- Điều kiện tự nhiên
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DINH DƯỠNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP DÙNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN
LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP DÙNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN ĐƯỢC BÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
Để đánh giá được một loại thức ăn công nghiệp có đạt tiêu chuẩn về chất lượng dinh dưỡng không thì ngoài việc lấy mẫu phân tích thực tế các chỉ tiêu dinh dưỡng đem so sánh với kết quả công bố trên bao bì còn phải dựa trên quy định về kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng so với công bố trên NMBB (Theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) và độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng (Theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006 Thức ăn chăn nuôi – Độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng, ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Nếu mẫu thức ăn
phân tích có chỉ tiêu dinh dưỡng nào đó vượt mức công bố trên bao bì nhưng lại nằm trong quy định về độ dao động phân tích cho phép thì mẫu thức ăn đó vẫn được coi là đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vẫn được phép lưu hành trên thị trường.
Tiến hành lấy mẫu thức ăn công nghiệp của một số cơ sở cung cấp thức ăn cho lợn trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo phương pháp lấy mẫu đại diện theo TCVN 4325:2007 để kiểm tra một số chỉ tiêu dinh dưỡng. Trong khuôn khổ nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ tiến hành khảo sát 5 chỉ tiêu (độ ẩm, protein thô, xơ thô, canxi, photpho).
Bảng 4.4. So sánh kết quả và công bố trên bao bì về giá trị dinh dưỡng
Địa điểm lấy mẫu
Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu vi phạm (mẫu) Tỷ lệ (%) Xã Định Long 8 2 25 Xã Định Bình 9 3 33 Xã Định Tường 11 4 36 Thị trấn Quán Lào 16 4 25 Tính chung 44 13 29,5
Kết quả bảng 4.4 cho thấy, nhìn chung tất cả các địa điểm lấy mẫu đều có mẫu vi phạm về các chỉ tiêu dinh dưỡng phân tích thực tế khi được so sánh với công bố trên bao bì và dựa trên Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cũng như Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006 Thức ăn chăn nuôi – Độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng, ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể như sau: Ở xã Định Long trong 8 mẫu kiểm tra thì có 2 mẫu vi phạm về công bố các chỉ tiêu dinh dưỡng, chiếm khoảng 25% số mẫu kiểm tra. Ở xã Định Bình trong 9 mẫu được kiểm tra có 3
kiểm tra có 4 mẫu vi phạm, chiếm 36% số mẫu kiểm tra. Ở thị trấn Quán Lào trong 16 mẫu đem đi kiểm tra có 4 mẫu vi phạm 25% số mẫu kiểm tra. Nhìn chung trong 44 mẫu đem đi kiểm tra có 13 mẫu vi phạm, chiếm 29,5% số mẫu kiểm tra.
Kết quả này của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Trịnh Khắc Vịnh (2010) nghiên cứu về chất lượng TACN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa số mẫu không đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 44,4%, và thấp hơn so với kết quả của Phạm Thị Thu Hà (2011), Đánh giá tình hình sử dụng và chất lượng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam số mẫu không đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 30%. Sự sai khác này có thể là do sự khác nhau về số lượng mẫu, hãng cám, chủng loại,...
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu sai phạm liên quan đến một số chỉ tiêu dinh dưỡng TT Tên mẫu Độ ẩm (%) (max) Protein thô (%) (min) Xơ thô (%) (max) Canxi (%) Phốt pho (%) 1 DL5 CBNMKQPT 10,914 17,89*20 5,045 0,6-1,20,81 0,4-0,90,72 2 DL7 CBNMKQPT 12,3414 13,52*15 7,057 0,7-1,40,92 0,5-1,80,12 3 DB1 CBNM 14 16 8 0,7-1,2 0,45 KQPT 10,86 15,1* 8,06 2,15** 0,49 4 DB6 CBNM 14 16,5 8 0,35-1,7 0,4 KQPT 11,56 16,48 8,76 2,4** 0,39 5 DB9 CBNM 14 14 8 0,6-1,2 0,45 KQPT 13,04 12,4* 7,92 1,7** 0,51 6 DT2 CBNM 13 19 6 0,8-1,4 0,5-1 KQPT 9,79 18,98 6,08 1,3 2,15 7 DT3 CBNMKQPT 11,6714 13,18*15 6,977 0,7-1,41,87** 0,5-1,81,7 8 DT7 CBNM 13 16 6 0,8-1,2 0,5-1 KQPT 10,54 14,65* 5,88 2,4** 0,7 9 DT10 CBNM 14 18 6 0,5-1,2 0,5-1 KQPT 12,65 15,4* 6,05 0,7 0,8 10 QL4 CBNM 14 17 4 0,8-1,2 0,5-0,7 KQPT 11,87 16,75 4,02 2,8** 1,35 11 QL6 CBNMKQPT 12,7514 17,89*19 5,075 0,7-1,20,9 0,5-0,81,2 12 QL10 CBNMKQPT 10,0813 16,4*18 4,875 0,8-10,9 0,690,7 13 QL12 CBNM 14 16 8 0,8-1,2 0,5-1 KQPT 12,58 15,2* 8,06 0,10 0,9
KQPT: kết quả phân tích thực tế
*: Thiếu so với Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi và ngưỡng tối thiểu công bố trên bao bì
**: Thừa so với Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi và ngưỡng tối đa công bố trên bao bì
Tiến hành phân tích một số mẫu thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mặt trên địa bàn huyện, dựa trên Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cũng như Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006 Thức ăn chăn nuôi – Độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng, ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và so sánh với công bố trên nhãn mác bao bì (CBNM). Kết quả như sau:
+ Độ ẩm thức ăn là rất quan trọng, nếu độ ẩm quá cao sẽ là điều kiện thuận lợi để cho nấm mốc phát triển, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn, gây bệnh cho gia súc.
