4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
4.2. Ảnh hưởng các loại cám của công ty thức ăn đến sinh trưởng của cá rô phi nuôi thương
phi nuôi thương phẩm trong giai
Kết quả theo dõi thí nghiệm thử các loại cám của các công ty khác nhau, thời gian từ tháng 5 – 7 / 2010. Các giai thí nghiệm đều thả mật độ 5 con/m2giai (60 con/giai). CT1 gồm các giai 1,4,7 cho ăn thức ăn 25% Pr có giá trên thị trường 10.000 đ/kg. CT2 gồm các giai 2,5,8 cho ăn thức ăn 25% Pr có giá trên thị trường 10.800 đ/kg. CT3 gồm các giai 3,6,9 cho ăn thức ăn 26% Pr có giá trên thị trường 10.800 đ/kg. Do CT3 không có cám 25% Pr nên sử dụng cám 26% Pr. Các kết quả về sinh trưởng của cá rô phi được thu mẫu định kỳ 15 ngày/lần, sau khi phân tích và xử lý, các kết quả tăng trưởng về khối lượng cá được thể hiện ở Hình 4.
Hình 5: Ảnh hưởng của các loại cám tới tốc độ tăng trọng cá rô phi
Dựa vào những kết quả được thể hiện trên hình 4 cho thấy, trong giai đoạn đầu tiến hành thí nghiệm, cá rô phi nuôi trong giai ở các công thức sử dụng các loại cám khác nhau có tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều về khối lượng như trên hình 4 đã thể hiện. Từ khi bắt đầu đến thời điểm thu mẫu lần thứ 2, cả 3 đường thể hiện tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi gần như một đường thẳng tương đồng nhau và không có sự khác biệt.
Về cuối giai đoạn nuôi, giữa các công thức sử dụng các loại cám khác nhau đã quan sát thấy có sự chênh lệch đôi chút về tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá rô phi. Điều này được thể hiện rõ trên đồ thị về tăng trưởng khối lượng, khi đoạn thẳng thể hiện khối lượng của cá ở công thức 3 ở phía trên khá rõ ràng so với 2 đoạn thẳng thể hiện khối lượng của cá ở 2 công thức 1 và 2 gần như trùng nhau. Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi ở công thức 3 giai đoạn này là cao hơn ở mức có ý nghĩa so với 2 công thức 1 và 2. Nhưng để chọn loại cám nào là phù hợp còn phải xét đến hiệu quả của quá trình nuôi trong một đơn vị diện tích.