ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới sinh trưởng cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) nuôi thương phẩm

60 1.3K 2
ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới sinh trưởng cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) nuôi thương phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta phát triển rất nhanh và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2000 là 641900 ha, đến năm 2005 đã tăng lên đạt 952600 ha, cho đến năm 2008 diện tích này đã tăng lên 1052600 ha. Trong đó diện tích dành cho nuôi nước ngọt là 338800 ha chiếm 32.2% (Tổng cục thống kê, 2010), bên cạnh mở rộng về diện tích thì các đối tượng nuôi cũng ngày càng phong phú. Với nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày một đông nhu cầu về thực phẩm ngày một nhiều, trong khi đó đất nông nghiệp ngày một thu hẹp và bệnh của gia súc, gia cầm diễn ra ngày một nhiều và phức tạp. Chính vì vậy sản phẩm thuỷ sản chiếm một phần không nhỏ trên thị trường. Để đáp ứng một phần cho thị trường thì loài cá rô phi được nuôi rộng rãi tại nước ta, để tăng năng xuất cho người nuôi, người ta đã thành công trong việc chuyển đổi giới tính cá rô phi. Cá rô phi có chất lượng thịt thơm ngon, giá trành phù hợp với người dân, có tốc độ sinh trưởng nhanh, được thị trường ưa chuộng. Nước ta có nhiều loài rô phi được nuôi song loài rô phi vằn (Oreochromis niloticus) là đối tượng nuôi rất phổ biến. Hiện nay cá rô phi nuôi công nghiệp được nuôi rất rộng rãi. Tuy nhiên, giá các loại cám công nghiệp ngày càng cao. Sự chênh lệch giá các loại cám có cùng một hàm lượng protein của một số công ty khác nhau là chênh lệch khá nhiều. Giá cá thương phẩm bán ra thị trường lại rẻ, khiến người nuôi không có lãi. Bên cạnh đó các công ty cám cạnh tranh bằng phương thức tiếp thị nhiều, khiến người nuôi dao động trong việc lựa chọn loại cám nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm tìm ra loại cám thích hợp cho nuôi cá rô phi cần thiết thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới sinh trưởng cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) nuôi thương phẩm.” Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản 1.2. Mục đích nghiên cứu - Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. - Chọn ra được hàm lượng protein thích hợp cho nuôi thương phẩm cá rô phi. - Tìm ra loại thức ăn công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho người nuôi. Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc và phân loại cá Rô phi đơn tính dòng GIFT 2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược Perciformes, lá loài cá ưa nhiệt có nguồn gốc Châu Phi. Dựa vào những đặc điểm hình thái và tập tính sinh sản của chúng mà Trewavas (1983) đã chia các loại cá rô phi có giá trị kinh tế hiện nay là 3 giống chính là Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis. Trong giống Oreochromis, loài O.niloticus được nuôi phổ biến nhất trong nuôi trồng thủy sản và phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Cá rô phi O.niloticus có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi trường, dễ sinh sản, tốc đọ sinh trưởng nhanh (Guerrero,1982; Balarin, 1982; Pulin và Mc-Connel,1982). Cá rô phi được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong vài chục năm trở lại đây, chúng mới thực sự là loài nuôi công nghiệp với sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao. Cá rô phi vằn có tên khoa học là Oreochromis niloticus, là loài cá có thịt ngon, giá trị thương phẩm cao, nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác nhau. Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá rô phi hay nuôi ghép với các loài cá khác, cá sinh trưởng nhanh. Cá rô phi có thể chống chịu tốt với các môi trường sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao. 2.1.2. Phân loại - Dựa vào đặc điểm sinh sản người ta chia cá rô phi làm 3 giống + Tilapia (cá đẻ cần giá thể). + Sarotherodon (cá bố ấp trứng trong miệng). + Oreochromis (cá mẹ ấp trứng trong miệng). Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản - Hiện nay có 3 loài chính phổ biến tại Việt Nam là: + Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua người Thái Lan. + Cá rô phi vằn (Rô phi Đài Loan O.niloticus) được nhập vào Việt Nam năm1974 từ Đài Loan. + Cá rô phi đỏ (Ped Tilapia) có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Malaiyia. Dòng GIFT là cá rô phi O.niloticus chọn giống của dự án “Nâng cao chất lượng di truyền cá rô phi nuôi” gọi tắt là GIFT thuộc trung tâm Quốc tế nguồn lợi thuỷ sản (ICCLARM), Philippin. Theo Smith (1949), cá rô phi dòng GIFT thuộc: Bộ cá vược: Perciformes Bộ phụ: Percoidae Họ: Cichlidae Họ phụ: Tilapia Loài: Oreochromis niloticus Hình 1: Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 4 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản 2.