KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tổng hợp và khảo sát tính chất các hệ vật liệu mangan oxit ứng dụng làm vật liệu điện cực (Trang 72 - 74)

5.1. Kết luận

Đề tài đã tìm hiểu và nghiên cứu được những vấn đề như sau:

• Tổng hợp thành cơng các dạng mangan oxit bao gồm Mn2O3, Mn3O4, MnO2/C, MnO2 Birnessite theo phương pháp khử hóa học.

• Các đặc trưng về phổ nguyên tử và hình thái các vật liệu tổng hợp thơng qua phương pháp XRD, SEM, TEM có sự tương đồng với phổ của các nhóm nghiên cứu khác. Các vật liệu có kích thước nano, bề mặt và kích thước hạt khá đồng đều, trừ vật liệu MnO2Birnessite có kích thước hạt khá lớn và hiện tượng kết đám khá mạnh do ảnh hưởng của nhiệt độ tổng hợp (500oC).

• Khảo sát được sự ảnh hưởng của thế quét và dung môi điện giải lên sự biến thiên điện dung riêng của các vật liệu.

 Khoảng thế -0.1 – 0.9V mang lại điện dung riêng cao hơn so với khảo sát trong khoảng thế 0 – 0.8 V.

 Khảo sát trong dung môi Na+ mang lại điện dung riêng cao hơn so với khảo sát trong dung mơi Li+.

• So sánh được điện dung riêng của các dạng vật liệu mangan oxit tổng hợp được, trong đó vật liệu MnO2 Birnessite có điện dung riêng cao nhất ~220 F/g, vật liệu MnO2/C có độ ổn định tốt nhất chứng tỏ sự tham gia của thành phần Carbon mang lại hiệu ứng tốt trong vấn đề duy trì điện dung cho vật liệu.

5.2. Kiến nghị

Do hạn chế về thời gian thực hiện, đề tài này cịn một số vấn đề chưa được khảo sát. Do đó, một số kiến nghị để hoàn thiện cho đề tài này như sau:

• Về điều kiện tổng hợp: Với các nghiên cứu nhằm mục đích thu kích thước hạt nano thì nên tiến hành ở các nhiệt độ thấp hơn (100 – 200oC) vì ở nhiệt độ cao các hạt có khuynh hướng kết đám tạo kích thước lớn.

• Về khảo sát điện dung riêng: Cần tiến hành khảo sát sự thay đổi điện dung riêng trong các chất điện giải khác như K2SO4 để có cái nhìn khái qt hơn về ảnh hưởng của chất điện giải đến sự biến thiên của điện dung riêng. Bên cạnh đó, thử nghiệm đánh giá điện dung của các vật liệu trên mơ hình tụ thực tế do nhóm APC Lab tự thiết kế (Đề tài chỉ khảo sát trên mơ hình hệ cell 3 điện cực).

• Nghiên cứu, tìm hiểu và thử nghiệm thêm các quy trình tổng hợp các dạng khác của vật liệu mangan oxit như α–MnO2, β–MnO2…để so sánh tính chất điện hóa của các dạng vật liệu từ đó phát hiện các vật liệu tiềm năng trong việc ứng dụng làm vật liệu điện cực cho tụ điện điện hóa.

• Tối ưu hóa quy trình tổng hợp vật liệu có tiềm năng nhất là MnO2 Birnessite để giảm kích thước hạt.

Một phần của tài liệu Tổng hợp và khảo sát tính chất các hệ vật liệu mangan oxit ứng dụng làm vật liệu điện cực (Trang 72 - 74)