1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở

111 550 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 544,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐINH VĂN THUẬN TỔ CHỨC CHỮA LỖI CÂU TRONG BÀI LÀM VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI- 2006 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ~ 1 ~ ĐINH VĂN THUẬN TỔ CHỨC CHỮA LỖI CÂU TRONG BÀI LÀM VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT MÃ Sẩ: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN QUANG NINH HÀ NỘI- 2006 ~ 2 ~ Lời cảm ơn Luận văn thạc sĩ về đề tài “Hướng dẫn chữa lỗi câu trong bài làm văn của học sinh” đã được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Quang Ninh cùng sự quan tâm giúp đỡ của cỏc cỏn bộ giảng dạy, cỏn bộ quản lý trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, trong khoa Ngữ Văn và Nhà trường. Với tấm lòng thành kính, em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới PGS.TS Nguyễn Quang Ninh và các cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Tiếng Việt đã cho em kiến thức, nhiệt tình và lòng tự tin để em hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp, tới các thày cô và học sinh các trường THCS của Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để luận văn được hoàn thành. Hà Nội, tháng 10 năm 2006 TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ~ 3 ~ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy tiếng Việt trong nhà trường không chỉ có nhiệm vụ là dạy cho học sinh nói đúng mà còn là viết đúng, viết hay tiếng mẹ đẻ. Một trong cỏc khõu để dạy học sinh viÕt tốt là hoạt động chữa lỗi của chớnh cỏc em. Chữa lỗi câu là một nhiệm vụ của giáo viên để nâng cao chất lượng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên, việc chữa lỗi câu cho học sinh còn chưa thực sự được coi trọng trong nhà trường hiện nay, cách chữa còn tuỳ tiện. Giáo viên chủ yếu mới quan tâm đến chữa lỗi của một câu đơn lẻ, độc lập chứ chưa chú ý chữa lỗi câu đặt trong đoạn văn, bài văn của học sinh. Chính vì thế, việc chữa lỗi câu cho học sinh là mét điều rất đáng được quan tâm. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người. Công nghệ thông tin càng phát triển, ngôn ngữ càng phát huy được giá trị to lớn của mình. Ngôn ngữ viết trở nên quan trọng trong thời đại số hoá. Thế nhưng ta đang gặp tình trạng viết câu sai khá phổ biến trên sách báo và trong bài làm của học sinh. Có thể dễ dàng tìm thấy những cách diễn đạt sai ở nhiều tờ báo, cuốn sách xuất bản hằng ngày. Điều nguy hiểm là tần xuất cách diễn đạt sai mà học sinh tiếp xúc hằng ngày rất cao nên nhiều em, trong nhiều trường hợp, không thể xác định được đâu là diễn đạt đỳng đõu là diễn đạt sai. Tiếp thu thành tựu của ngữ pháp chức năng, dưới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp, cách dạy tiếng Việt trong các nhà trường hiện nay cần phải thay đổi. Dạy và học câu không chỉ dừng ở việc học các câu đơn lẻ, viết cỏc cõu độc lập mà phải luôn gắn câu với văn bản, với yêu cầu của một hoạt động giao tiếp cụ thể. Vấn đề chữa lỗi câu cũng đòi hỏi phải đặt câu trong văn bản. Như GS Cao Xuân Hạo đã khẳng định: “Muốn biết một câu văn nào đó đúng hay sai (chấp nhận được hay không chấp nhận được) không thể không đặt nó trong ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Những tri thức cho phép người bản ngữ thấy trong hoàn cảnh nào thì người nào có thể nói như thế này mà không được ~ 4 ~ nói như thế kia cũng là tri thức ngôn ngữ học, và không thể không được nói đến trong sách ngữ pháp”[23]. Chỉ có chữa lỗi câu đặt trong mối quan hệ với cỏc cõu khỏc mới bảo đảm cho câu được chữa không chỉ đúng ngữ pháp của một ngôn ngữ, mà còn đúng với những quy tắc của tư duy, của hoạt động giao tiếp. Với mục đích giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và mục đích ngày càng nâng cao chất lượng diễn đạt của học sinh, nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng ở trường phổ thông, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh trung học cơ sở”. