Tình hình phát triển đàn lợn tại huyện Yên Địnhgiai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 35)

- Điều kiện tự nhiên

4.2.2.1.Tình hình phát triển đàn lợn tại huyện Yên Địnhgiai đoạn 2007-

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2.2.1.Tình hình phát triển đàn lợn tại huyện Yên Địnhgiai đoạn 2007-

2012

Huyện Yên Định là huyện có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, nhưng do nhiều yếu tố tình hình chăn nuôi lợn chung của toàn tỉnh cũng như cả nước nên đã có những biến động qua các năm (ở bảng 4.1). Trong những năm gần đây, cùng với chính sách phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn của tỉnh Thanh Hóa cũng như của huyện Yên Định đồng thời để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm thịt lợn phải có chất lượng tốt, tỷ lệ nạc cao, nên quy mô đàn lợn nội và F1, F2 có xu hướng giảm dần, thay vào đó là đàn lợn ngoại.

Bảng 4.2 Tình hình phát triển đàn lợn trên địa bàn huyện giai đoạn 2007 - 2012 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng đàn lợn (con) 70.795 62.013 55.096 50.057 48.663 51.758 Lợn nái (con) 17.335 16.000 13.198 14.217 11.718 12.714 Lợn thịt (con) 52.939 45.514 40.463 35.417 36.286 38.500 Lợn đực giống (con) 290 312 297 310 305 320 Lợn thịt xuất chuồng (con) 121.687 119.020 121.205 140.099 80.605 91.642 Sản lượng thịt lợn

TLBQ lợn thịt xuất

chuồng (kg/con) 67,0 61,9 63,9 65,0 64,9 67,9

Nguồn: Phòng nông nghiệp Huyện Yên Định (2013)

Qua bảng 4.2cho thấy tổng số đàn lợn trên địa bàn huyện giảm dần qua các năm nhưng đàn lợn nái, lợn đực giống và tổng số lợn thịt xuất chuồng tương đối ổn định và có chiều hướng tăng trở lại vào năm 2012. Điều đó chứng tỏ trong thời gian tới ngành chăn nuôi lợn của huyện sẽ được phát triển hơn nữa về số lượng, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.

Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo chương trình phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại và lợn siêu nạc nhằm nâng cao năng suất, giảm giá thành và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Ðồng thời, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại và lợn choai xuất khẩu như: hỗ trợ không phải trả lãi suất mua lợn giống trong vòng 12 tháng; chăn nuôi với quy mô lớn thì nuôi 50 con lợn nái ngoại được hỗ trợ 1 triệu đồng... Nhờ đó, phong trào chăn nuôi ở Yên Ðịnh phát triển khá nhanh. Giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm tới 25,46%. Hiện nay, huyện có kế hoạch xây dựng 20 trang trại tập trung với quy mô mỗi trại có 40 - 50 lợn nái ngoại và 150 con lợn choai xuất khẩu nhằm hướng tới mục tiêu chăn nuôi chiếm tỷ trọng 35% GDP ngành nông nghiệp. Ngoài ra, huyện còn tập trung đầu tư xây dựng dự án đề trong giai đoạn 2001 - 2005, đàn lợn nái ngoại có 6.000 con và đàn lợn choai siêu nạc xuất khẩu có 120 nghìn con.

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 34 - 35)