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo Loài cá rô phi vằn: Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn, miệng rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ hậu môn. Toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7-9 vạch chạy từ phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ. Cá rô phi vằn là loài có kích cỡ thương phẩm lớn, cá lớn nhanh và đẻ thưa hơn cá rô phi đen. Ðây là loài được nuôi phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. 2.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, sinh sản và các chức năng sinh lý của cá thì cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipit, năng lượng, vitamin và khoáng. Nhu cầu này thay đổi tùy từng loài cá và các giai đoạn phát triển của nó. Các loài cá rô phi khác nhau có nhu cầu protein khác nhau, biến động từ 23-55% và ngay trong cùng một loài nhu cầu đó cũng khác nhau tùy theo từng giai đoạn và các điều kiện môi trường khác nhau (Bảng 1) Theo Jauncey và Ross (1982), khẩu phần tối ưu cho cá rô phi bột là 50% protein, cỡ cá 0,5-10g là 40% protein, cỡ 10-30g là 30-35% protein còn với cá >35g khẩu phần tối ưu khoảng 25% protein như vậy cá có kích thước nhỏ có nhu cầu protein cao hơn cá lớn. De Silva (1988) nhu cầu protein thô cho sự sinh Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 5 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản trưởng tối ưu của cá rô phi là 28-30% và có thể giảm xuống còn 20-25% trong ao giàu thức ăn tự nhiên. Nhưng theo Wee và Tuan (1988), Luquet (1991) mức tối ưu cho sinh trưởng của cá hương và cá giống khoảng 27-35% và 35% protein thô đồng thời mức này cũng tối ưu cho đẻ trứng của cá rô phi bố mẹ trong các bể thí nghiệm. Theo Uchida và King (1962) chế độ ăn 35-40% protein là tối ưu cho cá hương O.mossambicus. Viola và Zohar (1984) cho rằng ở điều kiện ao nuôi, cá rô phi lai giữa O.niloticus và O.aureus ăn khẩu phần 30% protein phát triển tốt còn nuôi ở trong lồng mùa hè là 25% protein. Những nghiên cứu của Macintosh (1985) cho thấy cá rô phi O.niloticus sinh snr tốt khi cho ăn thức ăn viên của cá hồi có hàm lượng protein là 43-46%. Có thể thấy được nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá rô phi ở Bảng 1. Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 6 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá rô phi Loài cá Cỡ cá (g) Nhu cầu protein (%) Tác giả O.niloticus 0-5 30 Appler & Jauncey (1983); Appler (1985); De Silva (1985); We (1986) 35 Santiago và ctv. (1982); Teshima và ctv. (1985) 38-47 Taco, Jauncey và ctv. (1983) 2-10 40 Satia, 1974 Con lai O.niloticus với O.aureus 2,9-8,4 24 Shiau and Huang (1989) 21-53 28 Twibell ang brown (1998) O.mossambi cus 0.5 - 1 40 Jauncey (1982) 1,8 - 10,3 40 Jauncey (1982) 3-4 29-38 Cruz, Laudencia và ctv. (1977) 12-70 30 Jackson, Capper, Matty (1982) O.aureus 0,3-0,5 36 Davis, Stickney (1978) 0,4-9,7 36 Davis, Stickney (1978) 2,5-7,5 34 Winfree, Stickney (1981) (nguồn: Luquet, 1991; Li và ctv, 2000) Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh dưỡng của cá rô phi. Do cá rô phi có thói quen ăn đa dạng nên yêu cầu về chế độ ăn của chúng cũng rất linh hoạt. Bột cá vẫn là nguồn protein động vật chủ yếu trong thức ăn của cá rô phi, ngoài ra có thể lựa chọn các loại khác như thịt gia cầm, bột tôm, nhuyễn thể Những protein thực vật được sử dụng nhiều nhất trong thức ăn cho cá rô phi là đỗ tương, lạc, hạt bông, hạt hướng dương, hạt cải dầu. Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 7 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản Tuy nhiên, những protein động vật và thực vật trên chỉ có thể thay thế một phần bột cá trong thức ăn của cá rô phi. Ðiều này có thể do sự thiếu cân bằng của các chất dinh dưỡng thiết yếu như các axit amin và các khoáng chất, do sự hiện diện của các nhân tố phi dinh dưỡng làm giảm tính hấp dẫn của thức ăn, giảm tính ổn định của thức ăn trong nước và độ tiêu hoá thức ăn kém. Ðối với chế độ ăn không có bột cá, để đạt được mức tăng trưởng so với chế độ ăn tiêu chuẩn, phải bổ sung thêm 3% dicanxi phosphat và 2% lipit. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cá rô phi phát triển thì cần cung cấp một hàm lượng các chất và chế độ ăn như bảng 2. Bảng 2: Một số yêu cầu dinh dưỡng của cá rô phi Protein % của chế độ ăn Kích cỡ cá: 1-10g , 10-100g, >100g 35, 30, 23 Lipit (%) 6% như dầu cá tuyết, dầu đậu nành, dầu rau và dầu cọ Protein: tỷ lệ năng lượng 103mg/Kcal Axit béo thiết yếu 1,0% (18:2n-6 hoặc 20:4n-6) trong cá Tilapia.zilli 0,5% (18:2n-6) trong Oreochromis.niloticus Cacbon hyđrat 50% đối với cá rô phi lai (Tạp chí thủy sản Đông Nam Á 1,2/2003) TTKHCN TS - 8/2003 Dinh dưỡng cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá rô phi là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo, một phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn cá con từ cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du (ÐVPD) và một ít thực vật phù du (TVPD). Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và TVPD. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo lam, tảo lục mà một số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ phẩm nông nghiệp khác. Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 8 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong nuôi thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (25- 35% Protein). Cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá chép về thành phần tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5- 2%), P (1- 1,5%), K, Na chỉ có một điều khác là thức ăn của cá rô phi yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn. Ðiều này rất có ý nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi. Cá rô phi là loài dễ tính trong chọn lựa thức ăn nên ta có thể nuôi cá rô phi tương đối dễ. Việc chế biến thức ăn cho cá cũng thuận lợi vì nguồn nguyên liệu rất sẵn có và cá có thể ăn ngay thức ăn tự chế. Trong nuôi cá rô phi sử dụng thức ăn công nghiệp, tùy từng giai đoạn phát triển của cá mà cho ăn các loại cám có hàm lượng protein khác nhau. Giai đoạn nhỏ cá ăn thực vật phù du và động vật phù du. Giai đoạn từ cá hương lên cá giống có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp với hàm lượng protein là 35%, khẩu phần ăn với 10% trọng lượng cá/ngày. Hàm lượng protein giảm dần khi cá càng lớn và khẩu phần ăn cũng giảm theo tháng nuôi còn 7%, 5%,3%. Không nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein dưới 25% làm cá thiếu chất, cá bị gầy và dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, số lần cho ăn và môi trường cũng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cá rô phi. Ðể đảm bảo đủ lượng thức ăn, có thể cho cá rô phi chưa trưởng thành (vài tuần tuổi) ăn với tỷ lệ cao bằng 3 - 4% trọng lượng cơ thể trong một ngày. Cá có trọng lượng 250-400g thì lượng thức ăn hàng ngày tốt nhất là bằng 1,5% trọng lượng cơ thể. Ðối với những loài nuôi trong nước biển thì hằng ngày nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn 2% trọng lượng cơ thể (Nguyễn thị Diệu Phương, 2001). Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 9 Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản Số liệu thu được từ những cuộc thử nghiệm về tần suất cho cá rô phi ăn vẫn còn khá mơ hồ. Tung Shiau (1991) chỉ ra rằng cho cá rô phi lai ăn 6 lần/ngày thì cân nặng của chúng tăng nhanh hơn so với cho ăn 2 lần/ngày. Dưới đây là bảng về thành phần các chất cần thiết trong thức ăn của cá rô phi. Bảng 3: Giới hạn các thành phần trong thức ăn có giá thành ít nhất cho cá rô phi ở các giai đoạn Thành phần % giới hạn Khởi điểm Bắt đầu Tăng trưởng Kết thúc Protein thô Tối thiểu (Min) 40 30 25 20 Chất béo thô Tối thiểu 4 4 4 4 Sơ thô Tối đa (Max) 4 4 4 8 Canxi Tối đa 2,5 2,5 2,5 2,5 Tinh bột Tối thiểu 25 25 25 25 Năng lượng tiêu hoá (Kcal/kg) Tối thiểu 2800 2800 2800 2800 Vitamin và khoáng chất Cố định 2 2 2 2 Bột cá (tối thiểu 60% protein) Tối thiểu 15 12 10 8 Cám gạo Không hạn chế Cám lúa mỳ Không hạn chế Hạt cải dầu/hạt bông Tối đa - 10 12 20 Ngô/bột sắn/bột lúa miến Tối thiểu 10 10 10 10 (Tạp chí thủy sản Đông Nam Á 1,2/2003) TTKHCN TS - 8/2003 2.1.5. Sinh trưởng Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi mang đặc thù riêng đối với loài, các loài cá khác nhau thì sự sinh trưởng và phát triển là khác nhau. Loài Oreochromis Khoa Chăn nuôi & NTTS Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 10 [...]... 