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu, từ thực tiễn dạy Ngữ văn ở trường THCS, luận văn sẽ trình bày một cách tập trung và cụ thể vấn đề chữa lỗi câu trong các bài làm văn của học sinh trung học cơ sở. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Chữa câu sai là một lĩnh vực của khoa học giáo dục. Vì thế, nó không chỉ được các nhà ngôn ngữ học quan tâm mà còn được các nhà giáo, được những người mong muốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” coi trọng. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã trình bày các loại câu sai có thể gặp trong cỏc cụng trình tiếng Việt thực hành. Để nhìn lại một cách có hệ thống vấn đề chữa câu sai nói chung và chữa câu sai trong văn bản, trong bài làm văn của học sinh nói riêng, trước khi đi sâu vào bàn cách chữa câu cho học sinh, chúng tôi xin điểm qua một số công trình chính về vấn đề này đã được công bố trước đây. Cuốn sách có thể coi là sớm nhất viết về vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh là cuốn “Sai, đúng, hay trong việc dùng từ, đặt câu, chấm cõu” của các tác giả Nguyễn Hữu Tưởng - Nguyễn Thu - Lờ Xuân Khoa. Là sách viết cho học sinh cấp II (cấp THCS), các tác giả đã trình bày cách đặt câu từ đúng đến hay và đã chỉ ra những lỗi câu phổ biến mà học sinh hay mắc như lỗi ngữ pháp và lỗi lôgic [50]. ~ 5 ~ Tạp chí “Ngụn ngữ” cũng đã đăng nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà giáo dục về vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh. Có thể kể đến các bài như “Cú thể tìm con đường ngắn nhất để dạy viết đỳng cõu” của Trần Phô; “Lỗi ngữ pháp của học sinh- nguyên nhân và cách chữa” của Nguyễn Xuân Khoa; “Mối quan hệ giữa ý và lời trong quá trình hình thành một số kiểu câu sai của học sinh” của Nguyễn Mai Hồng; “Tỡm cỏch giỳp thờm cho học sinh viết đỳng cõu Tiếng Việt” của Diệp Quang Ban …[43]; [29]; [26]; [6]. Tạp chí “Nghiờn cứu giáo dục” cũng có nhiều bài rất đáng chú ý về vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh. Vớ dụ nh “Chập cấu trúc - Một quá trình tâm lý trong những câu sai của học sinh” của Nguyễn Đức Dân; “Về các phương pháp chữa câu sai cho học sinh” của Nguyễn Thanh Bình…[15]; [9]… Qua các bài viết trên, chúng ta thấy vấn đề lỗi câu và việc chữa lỗi câu cho học sinh đã trở thành một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong việc dạy tiếng Việt. Các bài viết đã đi sâu phân tích lỗi sai trong cấu trúc câu, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất cách chữa. Đây là những đóng góp quan trọng trong việc chữa câu sai cho học sinh. Nhưng đi theo hướng này thỡ khụng thÓ giải quyết được triệt để những vấn đề về lỗi câu trong thực tế dạy và học. Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Mai Hồng trong bài viết của mỡnh đó cú nhận xét: “Việc phân tích cấu trúc nội bộ của từng câu sai riêng lẻ là việc làm đầu tiên không thể thiếu được. Song nếu chỉ chú ý câu sai trong khuôn khổ một câu riêng lẻ, chóng ta sẽ bị hạn chế tầm nhìn và đi tới việc phân tích nguyên nhân không đầy đủ, đề ra cách chữa không sát hợp”. Với quan niệm nh vậy, tác giả đề xuất “Việc chữa câu sai có thể được tiến hành ở một khâu sâu hơn cấu trúc bề mặt của nó: chữa ở quá trình tạo câu, ở nơi sẽ sản sinh ra hàng loạt câu sai” [26]. “Khõu sâu hơn cấu tróc bề mặt…” mà tác giả đưa ra là chữa lỗi câu từ góc độ tư duy của học sinh. Đây là một đề xuất rất đáng lưu ý. ~ 6 ~ Cũng cùng một quan điểm với Nguyễn Mai Hồng, tác giả Diệp Quang Ban trong bài viết “Tỡm cỏch giỳp thờm cho học sinh viết đỳng cõu Tiếng Việt” đã khẳng định: “ Việc nghiên cứu câu sai của học sinh dùa vào cấu trúc là một việc làm cần thiết, bổ Ých…nhng chưa đủ. Đã đến lúc phải áp dụng vào việc dạy viết văn, cái bậc nổi hơn bậc cấu trúc thực sự thường dùng hiện nay nhằm trang bị thêm cho học sinh một số kiến thức nữa giúp họ tránh lỗi. Nói cách khác, cần đề cập đến một số nhân tố trong việc chuyển từ ngôn ngữ sang lời nói chứ không dừng lại ở một số mô hình tiềm tàng của ngôn ngữ thuần tuý”[6]. Các ý kiến của Nguyễn Mai Hồng, Diệp Quang Ban cũng như của một số tác giả khác sau này như Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Dõn.… đều đặt ra vấn đề là việc nhận diện và chữa câu không chỉ dừng lại ở phạm vi cấu trúc của câu. Nhưng mở rộng đến đâu thì hình như vẫn chưa được thống nhất. Do yêu cầu của cải cách giáo dục, môn tiếng Việt ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trên cơ sở mục tiêu của môn học, trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đã đến độ sâu sắc của ngành ngôn ngữ học, tiếng Việt thực hành được chú trọng. Nhiều cuốn giáo trình được viết theo hướng thực hành tiếng Việt đã đi sâu vào việc hướng dẫn cụ thể về đặt câu, chữa câu cho học sinh. Cuốn giáo trình cần phải kể đến trước tiên là cuốn “Làm văn” của Đình Cao và Lê A. Cuốn giáo trình này đã dành hẳn một phần để trình bày lý thuyết về câu, kĩ năng luyện viết câu và đặc biệt là đã nêu ra một số lỗi câu phổ biến cần khắc phục khi viết văn như câu sai cấu trúc nòng cốt, câu thiếu vế, câu sai quan hệ lôgic, câu rối nỏt, cõu lạc ý trong đoạn…. Cách trình bày vấn đề khá xác đáng và thuyết phục [11]. “Cõu trong tiếng Việt” (Quyển1) do Cao Xuân Hạo chủ biên là một cuốn sách trình bày khá đầy đủ các vấn đề về câu theo ngữ pháp chức năng. Tuy nội dung chính không phải là đề cập đến việc chữa câu nhưng các tác giả đó cú những kiến giải rất sâu sắc về những lỗi câu thường gặp và cách chữa [23]. ~ 7 ~ Cuốn “Tiếng Việt thực hành” của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp là một cuốn giáo trình cung cấp cho người học “khụng phải là những định nghĩa, phân loại, trích dẫn người này người kia mang tính kinh viện mà là những cẩm nang để giải bài tập thực hành”. Trong công trình này, các tác giả đã dành chương II để “Rốn luyện kĩ năng đặt câu và dùng từ”. Các tác giả đã đưa ra được một hệ thống kĩ năng sử dụng câu thông qua việc chữa các lỗi thông thường về câu và một số phÐp biến đổi câu trong văn bản. Trong các lỗi thông thường về cõu, cỏc tác giả đã chỉ ra 4 loại lỗi thường gặp là lỗi thiếu các thành phần nòng cốt câu như thiếu chủ ngữ, vị ngữ, thiếu bổ ngữ bắt buộc; lỗi thiếu một vế của câu ghép; lỗi thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu và lỗi sắp xếp sai trật tự từ . Đơn vị được trích dẫn để minh hoạ và làm bài tập chủ yếu vẫn là cỏc cõu độc lập [54]. Cuốn “Tiếng Việt thực hành” của Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hựng cú một chương- chương V- bàn trực tiếp về vấn đề “Đặt câu trong văn bản”. Số trang viết không nhiều nhưng cuốn sách đã trình bày một cách gọn, rõ và khá toàn diện về vấn đề câu trong văn bản. Điểm giá trị của công trình này là các tác giả luôn xem xét câu trong quan hệ với văn bản, thực sự thể hiện tư tưởng dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động theo lý