ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN YÊN ĐỊNH

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 29)

- Điều kiện tự nhiên

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN YÊN ĐỊNH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Định là huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá trên trục Quốc lộ 45, các thành phố Thanh Hoá 25km, nằm trong toạ độ địa lý: Từ 19056 đến 20005 vĩ độ bắc và từ 105029 đến 105046 độ kinh đông.

Với ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp các huyện: Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc. - Phía Nam giác các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hoá. - Phía Tây giáp huyện: Ngọc Lặc.

- Phía Đông giáp các huyện: Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc.

Toàn huyện có 29 đơn vị hành chính gồm 27 xã và 02 thị trấn. Yên Định nằm trên trục quốc lộ 45 (từ Thành phố Thanh Hoá qua Yên Định đi Ninh Bình) có hệ thống giao thông thuỷ, bộ nối với các khu đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh: Lam Sơn – Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành, đô thị trung tâm thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn là điều kiện tác động thúc đẩy kinh tế của Yên Định phát triển.

4.1.1.2. Hiện trạng sử dụng đất

Huyện Yên Định có diện tích tự nhiên 21.647,9 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 13.423,2 ha chiếm 62,01% so với tổng diện tích đất của cả huyện; đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng, ...) 6.892,08,5 ha; còn lại 1.332,66 là đất chưa sử dụng

Nhìn chung, đất canh tác của huyện tương đối thuần chất, thuộc loại đất tốt thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng thêm vụ. Với diện tích đất dành

cho nông nghiệp nêu trên, cũng như tiềm năng đất tự nhiên cho thấy huyện Yên Định có thế mạnh trong việc phát triển chăn nuôi.

4.1.1.3. Khí tượng, thủy văn

Yên Định có 2 con sông chủ yếu cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất là sông Mã, sông Cầu Chày. Sông Mã chảy qua địa phận huyện Yên Định dài trên 20 km, có lưu lượng nước lớn là nguồn nước chính phục vụ sản xuất của huyện.

Sông Cầu Chày chảy qua địa phận huyện Yên Định dài 42km, lòng sông hẹp, quanh co uốn khúc nên khả năng tiêu úng rất chậm, chỉ cần lượng mưa trên 200mm đã gây ngập úng ở nhiều nơi.

Yên Định có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc về mùa đông, gió Đông Nam về mùa hè. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.658 giờ, nhiệt độ trung bình trong năm là 23,40C (năm 2011). Ba tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 29,3 – 30,20C. Tháng 1 và tháng 12 nhiệt độ thấp nhất, trung bình từ 15,5 – 19,20C.

Chế độ mưa thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 9, tổng lượng mưa trong năm là 1.519,4 mm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 86%, dao động trong khoảng từ 71 – 90%.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện Yên Định có nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, đặc biệt những thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất, vị trí địa lý, thuận lợi cho việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

* Những hiện tượng thời tiết đặc biệt

- Bão: Thường trực tiếp đổ bộ vào Thanh Hoá từ tháng 6 đến hết tháng 9,

Gió của các trận bão khá mạnh, cực đại là đến 100m/s. Hàng năm có từ 18- 20 ngày mưa bão, với lượng mưa rất lớn, rất dễ gây úng đột ngột và làm rách lá lúa, tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá lúa (Xanthomonasoryzae) xâm nhập và gây bệnh hàng loạt với những giống lúa dễ nhiễm bệnh này như thuần Trung Quốc, gây thiệt hại rất lớn với sản xuất vụ Mùa.

- Gió mùa Đông - Bắc: Ở Yên Định ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc

tuy có thấp hơn các tỉnh phía Bắc nhưng cường độ gió vẫn khá mạnh, tốc độ có đợt đạt tới cấp 8, đôi khi gây hại với cây trồng (với những đợt kéo dài 7-10 ngày và nhiệt độ liên tục thấp).

- Gió Tây Nam: Gió Tây Nam khô nóng cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông

nghiệp ở Yên Định. Trong các tháng 3 và 4, thời gian lúa đang làm đòng, trổ bông gặp gió Tây khô nóng, năng suất lúa giảm nghiêm trọng, có khi khô lép hoàn toàn. Ngoài ra, gió Tây khô nóng đến muộn làm lúa mùa mới cấy khó bén rễ, có khi tàn lụi, các cây trồng khác kém phát triển.

Những đặc điểm khí hậu thời tiết được phân tích trên, cho thấy Yên Định có thể gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau (cây nhiệt đới, cây cậnnhiệt đới) với nhiều mùa vụ trong năm. Tuy nhiên, Yên Định cũng gặp không ít những khó khăn về thời tiết khí hậu gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, như gió mùa Đông - Bắc, gió Lào, bão, úng,…

Những giải pháp khắc phục hạn chế sự bất lợi của thời tiết chủ yếu là tìm cách né tránh vì thực tế con người chưa có khả năng chế ngự thiên tai. Những giải pháp thường áp dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp là:

- Bố trí thời vụ cây trồng né tránh thời tiết bất thuận, như lúa Xuân bố trí trổ từ 10-20/4 để tránh gió mùa Đông - Bắc đến muộn và gió Lào đến sớm, lúa mùa chính vụ bố trí trổ 20-30/8 để tránh bão.

- Lựa chọn các giống cây trồng có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết.

- Chủ động làm giảm tác hại của các hiện tượng thời tiết bất lợi cho sản xuất thông qua các giải pháp trồng trọt.

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w