Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
400,26 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC CHỮA CÁC LỖI TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay trong các trường phổ thông, chất lượng học tập môn văn chưa cao.Ở trường trung học cơ sở (THCS), học sinh đã được học kĩ môn Tiếng Việt, Làm văn, nhưng học sinh khi làm bài viết vẫn mắc nhiều lỗi : sai chính tả, dùng từ không chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, chưa biết xây dựng đoạn văn, chép sai dẫn chứng Ở trung học phổ thông (THPT), tình trạng này vẫn còn khá phổ biến.Số học sinh đạt loại khá giỏi môn văn còn tương đối ít. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập môn Văn chưa cao là do chương trình môn Văn quá tải, nặng nề, chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Do hạn chế về thời gian, về trang thiết bị dạy học nhiều giáo viên phải dạy cho nhanh để kịp chương trình. Học sinh còn học lệch, học tủ, có xu hướng thiên về các môn tự nhiên, hy vọng sau này thi được vào nhiều trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Khi ra trường dễ tìm được việc làm ở các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Nhiều học sinh lười học, học tập đối phó để lấy điểm trung bình, chưa thật sự say mê môn văn, làm một cách máy móc, thiếu sáng tạo ( trong khi đó môn văn là môn đòi hỏi tư duy hình tượng, tư duy sáng tạo). Một số học sinh mất căn bản về môn Làm văn, tiếng Việt ở THCS vào trường THPT chất lượng học tập môn Văn cũng không được nâng cao bao nhiêu. Một số học sinh lớp 10 còn “ sáng tạo” ra những từ không đúng chuẩn, câu văn không đúng ngữ pháp tiếng Việt. Cho nên, việc nâng cao chất lượng môn Văn cho học sinh THPT là rất cần thiết. Mục tiêu của môn Làm văn là: hoàn chỉnh các tri thức về làm văn cho học sinh; củng cố và hoàn thiện các kỉ năng tao lập văn bản, góp phần bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện năng lực, tư duy sáng tạo, nâng cao khả năng xúc cảm thẩm mỹ trước những vẻ đẹp của cuộc sống; tạo cho học sinh làm tốt môn làm văn ở THPT. Mỗi bài của học sinh nạp cho thầy cô giáo là một phần tâm hồn, trí tuệ của các em thể hiện qua ngôn ngữ và lập luận của bài văn. Có những bài văn hay, sáng tạo, diễn đạt mạch lạc cần được phát huy, khen ngợi. Nhưng cũng có những bài văn của học sinh còn sai chính tả, dùng từ không đúng chuẩn mực, ý nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, chưa biết xây dựng đoạn văn. Trong hoạt động chấm trả bài của giáo viên THPT còn mất nhiều thời gian và công sức cho việc đánh giá kiến thức chữa các lỗi, ghi lời phê. Để hạn chế các lỗi trong bài Làm văn của học sinh, người giáo viên cần giúp học sinh rèn luyện tư duy, rèn luyện cách viết văn: viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng cấu trúc, xây dựng những đoạn văn hoàn chỉnh, từ đó giúp học sinh xây dựng tốt một văn bản. Đó là bài viết của các em. 2.Tính mới của đề tài. Việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT là một hoạt động thường xuyên của các giáo viên THPT. Người giáo viên không chỉ chữa các lỗi trong bài viết, mà đối với giáo viên có nhiều tâm huyết, còn chữa các lỗi trong bài 15 phút của học sinh, sửa các lỗi về phát âm, dùng từ của học sinh khi kiểm tra miệng, khi học sinh phát biểu ý kiến. Do thời gian hạn hẹp, chương trình giảng dạy và học tập