Từ bảng ta thấy tất cả các mẫu phân tích đều đạt yêu cầu chất lượng về độ ẩm.
+ Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất với chức năng chính là xây dựng nên cấu trúc cơ thể. Quá trình sống là sự thoái hóa và tân tạo thường xuyên của protein. Protein trong thức ăn cung cấp các axit amin nhờ quá trình tiêu hóa và thủy phân. Trong ống tiêu hóa, các axit amin được hấp thu vào máu và đi đến các mô, cơ quan, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể, phục vụ cho quá trình sinh trưởng, sinh sản và duy trì của cơ thể. Do đó, nếu thức ăn không cung cấp đầy đủ nhu cầu protein cho gia súc sẽ dẫn đến vật nuôi
Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các mẫu đều có chỉ tiêu protein thô không đáp ứng được quy định về kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng so với công bố trên NMBB và ngưỡng tối thiểu công bố trên bao bì. Tuy nhiên, dựa trên quy định về độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng chỉ có 10/13 mẫu vi phạm về chỉ tiêu protein thô, điển hình có mẫu DT3 thiếu 1,81% so với hàm lượng protein công bố trên nhãn mác bao bì ; mẫu DB9, QL10 thiếu 1,6% so với hàm lượng protein công bố trên nhãn mác bao bì. Còn 3 mẫu là QL4, DT2, DB6 tuy có hàm lượng protein thô phân tích thực tế thấp hơn với hàm lượng protein thô công bố trên nhãn mác bao bì nhưng dựa vào độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng thì 3 mẫu này lại đáp ứng được, vì vậy 3 mẫu này đạt yêu cầu về chỉ tiêu protein thô.
+ Chất xơ được xem là thức ăn thô. Xơ là một thành phần không có nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên xơ lại có vai trò quan trọng trong cấu tạo tế bào, tạo khuôn phân… Xơ là phần không tiêu hóa được của thực phẩm từ thực vật mà được đẩy đi ngang qua đường tiêu hóa, hấp thu nước khi di chuyển qua đường ruột. Chất xơ được tạo thành từ polysaccharides không phải tinh bột, như cellulose, dextrin, inulin, lignin, chitin, pectin, beta-glucan, sáp và oligosaccharide.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ làm giảm hoạt động của một số enzyme, đặc biệt là lignin liên kết với protein làm giảm khả năng tiêu hóa protein một cách có ý nghĩa. Sự gia tăng chất xơ đến một mức nào đó sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và có mỗi tương quan ngược giữa hàm lượng chất xơ và năng lượng thức ăn. Chất xơ làm giảm tỉ lệ tiêu hóa thức ăn bằng cách ngăn giữ dưỡng chất bên trong các tế bào tiếp xúc trực tiếp với các men tiêu hóa của đường ruột.
Kết quả của bảng 4.5 cho thấy tất cả các mẫu phân tích đều đạt yêu cầu về chỉ tiêu xơ thô.
+ Chỉ tiêu Ca: là thành phần cấu tạo xương, răng; tham gia điều hòa quá trình đông máu và giảm tính kích thích thần kinh cơ. Qua các thử nghiệm trên động vật cũng như quan sát trên người, người ta nhận thấy khẩu phần canxi thấp có thể không hạn chế sự phát triển chiều dài hay bề rộng của xương. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến kết quả vỏ xương mỏng và ít hơn, độ đậm chất khoáng trong xương giảm đi, khiến xương giòn và dễ gãy.
Có 6/13 mẫu không đạt yêu cầu vì có hàm lượng Ca thừa vượt ngưỡng cho phép (theo TCVN 1526-1:2007 và dựa trên quy định về kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng so với công bố trên NMBB theo Thông tư số 66/2011/TT- BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cũng như Tiêu chuẩn ngành 10TCN 860:2006 Thức ăn chăn nuôi – Độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng, ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công bố trên bao bì, đó là các mẫu DB1 (vượt mức Ca công bố trên nhãn mác bao bì là 0,95%), mẫu DB6 (vượt mức Ca công bố trên nhãn mác bao bì là 0,7%), mẫu DB9 (vượt mức Ca công bố trên nhãn mác bao bì là 0,5%), mẫu DT3 (vượt mức Ca công bố trên nhãn mác bao bì là 0,47%), mẫu DT7 (vượt mức Ca công bố trên nhãn mác bao bì là 1,2%), mẫu QL4 (vượt mức Ca công bố trên nhãn mác bao bì là 1,6%).
+ Photpho: là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hóa protein, lipit, gluxit, hô hấp tế bào và mô, các chứ phận của cơ và thần kinh. Để đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể mọi phân tử hữu cơ đều phải qua giai đoạn liên kết với photpho (ATP). Photpho là thành phần quan trọng của thức ăn gia súc, nó rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh, tốc độ cứng của xương và tác động tốt đến các quá trình trao đổi chất, duy trì độ PH tương đối hằng định của nội mô.
Dựa trên TCVN 1525:2001, quy định về kết quả phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng so với công bố trên NMBB và độ giao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng thì không có mẫu nào vi phạm về chỉ tiêu photpho.