MỞ ĐẦU i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH VẼ vii TỪ VIẾT TẮT x CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1. Tụ điện 2 2.1.1. Quá trình phát triển của tụ điện 2 2.1.2. Nguyên lý hoạt động và một số đại lượng đặc trưng của tụ điện 4 2.1.3. Tụ điện vật lý 6 2.1.4. Tụ điện điện hóa 6 2.1.5. Ứng dụng của tụ điện điện hóa 7 13 2.2. Vật liệu 14 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Phương tiện nghiên cứu 22 3.1.1. Dụng cụ, thiết bị 22 3.1.2. Hóa chất 22 3.2. Quy trình thực nghiệm 23 3.2.1. Quy trình 1 Quy trình tổng hợp Mn3O4 và Mn2O3 23 3.2.2. Quy trình 2 – Quy trình tổng hợp MnO2C 24 3.2.3. Quy trình 3 Quy trình tổng hợp MnO2 Birnessite 25 3.3. Khảo sát cấu trúc và hình thái học của vật liệu 26 3.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (X – Ray Diffraction, XRD) 26 3.3.2. Phương pháp hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy, SEM) 27 3.3.3. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy, TEM) 27 3.3.4. Chuẩn độ số oxi hóa 28 3.3.5. Phương pháp quang phổ hấp phụ ngọn lửa nguyên tử (Fire Atomic Absorption Spectrophotometric, FAAS) 29 3.4. Khảo sát tính chất điện hóa 30 3.4.1. Quét thế vòng tuần hoàn (Cylic Voltammetry, CV) 30 3.4.2. Phương pháp đo phóng nạp ở dòng cố định (Galvanostatic Cycling with Potential Limination, GCPL) 32 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Khảo sát cấu trúc và hình thái vật liệu 34 4.1.1. Đánh giá cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ tia X 34 4.1.2. Đánh giá hình thái học và kích thước hạt 37 4.1.3. Xác định thành phần nguyên tố trong vật liệu 41 4.2. Khảo sát tính chất điện hóa của vật liệu 42 4.2.1. Phương pháp quét thế vòng tuần hoàn CV 43 4.2.2. Phương pháp đo phóng nạp ở dòng cố định (GCPL) 57 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy, Cô trong khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng để có điều kiện tham gia nghiên cứu, làm đồ án tốt nghiệp tại bộ môn Hóa Lý – Khoa Hóa –Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy TS. Trần Văn Mẫn (Bộ môn Hóa Lý – Khoa Hóa –Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM), người đã luôn theo sát, chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em xin gửi tới Thầy lời cảm ơn chân thành nhất. Người luôn luôn đồng hành, động viên và cho em những góp ý chân thành trong lúc em khó khăn nhất với ý tưởng đề tài, cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô TS. Lê Mỹ Loan Phụng (Bộ môn Hóa Lý - Khoa Hóa - Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM), cảm ơn Cô vì tất cả những giúp đỡ của Cô trong suốt quá trình em thực hiện đề tài. Đồng thời, cho phép em gửi lời tri ân sâu sắc tới Cô Vũ Thị Hồng Phượng (Khoa Hóa học và Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu), Cô đã dìu dắt và cho em những lời khuyên bổ ích trong những ngày đầu nhận đề tài tại trường Đại Học Khoa học Tự nhiên. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Huỳnh Lê Thanh Nguyên, anh Hà Thế An, anh Nguyễn Văn Hoàng (Phòng điện hóa ứng dụng - Bộ môn Hóa Lý - Khoa Hóa - Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM), những người đã luôn động viên, cho em những kinh nghiệm quý báu trong khi em gặp khó khăn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô trong hội đồng phản biện đã dành nhiều thời gian quý báu để đọc và phản biện, góp phần vào sự hoàn thiện của đề tài này. Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 1 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT Cảm ơn bạn Mỹ Vân (bộ môn Hóa Lý - Khoa Hóa - Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM ) đã luôn luôn động viên, quan tâm, chia sẻ cho mình những điều bổ ích trong học tập cũng như trong cuộc sống, tiếp thêm động lực cho mình gắn bó với đề tài này. Đồng thời, gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn Sơn, Linh, Phương, Tuyên, Hiếu, Tùng (phòng điện hóa ứng dụng - Bộ môn Hóa Lý - Khoa Hóa - Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM). Lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc, con muốn gửi đến Bố, Mẹ, những người luôn yêu thương, động viên con, tạo mọi điều kiện cho con học tập và phấn đấu để không thua thiệt với bạn bè và xã hội. Cảm ơn tình yêu thương vô bờ bến mà gia đình dành cho con, làm điểm tựa và nguồn an ủi cho con lúc khó khăn nhất trong quá trình con thực hiện đề tài này cũng như trong cuộc sống. Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 2 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT A.O Acid Oxalic CTCT Công Thức Cấu Tạo CV Quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic Voltammetry) EDLCs Tụ điện lớp kép (Electrode double layer capacitor) ESR Điện trở tương đương (Equivalent Series Resistance) GCPL Đo phóng - nạp ở chế độ dòng không đổi (Galvanostatic Cycling with Potential Limitation) PTFE Polytetrafluoroethylene PVDF Poly (vinylidenefluoride) SEM Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy) TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy) XRD Nhiễu xạ tia X (X-ray Diffraction) Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 3 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT DANH MỤC BẢNG Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 4 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT DANH MỤC HÌNH VẼ Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 5 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT MỞ ĐẦU Nhu cầu năng lượng trên thế giới càng ngày càng cao cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi các nhà khoa học không ngừng nâng cao chất lượng các nguồn năng lượng thay thế, đặc biệt là các loại pin và ắc quy. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đang tập trung vào các hệ thống tích trữ năng lượng linh hoạt nhằm ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm các thiết bị điện, linh kiện điện tử, hệ thống quản lý năng lượng và các thiết bị khác. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng của pin là có tổng năng lượng tích trữ lớn nhưng tốc độ phóng chậm. Tụ điện điện hóa cùng với những ưu điểm vượt trội như điện dung riêng lớn, tốc độ phóng nạp nhanh, tuổi thọ dài, vận hành an toàn đang được xem xét là một trong những thiết bị chuyển đổi và tích trữ năng lượng tốt đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Tụ điện tích trữ năng lượng thấp hơn nhưng do khả năng phóng nạp nhanh nên công suất riêng của tụ thường cao hơn so với pin tuy nhiên, xét về mặt mật độ năng lượng thì tụ điện thấp hơn. Do đó, để tăng mật độ năng lượng cho tụ điện thì việc nghiên cứu và ứng dụng oxit kim loại chuyển tiếp làm vật liệu cho tụ điện điện hóa đang được đẩy mạnh. Oxit kim loại đang là hướng nghiên cứu hấp dẫn trong việc ứng dụng làm vật liệu điện cực vì chúng có điện dung riêng cao, điện trở thấp, dễ dàng thu được năng lượng cao và công suất lớn. Một trong những oxit kim loại đang được quan tâm nghiên cứu hiện nay là các dạng mangan oxit Mn x O y . Mangan oxit có dung lượng lớn nên được ứng dụng phổ biến để chế tạo điện cực trong các nguồn điện. Có nhiều phương pháp sử dụng để tổng hợp mangan oxit như phương pháp hóa học, phương pháp điện phân, phương pháp thủy nhiệt…Trong phạm vi cho phép của đề tài về mặt thời gian và thiết bị, chúng tôi đi vào nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tổng hợp và khảo sát tính chất các hệ vật liệu mangan oxit ứng dụng làm vật liệu điện cực” dựa trên phương pháp hóa học. Nội dung chủ yếu của đề tài này là tổng hợp các dạng vật liệu mangan oxit theo phương pháp hóa học, từ đó đi vào khảo sát tính chất điện hóa của các dạng vật liệu Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 6 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT thông qua phương pháp quét thế vòng tuần hoàn và đánh giá tính năng phóng - nạp thông qua mô hình 3 điện cực. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đang tập trung vào các hệ thống tích trữ năng lượng linh hoạt nhằm ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm các thiết bị điện, linh kiện điện tử, hệ thống quản lý năng lượng và các thiết bị khác. Tụ điện điện hóa cùng với những ưu điểm vượt trội như điện dung riêng lớn, tốc độ phóng nạp nhanh, tuổi thọ dài, vận hành an toàn được xem như một trong những thiết bị chuyển đổi và tích trữ năng lượng tốt nhất và đáp ứng nhu cầu trong tương lai.Các vật liệu khác nhau như cacbon hoạt tính, polymer dẫn và kim loại chuyển tiếp đang được khảo sát để sử dụng làm vật liệu điện cực cho tụ điện điện hóa. Trong tất cả các vật liệu, oxit mangan hứa hẹn sẽ là vật liệu cho các thế hệ tiếp theo của siêu tụ điện bởi các tính năng ưu việt như chi phí thấp, thân thiện với môi trường, điện dung riêng lớn.Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào vấn đề tổng hợp các dạng oxit mangan theo phương pháp hóa học, từ đó đi vào khảo sát cấu trúc, các tính chất điện hóa của vật liệu thông qua các phương pháp nhiễu xạ tia X, quét thế vòng tuần hoàn và đánh giá tính năng phóng sạc thông qua mô hình 3 điện cực. 1.2. Mục tiêu đề tài - Tổng hợp các dạng vật liệu mangan oxit ứng dụng cho tụ điện điện hóa Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 7 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT - Đánh giá cấu trúc, hình thái vật liệu bằng nhiễu xạ tia X (X-ray Diffraction, XRD), kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy, SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy, TEM). - Khảo sát tính chất điện hóa các vật liệu tổng hợp bằng các phương pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic Voltammetry, CV), đo phóng - nạp ở chế độ dòng không đổi (Galvanostatic Cycling with Potential Limitation, GCPL). CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Tụ điện Tụ điện là một linh kiện điện tử được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử, mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động. Chúng bao gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau bởi một lớp điện môi. Người ta thường dùng giấy, gốm, mica hay giấy tẩm hóa chất làm chất điện môi và người ta cũng phân loại tụ điện theo tên gọi chất điện môi này (Hình 2.1). Hình 2.1 Cấu tạo chung của tụ điện 2.1.1. Quá trình phát triển của tụ điện Quá trình tích trữ điện trên bề mặt giữa kim loại và dung dịch điện cực đã được các nhà hóa học nghiên cứu kể từ thế kỷ 19 nhưng vấn đề sử dụng tụ điện lớp kép chỉ bắt đầu được sử dụng từ năm 1957 khi một phát minh của hãng General Electric cho tụ điện sử dụng điện cực cacbon (Hình 2.2). Mặc dù bằng sáng chế chứng tỏ rằng “nó Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 8 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT không thích hợp để cho biết chính xác những gì diễn ra khi thiết bị được sử dụng như là một thiết bị tích trữ điện”, người ta cho rằng năng lượng được tích trữ trong các mao quản của cacbon và tụ điện này mang lại điện dung khá cao. Hình 2.2 Mô hình tụ điện General Electric và mô hình tụ điện của hãng Sohio Sau đó, vào năm 1966, công ty Standard Oil, Clerverland, Ohio (SOHIO) đã cho ra đời thiết bị được tích trữ năng lượng giữa hai bề mặt lớp điện kép (Hình 2.2). Kể từ đó, Sohio đã sử dụng lớp điện kép giữa hai bề mặt như là một tụ điện mang lại điện dung tương đối cao và từ đó đã đi đến vấn đề phát minh tụ điện dạng đĩa vào năm 1970 sử dụng cacbin dạng miếng làm điện cực (Hình 2.3). Hình 2.3 Một số sản phẩm bán ra thị trường của tụ dạng đĩa Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 9 Khoa Hóa học và CNTP Đồ án tốt nghiệp đại học_Khóa 2010 – 2014 Trường ĐHBRVT Từ năm 1971, một bộ phận Sohio đã phát triển kỹ thuật NEC. NEC đã tập trung vào việc sản xuất thành công thương mại đầu tiên tụ điện lớp kép gọi là tụ điện điện hóa. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị này là điện thế thấp, điện trở cao do đó người ta đang cố gắng tìm ra một con đường khác để cải thiện. Vào những năm 1980, một số công ty đã tập trung vào việc sản xuất tụ điện điện hóa. Kể từ năm 1978, công ty Matsushita Electric Industrial đã phát triển tụ điện được cho là “tụ điện vàng”. Năm 1987, ELNA đã bắt đầu phát triển tụ điện lớp kép của họ mang tên “Dynacap”. Tụ điện lớp kép đã được phát triển bởi PRI, “Tụ điện điện hóa PRI” đã được phát triển từ năm 1982, sử dụng oxit kim loại làm điện cực. Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều công ty sản xuất tụ điện lớp kép (Electrochemical Double Layer Capacitors – EDLCs) làm tụ điện thương mại, NEC và Panasonic (Nhật Bản) đã sản xuất được EDLC kể từ những năm 1980. Các công ty Epcos (Mỹ), ELNA, AVX và Cooper cũng đã sản xuất ra các vật liệu điện cực cho tụ điện trong khi đó Evans và Maxwell cũng đã khám phá ra những thiết bị có sự cân bằng điện thế. Thị trường quốc tế Kold Ban đã thiết kế tụ điện điện hóa sử dụng cho động cơ đốt trong trong thời tiết lạnh, ESMA ở Nga cũng đã bán rộng rãi các sản phẩm khác nhau mang kiểu EDLC cho các thiết bị có công suất cao, thiết bị điện, và cho cả các động cơ đốt trong. Các hướng nghiên cứu đang tập trung cải thiện cả về mặt năng lượng riêng và tỷ trọng riêng cho công nghệ EDLCs trong đó Cacbon hoạt tính đang được xem là vật liệu điện cực được sử dụng nhiều nhất cho các tụ điện điện hóa thương mại, các nghiên cứu đã xác định được các hệ số ảnh hưởng lên điện dung riêng và dãy điện trở trên những vật liệu này. Ngoài ra, người ta đang phát triển các vật liệu điện cực mới để khắc phục các nhược điểm của cacbon hoạt tính như cacbon sợi nano, các oxit kim loại mang lại điện dung cao và giảm điện trở. 2.1.2. Nguyên lý hoạt động và một số đại lượng đặc trưng của tụ điện Nguyên lý hoạt động của tụ điện cũng tương tự như nguyên lý hoạt động của pin. Về nguyên tắc thì hoạt động của tụ điện vật lý và tụ điện hóa học cũng tương tự nhau nên trong phạm vi đề tài này đưa ra nguyên lý hoạt động của tụ điện hóa học. Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học 10 Khoa Hóa học và CNTP [...]... trộn giữa vật liệu cacbon và polymer dẫn hoặc các oxit kim loại và kết hợp cả hai cơ chế vật lý và hóa học để dự trữ điện tích trên một điện cực Vật liệu cacbon trong composit cung cấp một phần dung lượng do hình thành lớp kép điện tích và cung cấp khung sườn có diện tích bề mặt cao làm tăng sự tiếp xúc giữa vật liệu và chất điện giải, đồng thời làm tăng độ dẫn cho vật liệu Các vật liệu giả tụ điện có... tụ điện điện hóa 2.2 Vật liệu Mangan oxit là vật liệu có điện dung riêng (C sp) lớn và độ bền tốt nên được sử dụng chủ yếu để chế tạo điện cực trong tụ điện điện hóa Hiện nay có nhiều phương pháp tổng hợp mangan oxit như phương pháp điện phân, phương pháp hóa học, phương pháp thủy nhiệt… • a Các phương pháp tổng hợp mangan oxit Phương pháp điện phân [7]: Đây là phương pháp phổ biến để tổng hợp mangan. .. tốt và có thuộc tính hấp phụ phân tử tốt, do đó chúng có thể được sử dụng làm rây ion, rây phân tử hay xúc tác tương tự như nhôm hoạt tính Tính chất điện hóa cũng như từ tính của mangan oxit cũng là một điểm thu hút các nhà nghiên cứu để khai thác các ưu điểm này của vật liệu nhằm ứng dụng làm vật liệu cho pin lithium và làm vật liệu có từ tính Cấu trúc đường hầm cũng như cấu trúc dạng lưới của vật liệu. .. 