Chính Nguyễn Du cũng đã từng thốt lên: “Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên Xuân lan thu cúc thành hư sự Hạ thử đông tàn đoạt thiếu niên” Người tráng sĩ b
Trang 1ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐẾN TRUYỆN KIỀU CỦA
NGUYỄN DU
2.1 Vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
2.1.1.Vài nét về Nguyễn Du
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cha là Nguyễn Nghiễm, nổi tiếng thông minh, học rộng, từng làm tể trần Thị Tần tướng trong triều đình Mẹ là Trần Thị Tần vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, vốn là một cô gái đẹp và giỏi nghề xướng
ca Hoàn cảnh xuất thân và cuộc đời của Nguyễn Du cùng bối cảnh xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ
Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có nhiều người làm quan dưới triều Lê – Trịnh Qua thực tiễn gia đình và dòng họ ông đã nhận thức được nhiều điều về thế giới quan lại thời bấy giờ Đó là cảnh ăn chơi, đàn hát mua vui của giới vương giả giàu sang, phú quý đối lập với nỗi thống khổ điêu linh của bao lớp người nhỏ bé, cùng cực trong xã hội Tư tưởng nhân đạo trong con người và cả trong sáng tác của Nguyễn Du cắm rễ từ hiện thực đó
Nhưng gia đình Nguyễn Du không chỉ có nhiều người làm quan mà còn có nhiều người viết sách, làm văn nghĩa là một gia đình có truyền thống văn học Nguyễn Quỳnh, ông nội của Nguyễn Du là một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh Dịch Nguyễn Nghiễm, cha Nguyễn Du là một sử gia, đồng thời là một nhà thơ Nguyễn Khản, anh cả của Nguyễn Du giỏi thơ Nôm hay làm thơ đối đáp với chúa Trịnh Sâm Sống trong một môi trường như thế, năng khiếu văn học của Nguyễn Du có điều kiện nảy nở và phát triển từ sớm
Bản thân Nguyễn Du là một người tài năng và cũng là một nhà thơ ý thức được tài năng ấy Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào loại bậc nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong cuộc sống nhung lụa không bao lâu Nhà thơ lớn lên trong lúc gia đình đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp
đổ nhanh chóng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh Ông sớm phải đương đầu với những biến cố lớn lao của gia đình và xã hội Có lúc ông cũng bị hất ra giữa cuộc đời, đã từng trải qua nhiều bất hạnh Một thời gian dài khoảng 16 năm, nhà thơ sống vất vả ở quê vợ Thái Bình và quê cha Hà Tĩnh Những năm tháng bất hạnh này có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở ông
Nguyễn Du sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện Khi chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng, suy vong thì Nho giáo cũng bị đả kích, xâm phạm Tư tưởng “khắc kỉ phục lễ” từng tồn tại trong nhiều thế kỉ giờ không còn giữ nguyên bản chất những cái gọ là “tam cương ngũ thường” của Nho giáo đều bị
Trang 2vi phạm một cách trắng trợn từ trong cung vua đến phủ chúa Sống trong thời đại Nho giáo sụp đổ thảm hại như vậy, một tầng lớp nho sĩ chân chính bị khủng hoảng
về mặt lí tưởng Họ không tìm ra con đường đi, hoang mang trước thời cuộc Chính Nguyễn Du cũng đã từng thốt lên:
“Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử đông tàn đoạt thiếu niên”
( Người tráng sĩ bạc đầu đau xót ngẩng mặt nhìn trời
Hoài bão cao xa , sinh kế hành ngày đều cùng mờ mịt
Cái thú hoa lan mùa xuân, hoa cúc mùa thu là chuyện hảo
Cái oi bức của mùa hè và giá rét của mùa đông làm tiêu tan chí khí tuổi trẻ )
Xuất phát từ tầng lớp quan lại phong kiến, Nguyễn Du một mặt cũng tiếp thu tư tưởng Nho gia; mặt khác ông lại tiếp thu những tư tưởng, tình cảm lành mạnh của trào lưu tư tưởng nhân văn thời đại Từ đó, ông có được cách nhìn mới, cách cảm mới đối với cuộc sống và con người; đã vận dụng, tiếp thu quan điểm chính thống một cách sáng tạo phù hợp với nhu cầu và tinh thần của thời đại Tác phẩm của Nguyễn Du là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng thị dân đã kết tinh những thành tựu rực rỡ