tương đối nặng, nhiều giáo viên chưa dành nhiều thời gian và công sức vào việc tìm hiểu các lỗi cụ thể trong bài làm văn của học sinh, trong giờ trả bài viết chỉ nêu vài câu sai về ngữ pháp, về ý nghĩa, gọi học sinh tìm chỗ sai và nêu cách sửa.Việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả cao.Trong các bài làm văn tại lớp và ở nhà, trong các bài thi học kì của học sinh còn rất nhiều kiểu lỗi về dùng từ, sai chính tả, diễn đạt lủng củng, lạc ý Nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc chữa nhiều câu sai trong cùng một đoạn văn ( chữa các lỗi trong đoạn văn), chưa chú ý đến sự liên kết giữa các câu trong đoạn sự liên kết giữa các đoạn trong bài làm văn. Trong đề tài này, người viết nêu lên một số kiểu lỗi thường gặp trong bài làm văn của học sinh ở trường THPT. Qua thực tế tìm hiểu, phân tích, sửa chữa nhiều câu văn, đoạn văn có chứa nhiều lỗi của học sinh trong mấy năm gần đây.Người viết cũng tìm ra nguyên nhân sai và nêu lên cách chữa các lỗi mà học sinh mắc phải.Tác giả có chép lại các câu văn, đoạn văn đã chữa lại để đồng nghiệp cùng tham khảo. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1.Thuận lợi: Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học môn Văn luôn được sự quan tâm rộng rãi của các ban nghành, nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh. Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT, tổ chức hội giảng cấp tỉnh trong nhiều năm, tuyên dương những giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn có nhiều đổi mới trong việc tổ chức trong các buổi họp tổ chuyên môn, bàn đến những vấn đề cấp thiết về chuyên môn, không nặng về các thủ tục hành chính. Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tâm huyết với nghề, luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung, nâng cao chất lương bài làm văn của học sinh nói riêng. Bản thân tôi có kinh nghiệm dạy học nhiều năm toàn khối 10-11-12, luôn tiếp cận với chương trình mới, các kiến thức mới, cập nhật các thông tin qua sách, báo, đồng nghiệp, làm giám khảo chấm thi tốt nghiệp.Chất lượng giảng dạy cao đã từng đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Tôi luôn được sự động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp, sự yêu mến của học sinh và phụ huynh học sinh. Những thuận lợi trên giúp tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đã được giao. 2.Khó khăn: Trình độ học sinh trong trường không đồng đều. Nhìn chung học sinh được tuyển vào năm lớp 10 đều không qua xét tuyển. Đa số học sinh chỉ đạt học lực trung bình, trung bình yếu, lượng khá giỏi thì rất ít. Học sinh chưa có tinh thần ham học hỏi, còn chủ quan lơ là trong học tập. Vì vậy trong mỗi lớp học, học lực của học sinh chưa đồng đều .Có những học sinh đạt trình độ khá, giỏi nhưng đa số là học sinh có trình độ trung bình yếu rất nhiều, chưa có sự tiến bộ trong học tập. Nhiều học sinh có ý thức phấn đấu chưa cao, bằng lòng với học lực trung bình. Một số học sinh lại còn học tập lơ là, ham chơi chưa tập trung nghe giảng, thụ động. Nhiều học sinh giành thời gian cho các môn khoa học tự nhiên, ôn thi vào đại học môn văn chỉ mong đạt 5 điểm. Học sinh còn ảnh hưởng trên mạng viết câu thiếu thành phần, dùng từ chưa chuẩn xác, diễn đạt chưa mạch lạc, hấp dẫn. Học sinh lớp 10 viết những bài văn có tính sáng tạo, nhưng trong bài