- Điều kiện tự nhiên
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.3.1. Tình hình sử dụng thức ăn hỗn hợp
Yên Định là huyện có vị trí và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng nên nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi lợn của huyện. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đã và đang thúc đẩy các phương thức chăn nuôi tiên tiến (chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi bán công nghiệp) phát triển kéo theo nhu cầu về thức ăn công nghiệp ngày càng cao.
Thực tế, từ chăn nuôi nông hộ mang tính tận dụng, các hộ chăn nuôi chỉ sử dụng, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có đến nay đại đa số các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp theo hai phương thức, hoặc hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho ăn theo khẩu phần, hoặc sử dụng thức ăn đậm đặc pha trộn với nguyên liệu sẵn có của địa phương. Hiện nay, rất ít hộ chăn nuôi lợn chỉ tận dụng sử dụng thức ăn sẵn có.
Thực tế điều tra, khảo sát chúng tôi thấy tỷ lệ sử dụng thức ăn đậm đặc phụ thuộc vào thị trường thức ăn chăn nuôi. Các hộ cho biết khi giá cả các nguyên
liệu rẻ, hoặc họ tận dụng các sản phẩm trong hoạt động nông nghiệp của gia đình như thóc, gạo, ngô thì họ thường sử dụng thức ăn đậm đặc trộn với thức ăn hỗn hợp, cám gạo, ngô theo tỷ lệ lần lượt là 1:1:6:12. Ngoài ra một số hộ còn bổ sung thêm men, vitamin, muối, kháng sinh vào trong thức ăn. Khi giá nguyên liệu thức ăn tại địa phương cao, chi phí giữa thức ăn hỗn hợp và thức ăn phối trộn không có sự chênh lệch nhiều thì các hộ chăn nuôi sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng thức ăn hỗn hợp bởi. Vì phần lớn những người được điều tra điều tra biết thức ăn hỗn hợp thường tốt hơn về mặt dinh dưỡng so với việc sử dụng thức ăn đậm đặc.
Bảng 4.3. Tình hình tiêu thụ thức ăn công nghiệp dùng trong chăn nuôi lợn ở huyện Yên Định
Phân loại Số hộ (hộ) Tiêu thụ trung
bình/ngày (kg) Cả năm (kg)
Đại lý cấp 1 8 2000 5.840.000
Đại lý cấp 2 12 700 3.066.000
Hộ bán nhỏ lẻ 18 400 2.628.000
Chăn nuôi lợn trang trại mua trực tiếp của nhà
phân phối 15 700 3.832.500
Cộng tổng 53 3.800 15.366.500
Từ số liệu ở bảng 4.3 và sơ đồ 4.1 cho thấy trên địa bàn huyện hiện có 4 hình thức phân phối thức ăn chăn nuôi chính là thông qua đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, hộ bán nhỏ lẻ và trang trại chăn nuôi. Lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tiêu thụ trung bình hàng ngày lên gần 4 tấn/ngày. Trong đó, lượng tiêu thụ hàng ngày từ đại lý cấp 1 là 2 tấn (chiếm 52,6% trong tổng số TĂCN tiêu thụ hàng ngày), đại lý cấp 2 là 700kg (chiếm 18,4% trong tổng số TĂCN tiêu thụ hàng
Hàng năm, trên địa bàn huyện tiêu thụ hơn 15 triệu tấn cám, điều này đã khẳng định ngành chăn nuôi lợn tại huyện đang phát triển trở lại và trở thành một trong những ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế của huyện.