2.1.3 Tụ điện vật lý Tụ điện gồm 2 điện cực cách nhau bởi lớp điện môi cách điện Khi áp thế vào tụ điện các điện tích được tích trên bề mặt mỗi điện cực, các điện tích này được giữ cách ra bởi lớp điện môi do đó giữa hai mặt điện cực xuất hiện cùng một điện trường, cho phép tụ có thể dự trữ năng lượng Hình 2.5 Mô hình của tụ điện vật lý Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học CNTP 12 Khoa Hóa học và Đồ án... Khi thế được áp vào, các điện tích tích tụ trên bề mặt điện cực, lực hút tĩnh điện sẽ hút các điện tích trái dấu của các ion trong chất điện phân và nó sẽ khuếch tán qua dãy phân cách đi vào trong các lỗ trống của điện cực phía đối diện Các điện cực được thiết kế để ngăn cản sự tái tổ hợp của các ion trái dấu Do đó, một lớp điện tích kép sẽ được tạo tạo ra trên bề mặt điện cực Các lớp kép cùng với... trong các phản ứng điện hóa, ứng dụng trong pin và trong các thiết bị từ bởi chúng có cấu trúc khá linh động trong cả thuộc tính vật lý lẫn trong thuộc tính hóa học Trong số các oxit của mangan thì Mn2O3 được biết đến là một xúc tác rẻ, thân thiện với môi trường, dùng để loại bỏ CO và NO khỏi khí thải, đồng thời được sử dụng để sản xuất các vật liệu từ mềm như hợp chất MnxZnyFez Vật liệu mangan oxit. .. thành vật liệu này khá cao do đó các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phát triển các phương pháp tổng hợp vật liệu và các vật liệu composit để giảm giá thành vật liệu này mà vẫn có thể giữ được các giá trị mà RuO2 mang lại c Tụ điện lai hóa Tụ lai hóa là sự nổ lực để khai thác các ưu điểm, giảm những nhược điểm của EDLCs và giả tụ điện Sử dụng cả 2 quá trình Faraday và không Faraday để dự trữ điện. .. học trong quá trình đan xen của các ion Vì vậy, không giống như polymer dẫn, vật liệu composit bền hơn sau nhiều chu kỳ phóng - nạp so với các EDLCs Bất đối xứng Tụ điện lai hóa bất đối xứng là sự kết hợp giũa quá trình Faraday và không Faraday, do kết hợp giữa điện cực EDLCs và điện cực giả tụ điện Đặc biệt, sự kết hợp giữa điện cực âm là cacbon hoạt tính và điện cực dương là polymer đã thu hút... 2014 ĐHBRVT Trường tụ điện điện hóa Các nghiên cứu về lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào việc sử dụng niken hidroxit, chì đioxit và LTO (Li 4Ti5O12) làm điện cực và điện cực còn lại làm từ cacbon hoạt tính Mặc dù có rất ít tài liệu nghiên cứu về hướng này so với các loại tụ lai khác, tuy nhiên các kết quả thu được khá khả quan vì có thể thu hẹp khoảng cách giữa tụ điện điện hóa và pin trong tương lai... của nó và oxit có công thức đơn giản là Mn 2O3 [3] Hình 2.8 Cấu trúc của Mn 2 O 3 [7] Tính chất ứng dụng cho tụ điện điện hóa Trong nghiên cứu của S Komaba, et al [14] đã nhận định Mn 2O3 là một dạng vật liệu mangan oxit có khả năng hoạt động điện hóa cao với điện dung khoảng 80 F/g sau 300 chu kỳ phóng - nạp Điều này chứng tỏ vật liệu Mn 2O3 là một dạng vật liệu có tính bền khá tốt Hợp chất Mn3O4 . Tụ điện vật lý Tụ điện gồm 2 điện cực cách nhau bởi lớp điện môi cách điện. Khi áp thế vào tụ điện các điện tích được tích trên bề mặt mỗi điện cực, các điện tích này được giữ cách ra bởi lớp điện. liệu mangan oxit ứng dụng làm vật liệu điện cực dựa trên phương pháp hóa học. Nội dung chủ yếu của đề tài này là tổng hợp các dạng vật liệu mangan oxit theo phương pháp hóa học, từ đó đi vào khảo. cứu và phát triển các kỹ năng mới của tụ điện điện hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các ứng dụng và cải thiện hiệu suất của tụ điện điện hóa. 2.2. Vật liệu Mangan oxit là vật liệu có điện