Tóm lại, những yếu tố chung của gia đình, hoàn cảnh xã hội và những nét riêng trong cuộc đời Nguyễn Du đã tạo nên những khuyng hướng mới trong sáng tác của đại thi hào mà cụ thể nhất là trong “Truyện Kiều”
2.1.2 Vài nét về “Truyện Kiều”
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du vốn có tên là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột) Tác phẩm không phải do Nguyễn Du hoàn toàn hư cấu
mà tác giả đã dựa vào một tác phẩm của văn học Trung Quốc có tên là “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân
“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân vốn bắt nguồn từ một câu
chuyện có thật do Mao Khôn ghi lại Câu chuyện của Mao Khôn được nhiều người viết đi viết lại Vào khoảng cuối đời Minh Thanh Tâm tài Nhân viết lại chuyện này một lần nữa nhưng câu chuyện có bề thế hơn trước rất nhiều Câu chuyện kể
về người con gái tài sắc Vương Thúy Kiều, vì cứu gia đình nàng buộc phải bán mình làm kĩ nữ Nàng đành lỗi hẹn cùng Kim Trọng và nhờ em gái mình – Thúy Vân thay mình giữ lời hẹn ước cùng Kim Trọng Từ Hải – viên chủ tướng của một đám giặc đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh và hết lòng yêu thương nàng Thúy Kiều dụ
Từ Hải ra hàng, kết quả là Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị bắt Trong bữa tiệc hạ công, Thúy Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến, viên quan đã giết chồng nàng Sau đó viên quan này bắt nàng phải lấy một viên thổ quan Thúy Kiều đau khổ, nhục nhã, đã nhảy xuống sông tự tử thúy Kiều được vớt lên, được cứu sống
và về sau tái hồi cùng Kim Trọng khép lại đoạn đời 15 năm lưu lạc
Trang 3So với tác giả trước đó, Thanh Tâm tài Nhân đã làm phong phú rất nhiều cho “Kim Vân Kiều truyện” Nội dung xã hội đầy đặn hơn Cuộc đời Kiều trở thành đa tai đa
nạ, chứa đầy oan khổ Tuy nhiên tác giả trọng lí hơn tình, nhân vật của ông cốt sống hợp lí hơn tình, nên truyện ít sống động và ít thuyết phục
So sánh “Truyện Kiều” với “Kim Vân Kiều truyện” chúng ta thấy giống nhau về
cơ bản Có thể nói Nguyễn Du đã bám khá sát vào “Kim Vân Kiều truyện” để viết tác phẩm của mình Vấn đề vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học nước ngoài là hiện tượng phổ biến Việc vay mượn không hề hạ thấp nhà văn và không ngăn cản ngòi bút sáng tạo của người cầm bút Sở dĩ Nguyễn Du mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà không phải những tiểu thuyết chương hồi khác là do Nguyễn Du phát hiện ở “Kim Vân Kiều truyện” có những điểm nổi bật Một là truyện nhắc nhiều đến quy luật tài mệnh tương đố Hai là có một cốt truyện hay nhiểu sự biến thể hiện tư tưởng may rủi biến ảo khôn lường ở đời Ba là bút pháp miêu tả tâm lí, khai thác nội tâm, ngôn ngữ độc thoại
Có thể nói nếu không có cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”, hằn Nguyễn Du không dễ sáng tạo ra một cốt truyện tương xứng với tư tưởng của ông Nhưng không có Nguyễn Du thì “Truyện Kiều” không có và chắc hẳn ít ai nhắc tới “Kim Vân Kiều truyện” Đặt “Truyện Kiều” bên cạnh “Kim Vân Kiều truyện” thì có thể thấy giữa hai tác phẩm có nhiều điều khác biệt Nếu Thanh Tâm Tài Nhân viết
“Kim Vân Kiều truyện” vào cuối khoảng thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII và Nguyễn
Du đã viết lại “Truyện Kiều ”sau hơn một trăm năm Nếu Thanh Tâm Tài Nhân kể chuyện như để ca ngợi những con người trung, hiếu, tiết nghĩa thì Nguyễn Du lại là người trước hết lắng nghe khúc đàn bạc mệnh của Thúy Kiều.:
Hồng nhan vốn xưa nay bạc mệnh
Thì đoạn trường há tránh được sao?
