- Điều kiện tự nhiên
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.3.2. Hệ thống phân phối và kinh doanh thức ăn chăn nuô
Thức ăn chăn nuôi từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất được phân phối đến người chăn nuôi theo kênh gián tiếp qua hệ thống đại lý cấp 1, cấp 2, hệ thống bán lẻ hoặc trực tiếp cho các hộ (sơ đồ 4.1). Hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện được thể hiện theo sơ đồ 4.1
Các công ty sản xuất thức ăn
Đại lý cấp 1
Đại lý cấp 2
Hộ bán nhỏ lẻ
Hộ chăn nuôi
Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi
Qua khảo sát cho thấy đại đa số các hộ chăn nuôi mua thức ăn từ các hệ thống đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ. Cụ thể 90% người chăn nuôi phụ thuộc vào các đại lý cung cấp thức ăn đóng trên địa bàn huyện – thường là đại lý cấp 1, 2. Gần đây, trên địa bàn huyện xuất hiện ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi lợn đã trực tiếp mua TĂCN từ nhà phân phối và có xu hướng phát triển mạnh hơn hình thức tiêu thụ TĂCN này. Thực tế điều tra thấy một số hộ chăn nuôi đồng thời lại làm đại lý thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho các hộ chăn nuôi khác.
Tuy nhiên, số này chỉ chiếm khoảng 3% lượng thức ăn tiêu thụ trên thị trường và đại đa số tập trung ở các trang trại lớn. Dù ít hộ mua trực tiếp nhưng là tín hiệu tốt cho sự phát triển chăn nuôi hàng hóa cạnh tranh. Rút ngắn các khâu trung gian là một giải pháp hạ giá thành chăn nuôi nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Một dấu hiệu khác phản ánh sự phát triển và sự coi trong chất lượng là sự hợp tác giữa người chăn nuôi và các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Một số công ty sản xuất thức ăn thuyết phục người mua thông qua hình thức dùng thử tại các trang trai. Các hộ tự thử nghiệm, tự đánh giá chất lượng theo kết quả chăn nuôi là cơ sở cho việc chọn thức ăn cho trang trại.
Theo sơ đồ và bảng 4.3 trên cho thấy nếu người chăn nuôi càng rút ngắn kênh phân phối thì giá thành thức ăn càng thấp. Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi với quy mô càng lớn hệ thống kênh phân phối càng ngắn, giá đầu vào thức ăn càng thấp, do đó hiệu quả chăn nuôi càng cao.