thuyết về giao tiếp. Hệ thống bài tập về câu của công trình này rất phong phú, xứng đáng là tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên phổ thông. Tuy thế, khi trình bày việc chữa lỗi cõu, sỏch vẫn chỉ trích dẫn cỏc cõu độc lập, đơn lẻ [47]. Cùng năm 1997 cũn cú cuốn “Tiếng Việt thực hành” của Trần Chớ Dừi được xuất bản. Tác giả đã xây dựng được một hệ thống bài tập về câu, chỉ ra các lỗi về cõu khỏ đa dạng [16]. Viết theo chương trình của dự án đào tạo giáo viên THCS, cuốn “Tiếng Việt thực hành” của các tác giả Bùi Minh Toán và Nguyễn Quang Ninh cung cấp cho giáo viên THCS một cách toàn diện và cụ thể những vấn đề của tiếng ~ 8 ~ Việt thực hành, trong đó có “Luyện kĩ năng đặt câu trong văn bản”. Theo các tác giả, câu trong văn bản phải đạt được các yêu cầu chung sau: - Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. - Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa. - Câu phải được đánh dấu câu thích hợp. - Câu cần có liên kết chặt chẽ với cỏc cõu khỏc trong văn bản. Là giáo trình của chuyên ngành phương pháp giảng dạy, viết cho đối tượng là những người đang trực tiếp giảng dạy tiếng Việt ở nhà trường phổ thông, “Tiếng Việt thực hành” dành phần quan trọng cho việc chữa câu sai và thực hành các thao tác rèn luyện về cõu. Cỏc tác giả đã xác định 4 loại câu sai thường gặp là: - Câu sai về cấu tạo ngữ pháp. - Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận. - Câu sai về dấu câu. - Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản. Tuy chỉ ra rất cụ thể các loại lỗi câu và cách chữa, song giáo trình vẫn sử dụng ngữ liệu chữa câu là cỏc cõu độc lập như nhiều sách viết về lỗi cõu khỏc [48]. “Tiếng Việt” (dùng cho đại học đại cương) của Nguyễn Đức Dân cũng là một giáo trình được viết theo chương trình Tiếng Việt thực hành của Bộ GD &ĐT. Giáo trình tập trung về câu và văn bản. Cách tiếp cận “Một số vấn đề về cõu” của tác giả rất thó vị. Nguyễn Đức Dõn khụng trình bày lý thuyết theo tư cách một nhà ngôn ngữ học mà trình bày với tư cách của một người sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, tác giả đã phân tích rất thuyết phục một số lỗi sai khi sử dụng câu. Đây là một công trình đã đi sâu vào việc phân tích nguyên nhân tâm lý dẫn đến câu sai và cỏc cỏch chữa cụ thể của những câu sai Êy [14]. ~ 9 ~ Là một nhà giáo nhiều năm gắn bó với phổ thông, Phan Thiều trong “Rốn luyện ngôn ngữ” đã rất chú trọng đến việc rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua thực hành, cung cấp cho học sinh các mẹo luật và tập trung qua sửa lỗi. Đối với việc viết câu, tác giả dành 1 chương- chương IV- “Luyện nói, viết đúng ngữ phỏp”. Trong chương này, tác giả Phan Thiều cũng đã đưa ra bài tập chữa câu sai. Những loại câu sai được sử dụng chủ yếu lấy trong sách báo. Giới hạn trích cũng thường chỉ dừng ở đơn vị câu [52]. “Cõu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thụng” của tác giả Nguyễn Thị Thìn là một trong sè Ýt công trình tập trung cho câu. Sau khi trình bày các kiến thức cơ bản về câu, tác giả dành một phần nhỏ để chỉ ra các lỗi về câu. Theo tác giả, có hai loại lỗi về câu. Đó là lỗi về thành phần câu, lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với câu. Trong lỗi về thành phần cõu, tỏc giả chỉ ra 3 loại lỗi cụ thể là: - Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. - Không phõn định rõ định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ. - Không phân định rõ trật tự cần có của thành phần câu. Trong lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với câu, tác giả chỉ ra 2 loại lỗi: - Không phân định rõ những bổ ngữ cú cỏch chi phối khác