Ta nay hờn oán tiêu tao
Xin làm khúc oán ai nào chẳng thương?
Nguyễn Du đặt tên “Truyện Kiều ” là “Đoạn trường tân thanh” như vậy chứng tỏ ông đã có cách nhìn riêng so với Thanh Tâm Tài Nhân Ông không chạy theo thú tài tử giai nhân mà ông lấy lòng đáp lại tiếng lòng, lấy cái tình xót thương, thương đời mà làm sống lại hồn người bạc mệnh Chính cảm hứng nhân đạo và nhân bản
đã đổi mới lại “Truyện Kiều” nâng nó lên thành kiệt tác thế giới Nguyễn Du không vướng quan điển của người chăm chăm bảo vệ quan điểm đạo đức lễ giáo quan phương như Thanh Tâm Tài Nhân Ông viết như chỉ đại giải bày và cũng để
“mua vui một vài trống canh” Vì vậy Nguyễn Du nhìn người rất gần gũi, như ở trong lòng mà ra hiểu nó cả từ chỗ mạnh tới chỗ yếu, đầy phấp phỏng lo âu với điều chưa biết Ông nhìn nhân vật theo cái nhìn nhiều chiều, nhìn theo nhu cầu sống còn của một ai muốn tồn tại trên cõi đời này Cái nhìn của ông luôn hướng về phía con người Nguyễn Du rõ ràng có huynh hướng khẳng định con người cá nhân, tình yêu đôi lứa và hơn nữa thể hiện cảm hứng quý phái sang trọng Về mặt
Trang 4tinh thần nhân đạo, ông vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân Mặt khác, ông là một nhà Nho nên những yếu tố dù tích cực hay tiêu cực của xã hội bao giờ cũng được ông thể hiện rất sâu sắc
Dưới góc độ văn học có thể thấy rõ Nguyễn Du tiếp thu và sáng tạo văn học Trung Quốc để viết nên “Truyện Kiều” Dưới góc độ triết học sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia đến tác phẩm là không thể phủ nhận
2.2 Biểu hiện của sự ảnh hưởng của triết học Nho giáo đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
2.2.1 Ảnh hưởng của thuyết “Thiên mệnh”
Trong học thuyết Nho gia, Khổng Tử cho rằng mỗi cá nhân, sự sống- cái chết, phú quý hay nghèo hèn đều do “Thiên mệnh” quy định Mạnh Tử nhấn mạnh thêm: không có việc gì xảy ra mà không có mệnh trời, mình nên tùy thuận mà nhận lấy cái mệnh chính đáng ấy Là một nhà Nho uyên bác Tứ thư, Ngũ kinh, Nguyên Du
đã thấm nhuần chân lí khái quát từ học thuyết của Nho gia Ngay khi mở đầu tác phẩm, tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm của đạo Nho:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”
Có thể thấy qua đoạn mở đầu, tác giả đã khái quát nên quy luật về mối quan hệ giữa con người với thế lực siêu hình, đó là “mệnh trời”- một trong những học thuyết cơ bản của Nho gia Mối quan hệ này được Nhắc lại ở đoạn kết của tác phẩm Theo ông, mệnh trời là một thế lực vạn năng:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Và trời cũng hết sức công bằng:
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Như vậy với hai đoạn thơ mở đầu và kết thúc tác phẩm, Nguyễn Du đã đi vào quỹ đạo chính thống “văn dĩ tải đạo” để làm sáng tỏ học thuyết của tiên thánh, để thuyết giải về Thần quyền Trong trường hợp này, phụ nữ sẽ là đối tượng phú bẩm cho vẻ đẹp “hồng nhan”, đồng thời lại bị tạo hóa “đánh ghen”đày đọa số phận “trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen” Và qua những khái niệm của Nho gia với những quan niệm triết lí đã đúc kết thành biểu thức, với phong cách diễn đạt có
Trang 5màu sắc thành ngữ, tục ngữ thường gặp trong “Truyện Kiều”, tác giả nêu lên cảm hứng có tính chất chính thống bắt nguồn từ quan niệm sáng ác của Nho gia Đó chính là quan niệm được nọ mất kia, hơn tài kém mệnh Cùng với việc mượn đề tài, cốt truyện như đã nói trên, Nguyễn Du một mặt thể hiện khuynh hướng chính thống trong văn học trung đại Khuynh hướng ấy đã được các tác gia kinh điển của Nho gia phát ngôn qua Luận ngữ: “thuận nhi bất tác” (nói theo, dựa theo người xưa