7,76 4.2 Ảnh hưởng các loại cám của công ty thức ăn đến sinh trưởng của cá rô phi nuôi thương phẩm trong giai Kết quả theo dõi thí nghiệm thử các loại cám của các công ty khác nhau, thời gian từ tháng 5 – 7 / 2010 Các giai thí nghiệm đều thả mật độ 5 con/m 2giai (60 con/giai) CT1 gồm các giai 1,4,7 cho ăn thức ăn 25% Pr có giá trên thị trường 10.000 đ/kg CT2 gồm các giai 2,5,8 cho ăn thức ăn 25% Pr... (Pullin,1988) Cá rô phi O.niloticus và con lai của nó chịu mặn kém hơn các loài rô phi khác, cá bột và cá trưởng thành có thể chịu đựng được độ mặn tương ứng là 15 và 30 – 35 ‰ Khả năng chịu mặn của các loài cá rô phi phụ thuộc vào cỡ cá, tuổi, nhiệt độ và sự thích nghi về khí hậu cá nhỏ thì khả năng chịu đựng độ mặn kém hơn so với các loài cá lớn (Tilapia culture, 1994) 2.1.8 Một số hình thức nuôi cá rô phi Nuôi. .. đưa ra các loại thức ăn viên có hệ số thức ăn thấp dưới 1 kg thức ăn/ 1 kg cá tăng trọng, song như điều kiện thực tế nuôi ở nước ta hệ số thức ăn và chi phí về nó còn cao Hệ số thức ăn thấp thể hiện khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt đối với Khoa Chăn nuôi & NTTS 32 Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản thức ăn đó, cá tăng trọng nhanh tức là thức ăn đó... độ tăng trưởng của cá Rô phi theo ngày A và b không thấy có sự sai khác với mức ý nghĩa về tăng trưởng theo ngày, điều này có thể do cám ở CT3 cá tiêu hóa tức ăn tốt hơn CT1 và CT2 Trong thực tiễn sản xuất nếu chú trọng tới tăng trọng của cá mà thiếu quan tâm tới hệ số thức ăn (FCR) và chi phí thức ăn thì chưa thật đầy đủ Ở một số nước như Đan Mạch, Nauy, Anh v.v các công ty sản xuất thức ăn cho cá. .. hợp cho cá phát triển làm cá ăn giảm rõ dệt, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá Hàm lượng oxy thường xuyên ở mức khá cao, thích hợp với nhu cầu oxy của các loài cá nói chung, một số thời điểm khi oxy hòa tan trong giai đạt nhỏ nhất là 1,28 mg/l do thời tiết âm u làm hàm lượng oxy thấp vào sáng sớm Các yếu tố môi trường là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng của cá và làm hao tốn thức ăn trong... chọn cách cho ăn sao cho có hệ số thức ăn thấp và thức ăn có giá thành phù hợp mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tốt Khoa Chăn nuôi & NTTS 33 Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khóa luận tốt nghiệp Lê Văn Giang - Khoa Thủy sản Qua kết quả sau 15 ngày nuôi cho thấy các giai thí nghiệm dùng thức ăn 3 cho hệ số thức ăn thấp nhất (FCR=1,18-1,2) Sau đó đến các giai dùng thức ăn 1 cho hệ số thức ăn trung... làm ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá, qua theo dõi trong những ngày nắng nóng kéo dài cá giảm ăn một cách rõ dệt Chính điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của cá Do vậy trong lần thí nghiệm này cá có tốc độ tăng trưởng không tăng với tốc độ tăng trưởng của 15 ngày đầu và hệ số thức ăn lại cao hơn Trong lần thí nghiệm từ 15 – 30 ngày ta có thể thấy ở Bảng 10 tốc độ tăng trọng trung bình của. .. Bên cạnh ảnh hưởng của yếu tố di truyền, giới tính (cá dực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái, dặc biệt trong thời kì sinh sản) tốc độ tăng trưởng của cá còn chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố như : chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc, mật độ nuôi, …và các yếu tố môi trường như hàm lượng ôxy, nhiệt độ, độ sâu của ao nuôi (Behrend, 1990) 2.1.6 Đặc điểm về sinh sản 2.1.6.1 Thành thục sinh dục Tùy... 5: Ảnh hưởng của các loại cám tới tốc độ tăng trọng cá rô phi Dựa vào những kết quả được thể hiện trên hình 4 cho thấy, trong giai đoạn đầu tiến hành thí nghiệm, cá rô phi nuôi trong giai ở các công thức sử dụng các loại cám khác nhau có tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều về khối lượng như trên hình 4 đã thể hiện Từ khi bắt đầu đến thời điểm thu mẫu lần thứ 2, cả 3 đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. .. tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi gần như một đường thẳng tương đồng nhau và không có sự khác biệt Về cuối giai đoạn nuôi, giữa các công thức sử dụng các loại cám khác nhau đã quan sát thấy có sự chênh lệch đôi chút về tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá rô phi Điều này được thể hiện rõ trên đồ thị về tăng trưởng khối lượng, khi đoạn thẳng thể hiện khối lượng của cá ở công thức 3 ở phía trên khá . chọn loại cám nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm tìm ra loại cám thích hợp cho nuôi cá rô phi cần thiết thực hiện đề tài: Ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới sinh trưởng cá. nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi. Cá rô phi là loài dễ tính trong chọn lựa thức ăn nên ta có thể nuôi cá rô phi tương đối dễ. Việc chế biến thức ăn cho cá cũng thuận lợi. nguyên liệu rất sẵn có và cá có thể ăn ngay thức ăn tự chế. Trong nuôi cá rô phi sử dụng thức ăn công nghiệp, tùy từng giai đoạn phát triển của cá mà cho ăn các loại cám có hàm lượng protein

