu vào của quá trình đầu tư, là cơ sở để thúc đẩy phát triển tăng trưởng của vật nuôi, là yếu tố quan trọng để lựa chọn phương thức chăn nuôi của hộ chăn nuôi (có thể là chăn nuôi trang trại hay chăn nuôi nông hộ). - Góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi: Được thể hiện cụ thể là, từ khi TĂCN ra đời thì hình thức chăn nuôi truyền thống với số lượng ít, nhỏ lẻ (tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có, phế phẩm của ngành chế biến, sinh hoạt…để chăn nuôi) đã giảm xuống rất nhiều. Thay vào đó là hình thành ngày càng nhiều Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 6 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 hơn các trang trại, các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, đảm bảo được đúng quy trình kỹ thuật để có được hiệu quả cao nhất cho người chăn nuôi. - Tạo ra năng suất cao trong chăn nuôi: Theo truyền thống thì phương thức chăn nuôi thủ công đó là sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, phế phẩm sinh hoạt… cho nên có thể thấy được nguồn thức ăn đó không đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi phát triển ổn định. Ngày nay, TĂCN đã khắc phục tốt các yếu điểm của phương thức chăn nuôi truyền thống và nó đã tạo nên bước chuyển biến đột phá cho sự phát triển nhanh và mạnh cho ngành chăn nuôi. Đó là dựa trên những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi nên đã tạo ra sức tăng trưởng vượt trội cho vật nuôi, thể hiện ở mức năng suất của phương thức chăn nuôi công nghiệp so với phương thức chăn nuôi truyền thống. - Ngoài việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng của vật nuôi mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng hiệu quả cho ngành chăn nuôi, cụ thể là: Giảm công lao động chăn nuôi trên một khối lượng sản phẩm chăn nuôi nhất định. Vì theo phương thức chăn nuôi truyền thống thì nguồn thức ăn của vật nuôi phải được nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiều nên mất nhiều thời gian cho việc phục vụ chăn nuôi. Thay vào đó, ngày nay khi sử dụng TĂCN thì các công đoạn đó đã được loại bỏ, cho nên lượng lao động được sử dụng ít hơn. Như vậy, năng suất lao động đã tăng lên cả về số lượng sản phẩm tạo ra và hiệu quả của việc sử dụng lao động. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhờ có TĂCN mà lượng lao động được sử dụng trong ngành chăn nuôi đã giảm đi rất nhiều, từ đây đã tạo ra một nguồn lực lớn cho các ngành khác. Như đã biết, ngành nông nghiệp nói chung có tính đặc thù là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, nó chiếm một diện tích rộng cho nên khả năng gặp rủi ro là rất lớn và đây chính là nguyên nhân dẫn đến lao động chỉ mang tính thời vụ và không đảm bảo ổn định. Cho nên việc phát triển chăn nuôi có vai trò rất lớn để đảm bảo ổn định lao động tránh được Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 7 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 thời gian nông nhàn của người lao động, đảm bảo ổn định và nâng cao mức thu nhập cho người lao động. - Giảm sức nặng cung cầu: Trước đây, khi còn trong giai đoạn chăn nuôi nhỏ lẻ thì hàng hoá là các sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cung không đủ cầu nên giá cả trong sử dụng là không phù hợp. Ngày nay, khi chăn nuôi đã và đang trên đà phát triển thì sản phẩm chăn nuôi có nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn trên thị trường giúp cho người tiêu dùng sử dụng thoải mái, luôn có nhiều sự lựa chọn. Nhưng cơ bản nhất, là nó thúc đẩy phát triển chăn nuôi mạnh để tạo ra năng suất của sản phẩm, nhằm mục đích làm giảm sức nặng cung cầu cho thị trường. Trên thế giới, có rất nhiều thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả của thức ăn viên, và kết luận chung là: + Công nghiệp nuôi bằng thức ăn viên, so với nuôi bằng thức ăn bột, khối lượng xuất chuồng lúc 49 ngày tuổi cao hơn 4-7%. Lợn thịt được nuôi bằng thức ăn viên, so với thức ăn dạng bột, cho tăng trọng cao hơn 3-6%. Nhiều cách giải thích: Có ý kiến cho rằng công nghệ chế biến làm thay đổi tính chất hóa học của thức ăn; ý kiến khác, cho rằng thức ăn viên ngon miệng hơn. Vì có nhiều cách giải thích chưa thỏa đáng nên các nhà nghiên cứu phân tích tiếp tục “truy tìm nguyên nhân”, bằng cách phân tích tập tục ăn hàng ngày của vật nuôi. Quan sát thấy, trong 1 ngày với gà ăn cùng một lượng thức ăn ở dạng viên cũng như ở dạng bột nhưng thời gian ăn hết lượng thức ăn dạng bột lâu hơn thức ăn dạng