mà không sáng tạo)
Tồn tại song song với nhưng khái niệm và quan niệm về mệnh trời, về những biến động vô lường của cuộc sống con người, về hình tượng nhan sắc bị vùi dập bởi tạo hóa:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền vỡi chữ tai một vần
Nguyễn Du lại khẳng định:
Sinh rằng giải cấu là duyên
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều
Ví dù giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân
Hay như hai câu ở đoạn cuối:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Hòa vào màu sắc của tư tưởng Phật giáo ở những câu thơ trên là nét tư tưởng Nho giáo của Khổng Mạnh: con người bằng nỗ lực chủ quan có thể vượt lên trên số phận
Những câu thơ mang tính chất triết lí đóng vai trò bình luận ngoại đề đã dẫn ra ở trên đã chứng minh rằng Nguyễn Du không phải một triết gai lạnh lùng khách quan ngoài cuộc sống để tổng kết nhân sinh Nhà thơ không chỉ có cái nhìn sắc xảo
“trông thấu sáu cõi” mà còn có một trái tim nhân hậu, “một tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, bởi vì nhà thơ đã hướng tới một lớp người bình thường trong xã hội, chính là người phụ nữ Từng câu thơ trong “Truyện Kiều” là hành trình nhà thơ luận giải số mệnh của người phụ nữ, tìm đến chân trời hạnh phúc cho họ Khát vọng tha thiết và sâu sắc đó được thể hiện sinh động phong phú, đa dạng trong toàn
bộ diễn biến của cốt truyện
Với Nguyễn Du, người phát ngôn cho thuyết Thiên mệnh không phải chỉ là một Nhà Nho lớp trên mà ngay cả những người bình thường nhất cũng nói lên rất mạnh dạn Hơn ai hết họ là những người trực tiếp chịu nỗi đau khổ, phát ngôn của họ là nhưng triết lí ngậm ngùi đau đớn:
“Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Trang 6Thúy Kiều đã bộc lộ một xúc động mạnh mẽ bằng một lời than cho số phận của toàn thể kiếp hồng nhan Bên cạnh yếu tố duy tâm về số mệnh và cảm hứng nhân văn sâu xa, bi thiết về một số phận của một lớp người tượng trưng cho giá trị đẹp
đẽ của nhân loại nhưng bị vùi dập đắng cay tàn nhẫn Như vậy thuyết “Thiên mệnh” trong “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du nâng cao hơn một bậc: để cảm thương cho số phận của con người
Trước mệnh trời, nhân vật của Nguyễn Du đã nhiều lần cất lên tiếng thở dài dự cảm lo lắng cho “mệnh” của mình:
“Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”
Rồi có lúc tiếc nối:
“Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”
Người tài là thế cớ sao trời lại đối xử bất công? Đó là câu hỏi không chỉ của riêng Nguyễn Du, đó là câu hỏi của nhiều tác giả, nhiều lớp người trong xã hội đương thời
Có lúc đâu khổ đến gần tuyệt vọng, nhân vật của Nguyễn Du lại thở than và phó cho Thiên mệnh:
“Rủi may âu cũng sự trời
Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên”
Nhưng rồi không cam chịu, Thúy Kiều lại đay nghiến, đay nghiến cho số mệnh của mình nhưng thực chất là đay nghiến thế lực đã gây ra cho mình mệnh này:
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi”
“ Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
Nghĩ đời mà ngán sự đời
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
‘Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”
Như nhiều tác giả khác, Nguyễn Du luôn băn khoăn đi tìm con đường giải đáp cho nỗi thống khổ của con người Khi ông nhắc đến trời xanh đó là lúc ông dựa vào giáo điều Nho gia để tìm phương cứu chữa Khi ông xem trời là một thế lực huyền
bí vạn năng có thể:
Trang 7“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Đó là lúc ông vừa an ủi, vừa khuyên con người gắng chịu đựng chứ đừng “trách lẫn trười gần trời xa” Cũng có khi ông giải thích nỗi thống khổ của con người bằng triết lí Phật giáo nhưng trong căn bản con người Nguyễn Du, phần căn bản vẫn là sự đồng cảm thấm thía với nỗi đau và những mơ ước của con người Tấm lòng nhân đạo “nghĩ suốt cả nghìn đời” ấy đã đưa Nguyễn Du hướng về triết lí chứa chan tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, về với quần chúng
Thuyết “Thiên mệnh” của Nguyễn Du được trình bày trong “Truyện Kiều” là sự tổng kết qua nhiều năm tháng sống dưới chế độ cũ Nhưng quan niệm triết lí ấy được bổ sung thêm bởi thực tiễn quần chúng Trời ở đây không phải chỉ một thế lực xa xôi mà chính là chế độ xã hội đương thời Đó mới là kẻ thự sự gây ra cho người phụ nữ bao nỗi thống khổ Chỉ có điều Nguyễn Du khong đề cập một cách trực tiếp, cũng bởi tác giả là một nhà Nho nên chưa vượt qua hạn chế của ý thức hệ phong kiến Thế giới quan của nhà thơ còn tồn tại một số quan niệm duy tâm siêu hình, đó là thuyết “Thiên mệnh” được nhà thơ cụ thể hóa qua các quan niệm “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh” Những tư tưởng đó gây ra những mâu thuẫn trong thế giới quan của nhà thơ làm thành mâu thuẫn trong “Truyện Kiều”: mâu thuẫn trong nhận thức và lí giải về số phận con người Nhận thức của nhà thơ
về số phận con người là rất đúng, rất sâu sắc Nhưng khi đi vào giải thích vì sao con người đau khổ, vì sao Thúy Kiều khổ thì lại chưa thỏa đáng Song, niềm tự hào, trân trọng của người đời sau về một đại thi hào dân tộc, một kiệt tác của nhân loại vẫn không bao giờ vơi cạn
2.2.2 Ảnh hưởng của đạo đức làm người
‘Đạo” là một trong những vấn đề được hầu hết được các tác giả quan tâm bởi đó là
cơ sở tư tưởng cua tác phẩm Nho giáo với các nguyên tắc đạo đức của nó chi phối quan điểm sáng tác của các tác giả văn học Việt Nam thời trung đại Cũng là lựa chọn đạo Nho nhưng ở mỗi người, mỗi thời đại mỗi sự lựa chọn mỗi khác Và cũng tùy thuộc vào thời đại mà những khái niệm của đạo Nho được diễn đạt linh hoạt khác nhau Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến bốn chữ : “trung, hiếu, tiết, nghĩa” được Nguyễn Du thể hiện thông qua các nhân vật trong “Truyện Kiều” Chữ “trung” của kể bề tôi được khẳng định một cách tuyệt đối Trong “Truyện Kiều” chữ “trung” tập trung qua người anh hùng Từ Hải Từ Hải được Nguyễn Du xây dựng với tất cả những nét phi thường từ tài năng, hành động, cho đến lí tưởng Đặc biệt là lí tưởng với lòng khát khao tự do và ham chuộng công lí Từ là con người sống và hành động hoàn toàn không bị một dục vọng nhỏ bé nào ràng buộc
cả, sống là “đội trời, đạp đất”:
“Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nẳ gánh non sông một chèo”
Trang 8Trong tác phẩm, Từ Hải đã nổi dậy chống lại triều đình với mong muốn xây dựng một cõi biên thùy và thỏa chí “một tay gây dựng cơ đồ” Như vậy, nhân vật của Nguyễn Du cũng như nhà thơ đã phạm chữ “trung” Xét theo quốc pháp thì đó là trọng tội Nhưng thực tế lúc bấy giờ vua không sáng, kỉ cương phép nước bị đảo lộn, nếu như kẻ bề tôi giữ chữ “trung” đúng với bản chất thì không hợp thời Từ Hải được Nguyễn Du dốc công xây dựng và được người đọc đón nhận Từ Hải nổi lên như một thần tượng của lòng khao khát tự do Thực chất tự do của Từ Hải mang tính chất chống lại trật tự phong kiến và cũng mang màu sắc chính trị xã hội,
là tư tưởng vô quân thực sự Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, một xã hội không thừa nhận tự do của con người thì tự do và chữ “trung” của người anh hùng