văn của các em còn ảnh hưởng nhiều của phim ảnh nước ngoài, những câu chuyện được đọc trên báo chí, hoặc “ sáng tạo” ra bằng cách nói sai sự thật về bản thân (cha chết, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, bị gãy chân phải nằm bệnh viện, được một bà nhà giàu làm con nuôi ) Một số giáo viên trong giảng dạy và đánh giá kết quả của học sinh còn khắt khe, thiếu sáng tạo, chưa động viên được tính tích cực, chủ động của học sinh. 3.Số liệu thống kê: Khi thực hiện phương pháp mới trong các giờ trả bài của học sinh, chất lượng bài viết của học sinh được nâng cao. Học sinh ít mắc các lỗi trong bài làm. Chất lượng giảng dạy và học môn văn trong những năm gần đây . ( Căn cứ vào số học sinh đạt điểm 5 trở lên trong thi học kì I năm học 2010- 2011). Lớp Sỉ số Chất lượng thi học kì I Trên 5 Khá - gi ỏi. 10a 7 40 19 4 8 % 5 12.5% 10a 9 38 17 45% 7 18 % 12a 6 38 17 45% 6 16 % 12a7 40 19 48% 7 17.5 % III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1.Nội dung: Tsecnưsepxky từng nói: Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức từ tác phẩm văn học như những đồng tiền nhỏ dễ lưu thông, len lõi đến mọi người”. Những giáo viên môn văn ở trường THPT có nhiệm vụ truyền đạt những tri thức từ tác phẩm văn học, từ bộ môn làm văn và Tiếng Việt đến học sinh. Đồng thời, người giáo viên tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía học sinh qua các bài kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn văn, để có những phương pháp giảng dạy phù hợp, nâng cao chất lượng bài làm văn của học sinh. Người giáo viên còn phải trân trọng, phát huy sự sáng tạo của học sinh, khuyến khích các em rèn luyện để viết những bài văn hay, không chấp nhận sự bình thường, bởi vì “ bình thường là cái chết của nghệ thuật” (Huy gô).Trong thực tế giảng dạy, nhiều học sinh “ không viết được nhiều đoạn văn hay, nhiều bài văn tốt”, có những câu văn đúng của học sinh đã bị “ giáo viên cho là những câu sai”, “ngữ pháp nhà trường lâu nay chỉ dạy đến câu. Câu được coi là đơn vị cuối cùng của việc nghiên cứu và giảng dạy.Cho nên, khi dạy làm văn, phải động chạm đến những vấn đề thuộc lĩnh trên câu như chuỗi câu, đoạn văn, v.v. thì cả học sinh lẫn giáo viên đều tỏ ra lúng túng” (Nguyễn Quang Ninh). Một số nhà khoa học còn thấy được tình trạng một bộ phận học sinh sinh phổ thông và nhân dân phát âm chưa đúng chuẩn, viết sai chính tả, đề ra cách giải quyết “ chỉ có một cách tốt nhất là phải có những quy định thống nhất trên cơ sở thực tế của hoạt động ngôn ngữ, cụ thể là hoạt động lời nói của tiếng Việt ( Trần Trí Giỏi).Diệp Quang Ban đưa ra những nguyên tắc cơ bản của việc dùng từ là: dùng từ phải chính xác, dùng từ phải giản dị, dùng từ phải có hình ảnh.Mục đích là để giúp học sinh tránh các lỗi trong dùng từ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ những quan điểm của các nhà khoa học ở trên, chúng ta thấy việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông là rất cần thiết. Dựa vào các quan điểm nghiên cứu của các nhà khoa học và qua thực tiễn giảng dạy của bản thân, người viết xin nêu lên một số kinh nghiệm về việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh trung học phổ thông. 