viên. Một con gà 20-28 ngày tuổi một ngày ăn thức ăn dạng bột được 38 gam, ăn thức ăn dạng viên được 37 gam; thế nhưng, thời gian để ăn lượng thức ăn dạng bột đó tiêu tốn 103 phút, trong lúc đó, ăn thức ăn viên chỉ 37 phút. Nhật Bản cũng nghiên cứu tập tục ăn của lợn, nhận thấy trong 24 giờ, 80-90% thời gian trong ngày là lợn nằm yên, thời gian ăn chiếm 5-20%; ăn thức ăn dạng bột, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 8 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 hết 252 phút, ăn dạng viên chỉ mất 128 phút. Từ những nghiên cứu, dẫn đến kết luận là cho ăn thức ăn dạng viên thì con vật tiết kiệm được năng lượng vận động, thu nhặt và tiêu hóa thức ăn (năng lượng tiết kiệm này sẽ chuyển hóa thành năng lượng sản phẩm thể hiện dưới dạng cho tăng trọng cao hơn). Vì lý do này, năng lượng thuần của thức ăn dạng viên cao hơn năng lượng thuần của thức ăn dạng bột. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có giá trị dinh dưỡng phù hợp với tuổi gia súc, phù hợp với hướng sản xuất của gia súc, gia cầm thỏa mãn các yêu cầu về quản lý và kinh tế chăn nuôi góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp (Lê Đức Ngoan và Cs, 2004). Chăn nuôi bằng TĂCN sản xuất theo công thức được tính toán có căn cứ khoa học là đưa các thành tựu phát minh về dinh dưỡng động vật vào thực tiễn sản xuất một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003). TĂCN giúp cho con giống có đặc điểm di truyền tốt thể hiện được tính ưu việt về phẩm chất giống mới. Sử dụng TĂCN tận dụng hết hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi (Lê Đức Ngoan và Cs, 2004). + Nuôi gia súc bằng thức ăn viên giảm lãng phí thức ăn do ít bị rơi vãi, giảm được thức ăn rơi vãi từ 10-15% so với dạng bột. Cho gà ăn thức ăn dạng bột, gà có tập tính chọn ăn những mảnh to và do các thành phần đều được nghiền mịn, gà không chọn ăn được nên có thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Ngược lại, trong thức ăn viên, các thành phần dinh dưỡng không rời nhau, nên gia súc ăn thức ăn viên thì đảm bảo được đủ dinh dưỡng. + Thức ăn viên ít bụi nên gia súc thích ăn, thức ăn viên an toàn về vệ sinh và dinh dưỡng nhờ nhiệt độ cao trong quá trình tạo viên tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh, nhất là Salmonella, còn khử được một số “chất kháng dinh dưỡng”. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 9 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 + Thức ăn viên yêu cầu về thùng chứa nhỏ hơn, gọn hơn so với thức ăn dạng bột, vì thức ăn nén chặt (cùng một khối lượng nhưng thể tích thức ăn viên nhỏ hơn). + Sử dụng thức ăn viên rất thuận tiện cho quá trình cơ giới hóa và tự động hóa với khâu vận chuyển và phân phối thức ăn, vì thức ăn viên dễ trôi chảy hơn hẳn thức ăn dạng bột. Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng có một số nhược điểm mà ta cần lưu ý đó là: + Trong quá trình ép viên, do xử lý thức ăn bằng hơi nóng cũng do ma sát lúc vận chuyển qua lỗ thoát của bàn ép, do nhiệt độ lên cao đã làm giảm hoạt lực của vitamin, nhất là các vitamin hòa tan trong dầu và vitamin B 2 . + Tiêu tốn năng lượng ở công đoạn ép viên gấp đôi, so với công đoạn nghiền trộn thức ăn hỗn hợp dạng bột, vì vậy giá thức ăn viên bao giờ cũng đắt hơn thức ăn dạng bột. 2.1.3. Đặc điểm của thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn * Các nguyên liệu sử dụng cho chế biến thức ăn công nghiệp phải có giá trị dinh dưỡng cao. Để xây dựng công thức TĂCN cho lợn thì ngoài việc cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng còn phải biết thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn mà ta dùng để sản xuất TĂCN. Thức ăn giàu năng lượng cho lợn bao gồm các nguyên liệu chính như ngô, sắn, cám, tấm…. còn thức ăn giàu protein bao gồm khô dầu đỗ tương, bột cá, bột thịt xương…. Mỗi loại nguyên liệu thức ăn có giá trị dinh dưỡng rất khác nhau, thậm chí ngay trong một loại thức ăn cũng có sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn như ngô hạt là loại nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến trong chăn nuôi, nhưng chúng cũng có thể có sự khác biệt đáng kể vì có rất nhiều giống ngô, chúng lại được trồng ở các vùng khác nhau, phương thức chế biến và bảo quản cũng rất khác nhau. Do đó, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 10 [...]... TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Người chăn nuôi, các cơ sở kinh doanh và thức ăn công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Địa điểm lấy mẫu: Các cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Địa điểmnghiên cứu: Huyện Yên định, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm – Thủy sản tỉnh Thanh Hóa, Phòng... phương thức chăn nuôi tiên tiến (chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi bán công nghiệp) phát triển kéo theo nhu cầu về thức ăn công nghiệp ngày càng cao Thực tế, từ chăn nuôi nông hộ mang tính tận dụng, các hộ chăn nuôi chỉ sử dụng, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có đến nay đại đa số các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp theo hai phương thức, hoặc hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho ăn theo... THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH 4.2.1 Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định Ngành chăn nuôi đã được Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện xác định là một trong những ngành mũi nhọn, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương Chủ trương của huyện là phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thành chăn nuôi canh tranh, hàng hóa và bền... ở các cơ sở chăn nuôi khác về để nuôi vỗ béo 4.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH 4.3.1 Tình hình sử dụng thức ăn hỗn hợp Yên Định là huyện có vị trí và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng nên nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi lợn của huyện Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, do áp dụng các tiến... 3.2.3 Tình hình sử dụng, kinh doanh và hệ thống quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định - Tình hình sử dụng thức ăn hỗn hợp - Hệ thống phân phối và kinh doanh thức ăn chăn nuôi - Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý về chất lượng TĂCN Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 22 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 3.2.4 Đánh giá chất lượng dinh dưỡng... lượng dinh dưỡng một số loại thức ăn công nghiệp dùng trong chăn nuôi lợn được bán trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 3.2.5 Định lượng kháng sinh, vi sinh vật, nấm mốc và kim loại nặng trong thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn được bán trên địa bàn huyện Yên Định - Phân tích hàm lượng kháng sinh - Phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật và độc tố nấm mốc - Phân tích hàm lượng kim loại nặng 3.3 PHƯƠNG... Nông nghiệp huyện Yên Định (2013) - Đối với chăn nuôi lợn do ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh đặc biệt là dịch tai xanh xảy ra vào đầu năm 2008, khó khăn thị trường, cùng với sự tăng giá thức ăn chăn nuôi đã tác động làm cho tổng đàn lợn giảm mạnh.Những hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại và chăn nuôi lợn nái ngoại do thực hiện tốt công tác phòng bệnh nên số lượng lợn nái ngoại có xu hướng tăng, trong. .. mô chăn nuôi khác nhau Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 35 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng – CNTYA K54 Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, phân tán theo hướng tận dụng và tự cung tự cấp nay đã hình thành nhiều hình thức chăn nuôi khác nhau theo hướng chuyên canh, hang hóa Qua quá trình điều tra thấy, trên địa bàn huyện có 3 hình thức chăn nuôi lợn: chỉ nuôi lợn nái (hình thức. .. khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2013 đến tháng 7/2013 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Định - Điều kiện tự nhiên - Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.2.2 Thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Định - Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định - Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Yên Định... sinh học cho phép đánh giá chất lượng thức ăn một cách chính xác và tổng quát nhất Chất lượng của thức ăn được phản ánh đầy đủ thông qua sức sản xuất của vật nuôi Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cần thời gian dài, đầu tư công sức và vật chất khá lớn Do đó, thường chỉ áp dụng để đánh giá chất lượng của một loại thức ăn 2.4 CÁC CÔNG ĐOẠN THANH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI Theo Jones . hiện đề tài Bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa . 1.2. MỤC ĐÍCH Đánh giá được thực trạng sử dụng, tình hình. chăn nuôi và thức ăn công nghiệp Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, thức ăn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vì thức ăn chiếm từ 55 – 70% giá thành trong chăn. và sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Định. Các Công ty sản xuất thức ăn đã cung cấp cho con Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS 2 Khóa