Từ Hải mang một ý nghĩa tiến bộ
Chữ “hiếu” được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều Con người thiết tha với hạnh phúc tình yêu ấy cũng chính là một con người giàu lòng hiếu thảo Chữ “hiếu” khi đặt vào hình tượng người con gái sẽ làm cho người con gái thêm đẹp và chữ ‘hiếu” càng thêm cao Gia đình gặp tai biến, Kiều đã không chút do dự hy sinh mối tình đầu bán mình để cứu gia đình Rơi vào tay Mã Giám Sinh biết mình phải làm gái lầu xanh, Kiều toan tự tử nhưng sợ liên lụy cha mẹ nên đành cắn răng chịu đựng Nỗi nhớ huyên đường luôn giày vò trong suốt mười lăm năm lưu lạc Chữ “hiếu” được Nguyễn Du thể hiện trong tác phẩm gần gũi với người dân, không thổi phồng
và cũng không khoa trương hay lí tưởng hóa
Chữ ‘tiết” trong “Truyện Kiều” là điều quan tâm cho cảm hứng của người đời sau Nếu như cụ đồ Chiểu xây dựng nhân vật Nguyệt Nga rực rỡ với chữ “tiết”thì thì nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du lại gây ra nhiều tranh luận Bên cạnh lời khen
và ca ngợi nàng cũng không ít lời phê phán, họ trách cả Nguyễn Du Tuy nhiên cũng giống như chữ “trung” do hoàn cảnh xã hội, chữ “trung” phải cải biến cho phù hợp thì chữ “tiết” cũng phải mở rộng để thích nghi Thêm nữa, Nguyễn Du là một nhà Nho nên không bao giờ đọan tuyệt với truyền thống
“Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai”
Thì từ đáy lòng mình, Kiều tin chắc chắn là như vậy và không thể lường trước được những tai họa ghê gớm có thể xảy ra Nhưng rồi tai họa xảy ra, Thúy Kiều không thể khăng khăng giữ mối tình của mình trong khi gia biến Phải có tiền để chuộc cha, nàng đành thất hứa cùng Kim Trọng, bán mình làm lẽ cho người khác
Mĩ học truyền thống quen với xu hướng lí tưởng hóa không thể chấp nhận một giải pháp như thế Nó đòi hỏi bằng bất cứ giá nào, nhân vật cũng phải giữ đúng lời đã hứa nếu không thì phải bằng cái chết để tránh một chọn lựa mà giữ cái này thì phải
bỏ cái khác Nhưng trong hoàn cảnh như vậy, nếu Kiều làm thế nàng sẽ đánh mất chữ “hiếu”
Thúy Kiều không muốn yêu người nào khác ngoài Kim Trọng Nhưng thực tế cuộc đời bắt nàng phải chung chạ với Mã Giám Sinh, hứa hẹn với Sở Khanh, sau đó lại
Trang 9lấy Thúc Sinh, lại yêu Từ Hải Đối với Từ Hải, Thúy Kiều đã yêu một tình yêu tha thiết không khác gì tình yêu trước kia đối với Kim Trọng Ngay cả khi lấy Thúc Sinh cũng như làm vợ Từ Hải trong sâu thẳm trong lòng Kiều vẫn có một chỗ cho bóng hình Kim Trọng Tất cả những điều đó là biểu hiện của Chữ “tiết” theo riêng Nguyễn Du Đó là một sự cảm thông, một niềm trân trọng cho duyên kiếp của một người phụ nữ
Thúy Kiều phải tiếp khách lầu xanh, có sự thay đổi về thân phận nhưng không bao giờ thay đổi tâm hồn và tính cách Chính và lẽ đó mà bút lực của Nguyễn Du luôn dồi dào những lời ca ngợi Mười lăm năm trải qua biết bao nhiêu thân phận, trước mặt người yêu cũ, nàng vẫn có thể nói một cách tự hào về mình:
“Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”
Đến đây lại có một quan niệm mới về chữ “trinh” Theo quan niệm Nho giáo, chữ
“trinh” đáng giá ngàn vàng Nhiều lúc quan niệm cua giai cấp phong kiến và quan niệm xã hội ấy đã chặn đứng quyền sống và quyền làm lại cuộc đời của những nạn nhân xã hội Nhưng Nguyễn Du sớm có con đường cách tân với quan niệm mới mẻ
về chữ “trinh” Nhà thơ đã để Kim Trọng nói với Thúy Kiều trong màn đoàn viên:
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh
Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình áy vay?