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2.1.1: Các loại lỗi chính tả. Một số học sinh chưa chăm, viết vội vàng, cẩu thả, sau khi làm bài xong không đọc lại bài nên không phát hiện ra những lỗi viết nhầm dấu, thiếu dấu, thiếu nét, thiếu dấu chấm câu khi qua hang Trong một số trường hợp, những lỗi kiểu này khiến người đọc hiểu sai nghĩa của từ ngữ, hiểu không đúng ý định của người viết. Ví dụ1: Dẫn chứng trong bài viết của học sinh lớp 10: Kiêu căng sắc sảo mặn mà So bì tài sắc vẫn là phần hơn. Trong dẫn chứng trên, ở câu thơ thứ nhất học sinh đã viết sai chính tả, do không đọc lại bài viết để chỉnh sửa lại. Hai chữ “ kiêu căng” dễ gây hiểu nhầm là một tính từ mang ý nghĩa chê bai về tính nết của con người, dẫn đến ý nghĩa của cả câu thơ bị sai. Sửa lại câu thơ thứ nhất thành “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. “Kiều” ở đây là Thúy Kiều, nhân vật chính trong tác phẩm “ Truyện Kiều’ của Nguyễn Du. Ở câu thơ thứ hai, học sinh đã chép sai từ “ so bề” thành “so bì” mang ý nghĩa so đo, ganh tị. Câu thơ thứ hai phải sửa lại là “ So bề tài sắc lại là phần hơn”.Nguyễn Du so sánh tài sắc của Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Ví dụ 2: Trong một bài làm văn, học sinh lớp 10 viết: Bà lão thấy một cô gái xinh đẹp, từ trong quả thịt bước ra. Học sinh này viết nhầm từ “ quả thị” thành “quả thịt” mà không đọc lại bài làm văn nên không phát hiện ra chỗ sai, làm mất giá trị thẩm mỹ của hình tượng văn học Câu sửa lại: Một bà lão thấy một cô gái xinh đẹp, từ trong quả thị bước ra. Ví dụ 3:Dẫn chứng trong một bài viết của học sinh lớp 12: Ngày xuân mơ nở trăng rừng Nhớ người đang nói chuốt từng sợi giang. Trong câu thơ thứ nhất , học sinh đã viết sai từ “ trắng” ( tính từ chỉ màu sắc của hoa mơ) thành “ trăng” (danh từ) do thiếu dấu sắc làm sai nội dung của câu thơ. Trong câu thơ thứ hai, học sinh đã viết từ “ đan nón” (“đan” là động từ, “nón” là danh từ) thành “ đang nói” ( dể hiểu nhầm là đang nói chuyện), làm giảm giá trị nội dung của câu thơ, chưa thấy được vẻ đẹp của con người Việt Bắc: cần cù, chăm chỉ lao động. Chép lại câu thơ cho đúng nguyên văn: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Để khắc phục loại lỗi viết thiếu nét, nhầm dấu, nhầm chữ Người giáo viên cần rèn luyện cho học sinh thói quen viết bài cẩn thận, tập trung suy nghĩ để làm bài, khi làm bài xong nên đọc lại một, hai lần để chữa các lỗi. 2.1.2: Lỗi do cách phát âm của địa phương. Kiểu lỗi này thường gặp ở những học sinh yếu, ý thức học tập chưa cao, chưa rèn luyện viết đúng chính tả tiếng Việt. Ví dụ: Một số lỗi trong bài làm văn của học sinh. -Mẹ con Cám lừa bắt cá bóng ăn thịt. -Hồ Xuân Hương hai lần làm lẻ, hai lần góa chồng. -Nhà thơ đã tố cáo xã hội phong kiến mủn rủn Trong các ví dụ trên, học sinh đã viết sai chính tả các từ “ cá bống” thành “ cá bóng”, “ làm lẽ ”thành “làm lẻ” ( đơn lẻ, lẻ loi); “mục ruỗng” thành “mủn rủn”. Nguyên nhân là do các em phát âm sai, khi viết lại không tuân theo những quy định của chính tả tiếng Việt. Sửa các lỗi chính tả trong ví dụ trên: -Mẹ con Cám lừa bắt cá bống ăn thịt. -Hồ Xuân Hương hai lần làm lẽ, hai lần góa chồng. -Nhà thơ đã tố cáo xã hội phong kiến mục ruỗng. 2.1.3:Lỗi do không nắm được cách ghi âm của chữ quốc ngữ. Trong tiếng Việt, có một số phụ âm có cách đọc giống nhau nhưng thể hiện trên chữ viết khác nhau.Một số học sinh do không nắm vững quy tắc ghi âm của chữ quốc ngữ nên thường viết sai lỗi chính tả. Ví dụ: -APhủ ném con quoay vào mặt ASử. -Tôi nhớ về ngôi trường yêu giấu, nơi tôi đã học bốn năm qua. -Bác giành tình thương cho nhân dân lao động bị áp bức (Bài làm của một học sinh) Ở các ví dụ trên, học sinh đã viết sai từ “con quay” thành “con quoay” (thừa chữ o), “yêu dấu” thành “yếu giấu”, “dành” thành “giành”. Viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa của từ, để tránh kiểu lỗi này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết chính tả trong các giờ trả bài làm văn, giới thiệu học sinh tham khảo thêm sách “ Từ điển chính tả tiếng Việt). 2.1.4 Viết sai các danh từ: Một số học sinh có thói quen không viết hoa các danh từ riêng như tên người, tên dân tộc, tên địa danh Có một số học sinh lại viết hoa tùy tiện các danh từ chung chỉ hoa lá, cây cỏ, động vật, đồ vật Ví dụ: Bài thơ “ việt bắc” được tố hữu viết vào tháng 10 năm 1954. (Bài làm của một học sinh 12). Trong ví dụ trên, học sinh không viết hoa các danh từ riêng, tên địa danh, tên tác giả. Chữa lại các lỗi chính tả trong câu văn trên: Bài thơ “ Việt Bắc” được Tố Hữu viết vào tháng 10 năm 1954. Ví dụ 2: Tùng, Trúc, Mai, Đào, Liễu sánh cùng rau muống, mồng tơi ( ). (Bài làm của một học sinh 10). Các từ chỉ các loài cây: tùng, trúc, mai, đào, liễu được viết hoa tùy tiện, dễ hiểu lầm là những tên người. Viết lại các từ ngữ đã chữa đúng trong câu trên: Tùng, trúc, mai, đào, liễu sánh cùng rau muống, mồng tơi ( ). Để khắc phục kiểu lỗi này, học sinh cần nắm vững cách viết các danh từ trong tiếng Việt, tên riêng của người Việt phải viết rời từng âm tiết, không dùng dấu gạch nối, viết hoa tất cả các chữ cái đầu của từng âm tiết, như Ngô Tất Tố, Vụ Trọng Phụng, Nam Cao tên các địa phương cũng viết tương tự như Hà Nội, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh Đối với các từ chỉ phương hướng đã thành tên riêng của một vùng thì viết hoa như :Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam đối với các từ riêng trở nên thông dụng, quen thuộc thì không viết hoa như: mực tàu, dép lào -Số liệu thống kê các lỗi của học sinh thường gặp: Lớp Sỉ số Lỗi về chính tả. Cẩu thả Phát âm địa phương Ghi âm chữ quốc ngữ Viết sai danh từ 10a7 40 5 12,5% 3 7, 5% 4 10% 4 10 % 10a9 38 4 10,5 % 4 10,5 % 5 13% 3 7,9 % 12a6 38 5 13 % 3 7,9 % 6 15,8% 4 10,5% 12a7 40 3 7, 5 % 5 12,5% 4 10% 5 12 ,5% 2.2:Các lỗi về dùng từ: 2.2.1:Dùng từ thiếu chính xác: Học sinh dùng từ thiếu chính xác do không hiểu nghĩa của từ, vốn từ vựng còn hạn chế nên không lựa chọn được từ ngữ diễn đạt chính xác điều mình muốn nói. Ví dụ 1: Triệu Đà dùng mỹ nhân kế cho con trai là Trọng Thủy sang ở rể tại Âu Lạc. Ví dụ 2: Long Vương sai hậu vệ đưa Trọng Thủy vào. (Bài làm của một học sinh 10). Ở câu (1) học sinh đã dùng từ “mỹ nhân kế” là không chính xác. “Mỹ nhân kế” là một mư kế của người xưa trong “tam thập lục kế” (36 kế), dùng người đẹp,(phụ nữ) làm đối phương mê đắm, mất cảnh giác dẫn đến thất bại, mất nước, suy yếu Từ “mỹ nhân kế” dung cho Trọng Thủy (con trai Triệu Đà) là sai, nên sử lại thành “ mưu kế”.