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Chính Phủ (2010), Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2010
5. Dương Thanh Liêm (2003), “Ảnh hưởng của thời gian và cách bảo quản đến chất lượng một số nguyên liệu thức ăn cơ bản của gia súc, gia cầm”, Tập san Thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hà Nội, tr.14-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của thời gian và cách bảo quản đến chất lượng một số nguyên liệu thức ăn cơ bản của gia súc, gia cầm”
Tác giả: Dương Thanh Liêm
Năm: 2003
34. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829: 2005 (ISO 6579: 2002). Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Phương pháp phát hiện salmonella trên đĩa thạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: salmonella
38. Trịnh Khắc Vịnh (2010), Đánh giá thực trạng chất lượng một số loại thức ăn chăn nuôi và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ổn định chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩNông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đánh giá thực trạng chất lượng một số loại thức ăn chăn nuôi và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo ổn định chất lượng thức ăn chănnuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Trịnh Khắc Vịnh
Năm: 2010
41. Wiliam G. L và cs (1996), “Các khẩu phần ăn của lợn”, Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội, tr.203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khẩu phần ăn của lợn”, "Cẩm nang chănnuôi lợn công nghiệp
Tác giả: Wiliam G. L và cs
Nhà XB: Nhà xuất bản Bản đồ
Năm: 1996
42. Cockerell I, Francis B, Halliday D (1971), “Changes in nutritive value of concentrate feed stuffs during storage”. Proceedings: Development of fees resources and improvement of animal feeding methods, Tropical products Institute, London, pp:181-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Changes in nutritive value ofconcentrate feed stuffs during storage
Tác giả: Cockerell I, Francis B, Halliday D
Năm: 1971
43. Dawson R.J (1991), “Global view of the mycotoxin problem”, Proceedings:Fungi and mycotoxins stored products, pp: 22-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global view of the mycotoxin problem
Tác giả: Dawson R.J
Năm: 1991
44. Edwards A (2002), “Ingredient quality and performance”, Proceedings:Southeast Asian feed technology and nutrition workshop, 10 th Annual ASA, Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ingredient quality and performance
Tác giả: Edwards A
Năm: 2002
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện chăn nuôi, Về thức ăn chăn nuôi sản xuất ở dạng viên, Chăn nuôi tháng 7/2000.http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=3111 Link
3. Bùi Quang Tuấn, Bài giảng Thức ăn chăn nuôi. http://www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=com_content&task=view&id=1536&Itemid=282) Link
12. Phát triển bền vững ngành chăn nuôi: Cần đa dạng hóa kinh tế trang trại, http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhtethitruong/2011/12/31934.html Link
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(2013), Báo cáo tổng kếtvề tình hình chăn nuôi năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Khác
6. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2003), Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
7. Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thị Thanh Hằng (2004), Giáo trình thức ăn gia súc, Trường đại học Nông Lâm Huế Khác
8. Nghị định của chính phủ số 15-CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 về việc quản lý thức ăn chăn nuôi Khác
9. Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, Hà Nội Khác
10. Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi và ngưỡng tối thiểu công bố trên bao bì Khác
11. Phạm Thị Thu Hà (2011), Đánh giá tình hình sử dụng và chất lượng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
13. Phòng Nông nghiệp huyện Yên Định (2013). Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2012 Khác
14. Phòng Nông nghiệp huyện Yên Định (2012), báo cáo tổng kết tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định giai đoạn 2007-2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w