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”
Dưới hình thức triết lí Nho giáo: Kinh và quyền, biến và Thường, Nguyễn Du đã
“chiêu tuyết” cho Thúy Kiều Đây không phải là chữ “trinh” cứng nhắc và cực đoan của Tống Nho mà đó là sự vận dụng linh hoạt những nguyên tắc đạo đức Nho gia Về thực chất đó là cái nhìn tiên tiến, phi phong kiến: một phụ nữ có tâm hồn trong trằng vẫn giữ được phẩm chất cao quý dù thân xác nàng có bị ô nhục Nàng vẫn là hình ảnh tượng trưng cho những “tấm lòng như tuyết như băng” Cái nhìn động, đầy tinh thần nhân đạo ấy đã đi ngược lại với cái nhìn tĩnh, phi lí và bất công của giai cấp phong kiến đối với chữ tiết của người phụ nữ Bằng lời lẽ có tình có lí của Kim Trọng, Nguyễn Du đã xác định tiết hạnh của Thúy Kiều Đó cũng chính là cảm thương cho thân phận của Nguyễn Du đàn cho thân phận của người phụ nữ Như vậy, trung, hiếu, tiết nghĩa trong “Truyện Kiều”không phải rập khuôn cứng nhắc mà biến đổi linh hoạt Nó không phải lí thuyết khô khan mà nhẹ nhàng đằm thắm dễ dàng đi vào tình cảm con người Chính vì lẽ đó, người đọc nhớ Nguyễn
Du không phải là nhớ về một nhà Nho thuyết đạo mà nhớ về một con người bình dị của những con người bình thường cùng thời đại
Trang 10KẾT LUẬN
Xuân đến rồi sẽ đi, hoa nở rồi sẽ tàn, trăng tròn rồi lại khuyết, nào ai đâu thay đổi được quy luật còn mất của cuộc đời Nhưng có một người tên tuổi mãi không bao giờ chết, một tài năng năm tháng không hề phai nhạt, một trái tim luôn tươi dòng máu Con người ấy, tài năng ấy, trái tim ấy chính là đại thi hào dân tộc Nguyễn Du Ông là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, là ánh hào quang rực rỡ trên nề văn chương nước nhà và là người khẳng định sức sống trường tồn, bất diệt của tinh hoa văn hóa nhân loại
Với tất cả những điều mà tác giả thể hiện trong tác phẩm, thiết nghĩ khi cầm bút viết Đoạn trường tân thanh nhà thơ đang ở trong tâm trạng Dị đại tương lai khôn sái lệ (khác thời đại thương nhau bỗng tráo nước mắt), chứ không phải trong tư thế của một họa sĩ chỉ cốt vẽ một bức vẽ nhiều đường nét mà lưu lại cho đời Thế nhưng bằng cái tài hiên bẩm cộng với tấm lòng của người nghệ sĩ giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Du đã biến Truyện Kiều trở thành một bức tranh sống động nhờ
sự vận dụng linh hoạt những tư tưởng triết học Nho giáo Nó không những thể hiện phong cách thơ ca trung đại mà còn khảng định được tấm lòng của và nét tư tưởng
đi tiên phong so với thời đại Nó không chỉ đưa “Truyện Kiều” đến với tầng lớp bác học, thâm Nho mà còn thân thuộc với những người bình dân ít học