Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 34)

- Điều kiện tự nhiên

4.2.1.Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2.1.Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Định

Ngành chăn nuôi đã được Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện xác định là một trong những ngành mũi nhọn, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Chủ trương của huyện là phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thành chăn nuôi canh tranh, hàng hóa và bền vững.

Chính những chủ trương và chiến lược đó đã giúp ngành chăn nuôi phát triển ổn định theo hướng chuyên canh, hàng hóa và bền vững. Hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm khác nhau.

- Đối với đại gia súc loài nhai lại, mặc dù quá trình phát triển cơ giới hóa nông nghiệp nên nhu cầu làm sức kéo giảm, nhưng nhu cầu thịt trâu tăng mạnh cùng với địa lý, tiềm năng đất tự nhiên lớn nên đàn trâu có xu hướng tăng trong các năm gần đây, từ 8.361 con vào năm 2007, sau năm năm phát triển tổng đàn trâu năm 2012 đạt 9.215 con. Trong khi đó, chương trình cải tạo đàn bò theo hướng sind hoá, zebu hoá và bò thịt chất lượng cao đã nâng cao chất lượng đàn bò. Nhưng tổng đàn lại có xu hướng giảm từ 36.539 con vào năm 2007, đến năm 2012 giảm xuống còn 19.178 con (bảng 4.1). Sở dĩ có sự sụt giảm đàn bò theo chúng tôi là do từ năm 2009 trở lại đây do thực hiện chương trình đưa cơ giới

giảm nghiêm trọng.

Bảng 4.1. Phát triển chăn nuôi huyện Yên Định giai đoạn 2007- 2012

(Đơn vị: con) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Trâu 8.361 8.647 8.850 8.910 9.187 9.215 Bò 36.539 33.006 29.200 22.682 22.051 19.178 Lợn 70.975 62.013 55.096 50.007 48.663 51.758 Gia cầm 852.00 0 949.00 0 1.100.00 0 1.157.00 0 1.156.00 0 1.160.000

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Yên Định (2013)

- Đối với chăn nuôi lợn do ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh đặc biệt là dịch tai xanh xảy ra vào đầu năm 2008, khó khăn thị trường, cùng với sự tăng giá thức ăn chăn nuôi đã tác động làm cho tổng đàn lợn giảm mạnh.Những hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại và chăn nuôi lợn nái ngoại do thực hiện tốt công tác phòng bệnh nên số lượng lợn nái ngoại có xu hướng tăng, trong số 93 trang trại đủ tiêu chí theo Thông tư 27 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp thì có đến 62 trang trại chăn nuôi lợn các loại. Nhìn chung chăn nuôi lợn tuy chịu tác động rất lớn bởi dịch bệnh và thị trường song hiện nay vẫ chiếm tỉ trọng trên 65% giá trị ngành chăn nuôi.

Chăn nuôi gia cầm ngày càng được quan tâm hơn, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung, nên công tác phòng dịch đã được thực hiện tốt. Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch cúm gia cầm nhưng đàn gia cầm vẫn ổn định và tăng mạnh.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về chiến lược phát triển chăn nuôi hàng hóa, cạnh tranh trở thành nghề chủ lực của ngành nông nghiệp trong thời gian

điểm, hình thành các khu chăn nuôi với quy mô lớn, đưa chăn nuôi vào sản xuất theo hướng hàng hóa, cạnh tranh, công nghiệp hoá hiện đại hoá, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 34)