Ở câu (2) từ “hậu vệ” dùng không chính xác. “Hậu vệ” chỉ người giữ khung thành ( dùng trong bóng đá), ở đây học sinh dùng từ “ hậu vệ” nên sữ lại thành “ thị vệ”. Viết lại các từ đã chữa đúng trong hai câu văn: (1) Triệu Đà dùng mưu kế cho con trai là Trọng Thủy sang ở rể tại Âu Lạc. (2) Long Vương sai thị vệ đưa Trọng Thủy vào. Học sinh dùng từ thiếu chính xác còn do kiến thức về lịch sử, văn học, thời đại, tác giả, tác phẩm chưa được đầy đủ. Ví dụ 3: (1) Nhà thơ Đặng Thị Mai đã nhận xét về thơ Bác ( ) (2) Tố Hữu là một nhà văn lớn. (3) Trong “ Nhật kí trong tù”, Bác đã tố cáo chế độ nhà tù của thực dân phát xít. (Bài làm của một số học sinh ). Ở câu (1), học sinh đã dùng sai từ: “Nhà thơ Đặng Thị Mai” (người đọc sẽ hiểu sai đó là một nhà thơ nữ) sửa lại từ cho chính xác: “Nhà phê bình Đặng Thai Mai”.Ở câu (2), học sinh dùng từ sai “ nhà văn lớn” để nói về Tố Hữu là sai.Trên thực tế Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Ở câu (3) học sinh thiếu kiến thức về lịch sử văn học nên đã dùng từ sai “ chế độ nhà tù của Quốc dân đảng”. Viết lại từ ngữ đã chữa đúng trong các câu văn: (1) Nhà phê bình Đặng Thai Mai đã nhận xét về thơ Bác ( ) (2) Tố Hữu là một nhà thơ lớn. (3) Trong “ Nhật kí trong tù”, Bác đã tố cáo chế độ nhà tù của Quốc dân đảng. Người thầy giáo cần hướng dẫn cho học sinh cách dùng từ chính xác.Từ ngữ cần phải diễn đạt trong sáng, rõ ràng, thấu đáo điều mình muốn nói.Phải biết sử dụng những từ ngữ đúng nhất trong hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể.Từ tất yếu nhất là chỉ có nó, không thể thay vào một từ khác.Dùng từ chính xác còn là biết dùng từ đồng nghĩa, đa nghĩa, biết lựa chọn chính xác trong đó một từ thích hợp nhất.Học sinh còn phải nắm được hệ thống động từ, tính từ, từ láy, từ ghép để bài viết sinh động, phong phú về nội dung. 2.2.2: Dùng từ khoa trương, sáo rỗng, lạm dụng từ Hán Việt. Nguyên nhân của kiểu lỗi này là do học sinh không hiểu thấu đáo nghĩa của từ, do đó lúng túng trong việc diễn đạt bằng những từ ngữ thiếu sát thực.Do học sinh lười suy nghĩ, không cân nhắc chọn lọc từ ngữ, vốn sống của học sinh còn hạn chế.Vốn từ còn nghèo nàn, năng lực dùng từ còn yếu.Kiễu lỗi này còn do học sinh viết quá cầu kỳ, sáo rỗng, học sinh còn lạm dụng dùng chữ Hán Việt mà chưa hiểu nghĩa của những từ này. Ví dụ: Đối với chúng ta là một học sinh cũng như toàn dân trên dương gian này thì Hồ Chí Minh là một con người vô cùng vĩ đại, luôn tồn tại bất diệt trong lòng mỗi người.Người đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời vào cách mạng, ôm lấy mọi đau khổ gian nan của nhân dân để cứu đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ.Người đã sống “ Nhất nhật tù, thu tại ngoại” suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”. (Bài làm của một học sinh ). Trong đoạn văn trên, ngoài việc sai về ngữ pháp, ngữ nghĩa, câu văn lủng củng; về mặt dùng từ, học sinh đã dùng từ khoa trương, lạm dụng từ Hán Việt, lạm dụng câu nói cổ ( mà chưa rõ nghĩa nên chép sai).Học sinh này dùng từ Hán Việt, dùng từ khoa trương “ toàn dân trên giương gian”, “ vô cùng vĩ đại”, “ tồn tại bất diệt”, “hy sinh cống hiến”, “ vào cách mạng”, “ôm lấy mọi đau khổ gian nan của nhân dân” ,”Nhất nhật tù, tu tại ngoại”.Các từ này nên sửa lại là: “ nhân dân thế giới”, “vĩ đại”, “ sống mãi”, “hiến dâng”, “cho cách mạng”, “chịu đựng hy sinh gian khổ”, “ nhấ nhật tù, tu tại ngoại”. Mặt khác, phải sửa lại câu, sắp xếp trật tự các câu, bỏ các từ ngữ không cấn thiết để xây dựng đoạn văn trên của học sinh thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Viết lại đoạn văn đã chữa từ ngữ, ngữ pháp: Đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, luôn sống mãi trong tâm hồn mỗi người.Người đã hiến dấng cả cuộc đời cho cách mạng, chịu đưng hy sinh gian khổ để cứu dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ. Người xưa đã nói “ Nhất nhật tù, thiên thu tại ngoại”. Người phải chịu đựng “ mười bốn trăng tê tái gông cùm” của nhà tù Quốc dân đảng tàn bạo. 2.2.3: Lỗi thừa từ, lặp từ: Do kiến thức về từ ngữ còn hạn chế, một số học sinh khi làm văn đã dùng từ trùng lặp về nghĩa hoặc lặp đi lặp lại về ngữ âm không cần thiết. Ví dụ 1: Lòng thương người, chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới mức độ quên mình. (Bài làm của một học sinh ). Trong đoạn văn trên, học sinh đã dùng thừa tù, lặp về ý nghĩa. “ Lòng thương người” là một khía cạnh của “ chủ nghĩa nhân đạo”, “ chủ nghĩa nhân đạo có ý nghĩa bao quát, phong phú hơn “ lòng thương người”. Từ “ Lòng thương người” đã dùng thừa, nên không dùng được. Viết lại câu văn đã sửa lại từ. Chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới mức độ quên mình. Ví dụ 2: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, ái quốc. (Bài làm của một học sinh ). “Aí quốc” là từ Hán Việt, có nghĩa là yêu nước, học sinh đã dùng thừa từ. Nên dùng từ thuần Việt “ yêu nước”, bỏ từ “ ái quốc” đi. Câu văn được sửa lại là: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Giáo viên cần lưu ý phân biệt các lỗi thừa từ, lặp từ với phép điệp ( điệp âm, điệp từ, điệp cấu trúc câu). Nếu học sinh có ý thức sử dung điệp từ thì lại nâng cao hiệu quả nội dung và nghệ thuật của câu văn, đoạn văn. Ví dụ 3: Vẫn là đôi mắt ấy, “ đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt”. Đôi mắt nghiêm khắc khi hỏi giấy phép của Tnú. Đôi mắt nhìn kẻ thù bình thản lạ lùng.Đôi mắt Dít ráo rảnh trong khi mọi người trong làng đều khóc vì cái chết của Mai. (Bài làm của một học sinh ). 2.2.4: Dùng sai từ tượng hình, tượng thanh: [...]... kì thi tốt nghiệp THPT và vào các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp trong đó có bộ mông ngữ văn. Để nâng cao chất lượng bài làm văn của học sinh, người giáo viên cần có những kiến thức phong phú, chuẩn xác về các bài giảng văn, văn học sử, lí luận văn học, các môn Tiếng Việt, làm văn. Người giáo viên cũng phải thường xuyên tự học, đọc sách báo, theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để rèn luyện... kỹ bài làm văn của học sinh thì người giáo viên mới phát hiện ra được những bài văn hay, sáng tạo, dẫn đến việc cho điểm mới chính xác, công bằng Những bài viết mắc nhiều lỗi phải được sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau Những bài văn thể hiện sự độc đáo, sáng tạo, tư duy logic, diễn đạt mạch lạc, phải được ghi nhân, khen ngợi Người giáo viên nên ghi chép lại các lỗi phổ biến trong bài làm văn. .. văn hay, bài văn hay, đọc trước lớp để học sinh tam khảo, lựa chọn những kiến thức chuẫn xác để phục vụ cho bài làm văn Hơn nữa không nên quá khen ngợi bài văn hay hoặc quá chê những bài văn dở, luôn có thái độ khách quan, đúng mực để tránh tình trạng học sinh trở nên kiêu ngạo hay quá tự ti xâu hổ trước những bài viết của mình Giáo viên nên có sổ ghi chép các kiểu lỗi của học sinh trong các bài viết,... dung trong việc giảng dạy, học sinh đạt được kết quả khả quan Học sinh từ chỗ mắc nhiều lỗi trong các bài kiểm tra ở đầu năm, dần dần sửa chữa, rèn luyện, viết câu văn chuẩn xác hơn, dùng từ đúng nghĩa hơn, lỗi chính tả giảm dần, biết liên kết giữa các câu trong đoạn văn, câu đủ thành phần chủ ngữ- vị ngữ, dẫn chứng chính xác Một số học sinh yếu thành trung bình, trung bình trở nên khá, giỏi Số liệu... văn của học sinh, những ý tưởng sáng tạo của các em, để làm tư liệu trong các giờ dạy môn Làm văn, Tiếng việt Cần khắc phục tình trạng học sinh ngại học văn, làm văn, chép đề, đọc kỹ đề mà không biết viết câu văn đầu tiên của phần mở bài như thế nào Nên tổ chức các buổi thảo luận để học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến, rèn luyện kỹ năng nói và viết, ý thức yêu mền và trân trọng, phát huy vẻ đẹp của. .. theo dõi những học sinh yếu kém để có cách thức phù hợp Những kinh nghiệm ở trên đã được tôi áp dụng trong thực tế, đạt hiệu quả trong quá trình giảng dạy Nhiều học sinh yếu, kém trở nên trung bình đã trở nên khá VI.KẾT LUẬN Việc chấm trả bài của giáo viên đòi hỏi thời gian và có tâm huyết.Người giáo viên có đọc thật kỹ bài văn của học sinh mới phát hiện ra các kiểu lỗi, tìm ra cách sửa chữa, đồng thời... bài thơ được in trong tập “ Người chiến sĩ (1958)” Ý của ba “ đoạn văn trên rời rạc, thiếu các phương tiện liên kết Học sinh còn viết thiếu từ, sai chính tả.Xét về nội dung, ba “ đoạn văn trên viết về tác giả Nguyễn Đình Thi và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Đất Nước”.Cách chữa đơn giản nhất là nhập ba “đoạn văn làm một, sắp xếp lại các ý, sữa lỗi chính tả, sữa lại từ ngữ Sau đây là đoạn văn đã chữa. .. biết viết đoạn văn, nghĩ gì viết nấy, tự ý chấm qua hàng, kết thúc đoạn văn dang dở, người giáo viên cần rèn luyện cho học sinh viết một đoạn văn xoay quanh một câu chủ đề, biết viết câu chủ đề và các câu triển khai ý của câu chủ đề Cần cho các em tham khảo một số đoạn văn mẫu, hoặc đọc những đoạn văn hay của học sinh trong giờ trả bài viết Giáo viên có thể đọc, phân tích những đoạn văn viết cẩu thả,... được cuộc sống của người dân nơi đây từ đó tác phẩm Người lái đò Sông Đà ra đời (Bài làm của học sinh) Trong đoạn văn trên sai lỗi về kiến thức, học sinh hiểu về tác giả Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà với tác phẩm Vợ Chồng APhủ của Tô Hoài Cách sửa: Trích tập tùy bút Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân Đây là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc, đặc biệt là kết quả của chuyến... kê các lỗi của học sinh thường gặp: Lớp 10a7 10a9 12a6 12a7 Sỉ số 40 38 38 40 Lỗi về dùng từ Dùng từ Từ khoa thiếu chính trương, sáo xác rỗng, lam dụng 4 10% 3 7,5 % 5 13,2% 4 10,5% 3 7,9 % 3 7,9 % 4 10 % 4 10 % Lỗi thừa từ, lặp từ Sai từ tượng hình, tượng thanh 5 4 3 4 3 4 3 3 12,5% 10,5% 7,9 % 10 % 7,5% 10,5% 7,9 % 7,5% 2.3: Một số kiểu lỗi về câu thường gặp trong đoạn văn của học sinh: 2.3.1:Sai về . KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC CHỮA CÁC LỖI TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay trong các. trong bài làm văn của học sinh, trong giờ trả bài viết chỉ nêu vài câu sai về ngữ pháp, về ý nghĩa, gọi học sinh tìm chỗ sai và nêu cách sửa .Việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh. giúp học sinh xây dựng tốt một văn bản. Đó là bài viết của các em. 2.Tính mới của đề tài. Việc chữa các lỗi trong bài làm văn của học sinh THPT là một hoạt động thường xuyên của các giáo