nhau - Không phân định rõ mối quan hệ các vế câu hoặc giữa câu với câu. Mặc dù không đưa ra các ví dụ chứng minh, song với cách trình bày trên, có thể thấy tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra lỗi của cỏc cõu độc lập - những cõu đã được tách ra khỏi văn bản [46]. Vấn đề chữa lỗi câu cho học sinh vẫn còn rất nhiều nội dung cần được nghiên cứu kĩ và sâu hơn để đi đến thống nhất. Gần đây, nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trên tiếp tục được công bố. Có thể kể đến “Nhận diện các dạng lỗi về câu từ góc độ văn bản” của Nguyễn Thị Ban [7]; ~ 10 ~ [...]... câu văn mạch lạc, chặt chẽ trong bài làm văn của mình VII CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc chữa lỗi câu trong bài làm văn cho học sinh THCS Chương II Tổ chức cho học sinh chữa lỗi câu trong bài làm văn Chương III Thực nghiệm sư phạm ~ 14 ~ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHỮA LỖI CÂU TRONG. .. vậy, luận văn sẽ tập trung trình bày cách thức tổ chức của giáo viên để chữa lỗi câu cho học sinh trờn líp và cả ở nhà Từ đó, đÒ xuất biện pháp để hạn chế lỗi sai về câu cho học sinh THCS khi làm bài văn 2 Phạm vi nghiên cứu Vì đề tài của luận văn là việc hướng dẫn học sinh chữa câu sai trong bài làm văn nên chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc chữa các lỗi về câu trong các bài làm văn của học sinh THCS... tập làm văn với các dạng bài, số lượng bài cụ thể trong năm học là những đối tượng cần được xem xét bởi nó là cơ sở để xét lỗi và tổ chức chữa lỗi cho các em Lỗi trong bài làm có nhiều loại, chữa lỗi về câu trong văn bản phải dựa trờn cơ sở những hiểu biết về câu và về ~ 12 ~ văn bản Do đó vÊn đề về cõu, cõu trong văn bản đã được học trong chương trình là những vấn đề phải được giáo viên làm rõ Luận văn. .. Trên cơ sở các loại lỗi phổ biến, luận văn sẽ trình bày các phương án chữa câu trong bài làm văn của học sinh, cũng có nghĩa là chữa câu trong văn bản, trong mối quan hệ với những cõu khỏc Mục đích của người giáo viên Ngữ văn không chỉ dừng ở việc chữa cỏc cõu sai thành cõu đỳng mà qua việc chữa, hình thành cho học sinh cách thức để tự chữa lỗi khi viết văn và cao hơn nữa là ý thức trỏnh các lỗi trong. .. trình Ngữ Văn THCS Sách giáo khoa THCS dành nhiều thời gian cho làm bài cả ở líp và ở nhà Thống kê trên chương trình: - Líp 6: Tổng số có 6 bài viết tập làm văn - Líp 7: Tổng số có 6 bài viết tập làm văn - Líp 8: Tổng số có 7 bài viết tập làm văn - Líp 9:Tổng số có 7 bài viết tập làm văn Số liệu thống kê trên chưa kể đến 2 bài viết tổng hợp cuối kì I và cuối kì II trong một năm học Các bài viết tổng hợp... nhiệm vụ này, luận văn sẽ trình bày cách thức người giáo viên Ngữ văn cần làm để nắm bắt những lỗi câu mà học sinh THCS thường mắc khi thực hiện các bài viết trong chương trình Lỗi câu của học sinh rất đa dạng bởi tính cá biệt trong diễn đạt và sự phong phú của các kiểu bài Do đó, để việc chữa câu có hiệu quả cần phải phân loại các kiểu lỗi câu phổ biến mà học sinh hay mắc trong bài làm văn ở nhà trường... sở lý luận cho luận văn Phân tích ngôn ngữ còn là phương pháp đÓ giúp học sinh nhận ra lỗi câu trong các bài viết của mình - Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp điều tra, khảo sát cho kết quả về thực trạng lỗi câu của học sinh THCS hiện nay, đồng thời tìm hiểu việc chữa câu sai trong bài làm văn của học sinh ở trường THCS Trên cơ sở đó, luận văn mới đưa ra các biện pháp chữa câu sai một cách hiệu... cho học sinh một cách hệ thống và bài bản trong cả một năm học Số lượng các bài viết nhiều nên kết quả các bài kiểm tra tập làm văn có vai trò quyết định đến điểm số đánh giá chung của môn Ngữ Văn Vì vậy, các bài kiểm tra trong chương trình có vai trò hết sức quan trọng 1.2.2 SGK và vấn đề chữa lỗi trong bài làm văn cho học sinh SGK theo chương trình cũ không chú trọng đến việc chữa lỗi diễn đạt cho học. .. thấy dạy học câu hiện nay phải và cần phải là dạy học câu trong văn cảnh, trong mối quan hệ lời nói, dạy học câu trong văn bản Cách tốt nhất để dạy cho học sinh viết câu có hiệu quả, vừa đúng về mặt ngữ pháp, vừa đúng về mặt ngữ nghĩa là dạy qua giao tiếp và bằng giao tiếp 1.3 Văn bản và câu trong văn bản 1.3.1 Từ khái niệm văn bản và câu trong văn bản ~ 20 ~ Hiện nay, chưa có định nghĩa nào về văn bản... giáo viên liên tiếp đặt ra các câu hỏi để học sinh trả lời mà phải ~ 33 ~ làm sao để tạo hứng thó, kích thích học sinh suy nghĩ Nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ qua việc chữa lỗi câu trong bài làm văn của học sinh là một cách tốt để thực hiện việc phát huy tính tích cực chủ động của người học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt . II. Tổ chức cho học sinh chữa lỗi câu trong bài làm văn. Chương III. Thực nghiệm sư phạm. ~ 14 ~ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHỮA LỖI CÂU TRONG BÀI LÀM VĂN CHO HỌC. ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐINH VĂN THUẬN TỔ CHỨC CHỮA LỖI CÂU TRONG BÀI LÀM VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI- 2006 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC. ~ ĐINH VĂN THUẬN TỔ CHỨC CHỮA LỖI CÂU TRONG BÀI LÀM VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT MÃ Sẩ: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO

Ngày đăng: 18/12/2014, 02:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán: Phương pháp dạy học tiếng Việt. NXB GD, 1998 Khác
2. Lê A: Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động. Tạp chí ngôn ngữ, số 4, 2001 Khác
3. Diệp Quang Ban: Ngữ pháp tiếng Việt. 2 tập, NXB GD, 2001 Khác
4. Diệp Quang Ban: Ngữ pháp Việt Nam (phần câu), NXB GD, 2005 Khác
5. Diệp Quang Ban: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB GD, 1999 Khác
6. Diệp Quang Ban: Tìm cách giỳp thờm cho học sinh viết đỳng cõu Tiếng Việt. Tập chí Ngôn ngữ, số 4, 1979 Khác
7. Nguyễn Thị Ban: Nhận diện các dạng lỗi câu từ góc độ văn bản. Tạp chí NCGD, số chuyên đề 322, quý I, 1999 Khác
8. Nguyễn Trọng Báu- Nguyễn Quang Ninh- Nguyễn Ngọc Thêm: Ngữ pháp văn bản và việc dạy Tập làm văn, NXB GD, 1985 Khác
9. Nguyễn Thanh Bình: Về các phương pháp chữa câu sai cho học sinh. Tạp chí NCGD, sè 6, 1985 Khác
10. Đình Cao- Lê A: Làm văn, tập I. NXB GD, 1989 Khác
11. Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu- Hoàng Trọng Phiến: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB GD, 2001 (tái bản lầ 4) Khác
12. Đỗ Hữu Châu: Tuyển tập (2 tập), NXB GD, 2005 Khác
13. Nguyễn Đức Dân: Tiếng Việt (thực hành). Tủ sách Đại học Tổng hợp Tp HCM, sè 7, 1995 Khác
14. Nguyễn Đức Dân: Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương), NXB GD, 1996 Khác
15. Nguyễn Đức Dân: Chập cấu tróc - một quá trình tâm lý trong những câu sai của học sinh. Tạp chí NCGD, sè 7, 1982 Khác
16. Trần Chớ Dừi: Tiếng Việt thực hành. NXB GD, 1997 Khác
17. Nguyễn Hữu Đạt: Về năng lực viết câu của học sinh líp 10. Tập chí Nghiên cứu giáo dục, số 7, 1980 Khác
18. Nguyễn Thiện Giỏp: Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004 Khác
19. Nguyễn Thiện Giáp (cb), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết: Dẫn luận ngôn ngữ học. NXB GD, 1998 Khác
20. Nguyễn Thiện Giáp (cb): Lược sử Việt Ngữ học, Tập 1, NXB GD, 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w