Ngày đăng: 18/12/2014, 09:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

  • 1.1. Đặt vấn đề

  • 1.2. Mục đích nghiên cứu

  • PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1. Nguồn gốc và phân loại cá Rô phi đơn tính dòng GIFT

  • 2.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố

  • 2.1.2. Phân loại

  • 2.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo

  • 2.1.4. Đặc điểm về dinh dưỡng

    • Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá rô phi

    • 2.1.5. Sinh trưởng

    • 2.1.6. Đặc điểm về sinh sản

      • 2.1.6.1. Thành thục sinh dục

      • Tùy thuộc vào tuổi, kích cỡ cá và điều kiện môi trường sống mà cá rô phi thành thục sớm hay muộn. Các loài rô phi khác nhau thi tuổi thành thục là khác nhau: cá rophi O. Mossambicus thường thành thục ở kích cỡ nhỏ hơn so với loài O.niloticus. Trong điều kiên ao nghèo dinh dưỡng cá thành thục ở kích cỡ nhỏ hơn so với ao giàu dinh dưỡng (Low-McConell, 1982).

      • 2.1.6.2. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi

      • Trung bình một cá rô phi cái có thể đẻ 6 đợt mỗi năm, mỗi đợt từ vài trăm tới vài nghìn trứng (Macintosh and Little, 1995). Nếu trong điều kiện đủ dinh dưỡng, nhịp độ sinh sản của O.mossambicus có thể là 30-60 ngày/lần. Trong giai đoạn sinh sản cá tiêu tốn nhiều năng lượng cho sự phát triển sinh dục và đặc biệt trong suốt thời gian ấp trứng, cá cái không ăn (Macintosh and Little, 1995) điều này làm tốc độ tăng trưởng của chúng giảm nhiều hoặc ngừng hẳn.

      • 2.1.6.3. Tập tính sinh sản

      • 2.1.7. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi

      • 2.1.8. Một số hình thức nuôi cá rô phi

      • 2.1.9. Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị

      • 2.2. Tình hình nuôi và nghiên cứu về cá rô phi trên thế giới, Việt Nam

      • 2.2.1. Trên thế giới

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan