1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở thcs

19 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 440,92 KB

Nội dung

KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa, lí Số năm có kinh nghiệm: 13 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP KHI TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM HÓA

HỌC Ở THCS

Người thực hiện: Lê Quốc Thông Lĩnh vực nghiên cứu:

- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN

Năm học: 2012 - 2013

BM 01- Bia SKKN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Lê Quốc Thông

2 Ngày tháng năm sinh: 22/09/1978

3 Nam, nữ: Nam

4 Địa chỉ: Số 78 Đường Sông Thao – Bàu Hàm - Ấp Hưng Bình, Xã Hưng Thịnh, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng nai

7 Chức vụ: Chủ Tịch Công Đoàn

8 Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Bàu Hàm

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử Nhân Hóa học

- Năm nhận bằng: 2000

- Chuyên ngành đào tạo: Hóa học

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa, lí

Số năm có kinh nghiệm: 13

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 giải tốt một số bài tập định lượng + Một số kinh nghiệm khi sử dụng microsoft power point trong thiết kế giáo án điện tử môn hóa”

+ Xây dựng graph vào hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa hóc thcs

+ Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở lớp 8, 9 + Một số kinh nghiệm giúp học sinh THCS giải tốt bài tập tính theo phương trình hóa học

BM02- LLKHSKKN LLKHSKKN

Trang 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP KHI TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ

NGHIỆM HÓA HỌC Ở THCS

A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nền giáo dục của ta hiện nay là giáo dục toàn diện, học sinh phải được trang bị đầy

đủ kiến thức các bộ môn kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Trong đó có

bộ môn hoá học

Hoá học là khoa học thực nghiệm, trong đó thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy-học Thí nghiệm hoá học được sử dụng trong toàn bộ quá trình nhận thức, phát triển, giáo dục của học sinh Vì vậy, có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn luyện kĩ năng, tư duy, thực hành, củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những tính tốt của người lao động trong thời đại mới: thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng

Là một trường đầu vào là học sinh yếu, mất căn bản, ham chơi hơn ham học, tiếp thu bài chậm, khả năng tư duy và suy luận còn hạn chế Học sinh đến lớp với thái độ thụ động, ít tập trung trong các giờ học, từ đó dẫn đến chất lượng học tập còn kém Do đó thực hành thí nghiệm là cơ sở để học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, qua đó củng cố những kiến thức đang học hoặc đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó

Thông qua các thí nghiệm, học sinh hứng thú học tập bộ môn hoá học, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, biết được một số ứng dụng của hoá học trong đời sống sản xuất Từ đó kiến thức của các em sẽ được khắc sâu khi các em

tự tay thực hiện các thí nghiệm hoá học

Với xu hướng hiện nay quan niệm “Học đi đôi với hành” học sinh tự tìm

tòi và giành lấy kiến thức nên việc thực hiện, nâng cao chất lượng các tiết dạy, các tiết thực hành là điều rất quan trọng

Xuất phát từ vấn đề trên, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt hơn trong các giờ học có thí nghiệm và các giờ thực hành thí nghiệm, cũng vì lẽ đó nên tôi đã

số thí nghiệm hóa học ở THCS ”

B/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I/ Cơ sở lý luận

Hiện nay, đứng trước một thế kỷ đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, thì trong quá trình dạy và học môn hóa học, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức học sinh còn được tận tay thực hiện các thí nghiệm qua các tiết học và các bài thực hành Do

BM03-TMSKKN

Trang 4

đó việc vận dụng các thí nghiệm vào nội dung tiết học chính là yếu tố quan trọng giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn và bài giảng thành công hơn

1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường đến việc giảng dạy bộ môn

các giáo viên

Giáo Dục tổ chức

trách thí nghiệm nên rất thuận tiện trong việc thực hành thí nghiệm

- Trong các tiết học có thí nghiệm hay trong các giờ thực hành thí nghiệm học sinh hứng thú học tập

2/ Khó khăn

- Do trường nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn và học sinh là con em dân tộc trên 80% nên việc tiếp thu bài của học sinh còn nhiều khó khăn

- Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều

- Nhiều học sinh không có sách giáo khoa

sinh khối 8 lần đầu tiếp xúc với thí nghiệm hay táy máy tự làm thí nghiệm không theo đúng sự hướng dẫn của giáo viên

II/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :

1/ Những thao tác cơ bản cần thiết để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm hoá học:

Đối với học sinh THCS thì hoá học là môn học mới, mà học sinh phần lớn

các em rất hiếu động, do đó tiết đầu tiên của môn hoá học hay đầu giờ các tiết thực hành và trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên phải nhắc nhở các thao tác, kĩ năng cơ bản của thí nghiệm để hình thành thói quen cho học sinh Sau đây là một

số thao tác cơ bản mà giáo viên cần hình thành cho học sinh:

1.1 Sử dụng các hoá chất :

- Khi lấy hoá chất cần đọc kĩ nhãn và xem hoá chất đó có đúng yêu cầu của thí nghiệm không

- Không nếm, ngửi trực tiếp hoặc sờ tay vào hoá chất Khi ngửi hoá chất phải theo đúng thao tác qui định: để lọ hoá chất ở xa dùng tay phẩy nhẹ cho hơi bay

ra dần vào mũi và ngửi nhẹ Trong quá trình dạy tôi thấy đây là một thao tác mà một số học sinh hiếu động hay mắc phải, các em hay lấy hoá chất đưa lên mũi ngửi, hoặc hoá chất rắn các em lại sờ tay vào, mà ta đã biết hoá chất rất độc hại Vì vậy giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên khi học sinh làm thí nghiệm

- Không để hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn)

- Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ lại bình chứa Do đó khi tiến hành thí nghiệm yêu cầu học sinh chỉ nên lấy hoá chất vừa đủ, tiết kiệm, không được lãng phí

- Không dùng hoá chất khi chưa biết tên hóa chất

Trang 5

- Khi gạn đổ hoá chất lỏng phải dùng phễu, ống nhỏ giọt, không đổ hoá chất nóng vào dụng cụ thuỷ tinh để tránh hiện tượng ống nghiệm hay lọ bị rạn nứt

và bể

- Muốn cho các hoá chất rắn hoặc bột vào ống nghiệm mà không dính lên thành ống nghiệm, phải sử dụng ống nghiệm khô và sạch Nên làm một máng nhỏ bằng mảnh giấy dài gập đôi lại theo chiều dọc, chiều rộng mảnh giấy nhỏ hơn đường kính ống nghiệm, cầm ống nghiệm hơi nghiêng rồi luồng máng đến tận đáy của ống nghiệm mới đổ hoá chất vào Sau đó dựng đứng ống nghiệm và đập nhẹ vào thành ống cho hoá chất rơi xuống đáy ống nghiệm

- Không đổ hoá chất lỏng quá ¼ ống nghiệm, khi pha chế dung dịch chỉ pha chế lượng vừa đủ Các em thường lấy hoá chất rất nhiều khi làm thí nghiệm vì các em nghĩ lấy hoá chất càng nhiều thì phản ứng xảy ra càng nhanh, nhưng khi giáo viên nhắc nhở các em thường đổ ngược hoá chất vào lại bình chứa thì không đúng nguyên tắc đảm bảo an toàn Do đó khi yêu cầu học sinh lấy hoá chất để cho vào ống nghiệm giáo viên cần phải nói rõ lấy một lượng là bao nhiêu để tránh lãng phí (Ví dụ: Đối với chất lỏng là bao nhiêu ml, với chất rắn lấy lượng bằng hạt ngô, hay mấy thìa…)

- Khi mở các nút lọ hoá chất phải đặt ngửa nút lên bàn Học sinh có thói quen khi mở các nút lọ hay dùng xong các ống nhỏ giọt các em thường đặt đại lên trên bàn Do đó giáo viên phải nhắc nhở các em vì để như vậy khi đậy nút lọ lại hoặc dùng ống nhỏ giọt lấy hoá chất sẽ làm cho hoá chất trong lọ không đảm bảo

độ tinh khiết

- Khi rót hoá chất cần chú ý hướng nhãn hoá chất lên phía trên để tránh hoá chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn

- Đối với các thí nghiệm tạo thành chất độc hại thì phải tiến hành ở cuối chiều gió, phòng học phải thông thoáng

1.2 Sử dụng đồ dùng thí nghiệm:

- Chuẩn bị trước các đồ dùng thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành Sử dụng, khai thác tối đa các dụng cụ, hoá chất đã có Bên cạnh đó có các thí nghiệm giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ gọn nhẹ, đơn giản, dùng lượng hoá chất nhỏ

và phải đảm bảo an toàn cho học sinh

- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cẩn thận khi sử dụng đồ dùng thí nghiệm như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, giá đỡ, kẹp…

Ví dụ: Khi sử dụng kẹp gỗ cần chú ý cho ống nghiệm vào cặp rồi chỉ nên

nắm chắc phần nhánh dài và dùng ngón tay cái đặt nhẹ lên nhánh ngắn, không dùng bàn tay nắm cả hai nhánh của kẹp gỗ

Ví dụ: Khi đun nóng các chất trong ống nghiệm: nếu ống nghiệm đã được

gắn cố định thì ta phải di chuyển đèn cồn dọc ống nghiệm, nếu ống nghiệm được giữ bằng kẹp gỗ thì ta lướt nhẹ toàn bộ ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều sau

đó mới cho ngọn lửa tập trung ở phần có hoá chất và chỉ để ống nghiệm ở 2/3 ngọn lửa đèn cồn, không để ống nghiệm chạm vào tim đèn Đối với ống nghiệm đựng hoá chất rắn khi đun nóng có thể đặt ống nghiệm nằm ngang,với ống nghiệm đựng

ống nghiệm hướng ra phía không có người để tránh xảy ra tai nạn khi hoá chất sôi đột ngột phụt mạnh ra ngoài,…

Trang 6

Ví dụ: Khi sử dụng đèn cồn tuyệt đối không được lấy ngọn lửa đèn cồn này

châm trực tiếp sang ngọn lửa đèn cồn kia vì làm như vậy dễ bị dốc nghiêng, cồn sẽ trào ra ngoài và bốc cháy Muốn tắt đèn cồn thì dùng nắp đèn cồn chụp vào ngọn lửa, không được thổi bằng miệng rất nguy hiểm

- Cần chọn các nút đậy hoá chất cho phù hợp như: lọ đựng dung dịch kiềm không được dùng nút nhám thuỷ tinh…

- Học sinh phải biết cách rửa dụng cụ thí nghiệm bằng nước và chổi rửa, khi rửa cho các dụng cụ thí nghiệm cần xả qua nước trước, sau đó cho chổi vào và xoay nhẹ chổi kéo lên kéo xuống nhiều lần để chổi cọ xát vào thành và đáy ống nghiệm, xả lại bằng nước sạch sau đó úp lên giá thí nghiệm Nhắc nhở học sinh không được xả các dụng cụ qua nước rồi cất, vì như thế ống nghiệm không được sạch, thì thí nghiệm sau khó thành công như ý muốn

Lưu ý học sinh khi rửa dụng cụ thí nghiệm phải đeo găng tay cao su

2/ Kĩ thuật bảo hiểm khi làm thí nghiệm

Kĩ thuật bảo hiểm khi làm thí nghiệm mà tôi đưa ra đây, đa số giáo viên đã nắm được Đối với học sinh THCS tuy rất hiếu động, óc tò mò cao nhưng khi tiến hành thí nghiệm mà nghe giáo viên nói có độc hoặc nguy hiểm cũng làm cho các

em lo sợ, dẫn đến không dám làm thí nghiệm Vì vậy giáo viên cần phải nói cho học sinh biết các kĩ thuật bảo hiểm để tạo sự tự tin, chủ động cho các em khi làm thí nghiệm, kể cả khi có các sự cố xảy ra Giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh biết được các chất có thể dùng để sơ cứu khi làm thí nghiệm mà bị thương nằm ở vị trí nào trong phòng thí nghiệm

2.1 Khi bị thương:

- Khi bị đứt tay chảy máu dùng bông thấm máu, sau đó dùng bông bôi

2.2 Khi bị bỏng:

- Bị bỏng bởi vật nóng cần đắp ngay bông tẩm dung dịch thuốc tím loãng vào vết bỏng

- Bị bỏng do axit thì phải dội nước rửa nhiều lần sau đó rửa lại bằng dung

- Bị bỏng do kiềm đặc ta cũng dội nước rửa nhiều lần sau đó rửa lại bằng dung dịch axit axêtic loãng hay giấm

2.3 Hít phải khí độc:

- Khi bị ngộ độc vì các chất khí cần ngưng ngay thí nghiệm, mở ngay các cửa, đưa nạn nhân ra chỗ thoáng gió, cần xoa mặt và đầu người bị ngộ độc bằng nước lã

- Nếu ngộ độc do hít phải khí clo, brôm…cần cho nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amoniăc hoặc có thể

- Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniăc, cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng Sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng

3 Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh trong khi tiến hành thí nghiệm hoá học:

3.1 Kĩ năng thực hành hoá học:

Trang 7

Kĩ năng là khả năng thực hiện một cách hợp lý những hành động trí tuệ và tay chân trong những tình huống khác nhau

Dấu hiệu đặc trưng của kĩ năng là nhận thức được đầy đủ về mục đích của hoạt động và biết lựa chọn con đường đúng đắn, ngắn nhất

Những kĩ năng thí nghiệm cần chú ý rèn luyện cho học sinh: sử dụng dụng

cụ đúng cách và tiến hành đúng những thí nghiệm

Biết dự đoán hiện tượng của phản ứng sẽ xảy ra, biết quan sát hiện tượng, biết giải thích trên cơ sở lý thuyết

3.2 Kĩ xảo thực hành hoá học là khả năng thực hành hoá học một cách

nhanh chóng thoải mái những hành động trí tuệ trong việc tiến hành thí nghiệm hoá học

hiện các động tác thí nghiệm đúng theo hướng dẫn, phối hợp các động tác thích hợp Vậy kiến thức là cơ sở để có kĩ năng

Khi các phương pháp thực hiện đã trở thành tự động hoá do kĩ năng được lặp

đi lặp lại nhiều lần thì khi ấy học sinh sẽ có kĩ năng kĩ xảo thí nghiệm

Trong từng bài thực hành giáo viên phải rèn luyện cho học sinh những thao tác kĩ thuật chuẩn xác thông qua đó khái quát cho học sinh những thao tác thực hành chung như hoà tan chất rắn vào nước, điều chế và thu các chất khí, pha chế dung dịch…

 Khi hoà tan chất rắn vào chất lỏng thì trước khi tiến hành giáo viên phải

lưu ý cho học sinh:

- Chất rắn có tinh thể lớn phải nghiền nhỏ thành bột trước khi hoà tan Chỉ dùng nước cất hoặc nước mưa để hoà tan các chất không được dùng nước máy vì

có lẫn tạp chất

- Nếu hoà tan một lựơng lớn chất tan trong bình cầu thì ta nên lắc tròn

- Nếu hoà tan trong ống nghiệm thì nên lắc ngang, không lắc dọc ống nghiệm

- Đa số chất rắn khi đun nóng sẽ tan nhanh hơn Vì vậy khi hoà tan các chất rắn ta có thể đun nóng

 Pha chế dung dịch, làm chất chỉ thị

Ví dụ : Pha chế dung dịch hồ tinh bột:

Muốn pha chế 200ml dung dịch hồ tinh bột thì ta lấy 0,5g tinh bột đã nghiền thật nhỏ cho vào khoảng 50ml nước lạnh làm thành bột loãng Vừa khuấy đều vừa đổ từ từ bột loãng đó vào khoảng 150 ml nước đun sôi ta sẽ được hồ tinh bột

Ví dụ : Pha chế dung dịch nước vôi trong:

Hoà tan vôi tôi vào nước do độ tan của vôi tôi rất nhỏ nên ta có thể tiến hành pha như sau : cho một ít vôi tôi vào bình cầu, đổ nước cho đầy đến gần cổ bình để diện tích tiếp xúc giữa chất lỏng với không khí là nhỏ nhất Đậy nút kín và để lắng hỗn hợp trong vài giờ trở lên sau đó ta lọc lấy phần nước trong

Chú ý cần phải đậy nút thật kín vì nước vôi trong tác dụng với khí cacbonđioxit có trong không khí

Ví dụ: Cách làm chất chỉ thị từ hoa dâm bụt

Nếu không có các chất chỉ thị trên đây để thử môi trường axit, bazơ ta

có thể chế lấy chất chỉ thị rất đơn giản, dễ dàng sử dụng như sau :

Trang 8

+ Thái nhỏ cánh hoa dâm bụt tươi hoặc đã khô, ngâm vào cồn trong một lọ có nút mài Càng nhiều cánh hoa, chất chỉ thị càng đặc

+ Đậy nút kín, ngâm sau vài ngày

+ Dung dịch có màu tím càng ngày càng đậm

+ Khi cần sau 2 giờ có thể dùng làm chất chỉ thị axit, bazơ

+ Khi dùng chúng ta chắt dung dịch ra

+ Chất chỉ thị này trong môi trường axit sẽ có màu hồng (đỏ) Trong môi trường trung tính không có màu (tím) Trong môi trường kiềm có màu xanh nhưng không bền vì nó nhanh chóng biến đổi sang màu vàng

3.3 Một số kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình tiến hành thí nghiệm

Qua nhiều năm giảng dạy và tiến hành nhiều thí nghiệm trong sách giáo khoa Tôi nhận thấy các thí nghiệm theo sách giáo khoa đều có thể thực hiện thành công Nhưng có nhiều thí nghiệm nếu ta cứ tiến hành theo sách giáo khoa hướng dẫn phản ứng có thể xảy ra chậm Do đó giáo viên cần có một số kĩ năng, kĩ xảo để khi tiến hành thí nghiệm phản ứng xảy ra nhanh hơn, đảm bảo thời gian của tiết học

Ví dụ : Thí nghiệm chứng minh phản ứng giữa CuO với H2SO4 Ta chỉ nên sử dụng H2SO4 loãng thì chất tạo thành mới có màu xanh như lí thuyết (dung dịch

dung dịch có màu xanh đen

Ví dụ : Biết khí CO2 làm đục nước vôi trong Ca(OH)2, nhưng nếu lọ nước vôi trong đậy kín để lâu ngày thì khi lấy phần dung dịch phía trên để tiến hành thí

nhưng để thí nghiệm vẫn thành công, thì ta chỉ cần trước khi tiến hành thí

nước vôi trong vừa mới pha chế

4/ Những yêu cầu sư phạm đối với thực hành thí nghiệm hoá học

4.1 Tăng cường đảm bảo an toàn trong thí nghiệm.

- Để đảm bảo an toàn về sức khoẻ và tính mạng của học sinh Trước hết giáo viên cần loại bỏ các thí nghiệm có sử dụng các chất độc hại như: thuỷ ngân,… Các thí nghiệm có tạo ra sản phẩm là các chất độc hại như: khí clo, khí sunfurơ,…cần phải thực hiện trong hệ thống thiết bị kín an toàn Các thí nghiệm đốt cháy một số chất để tạo hỗn hợp nổ với oxi của không khí thì phải thử độ tinh khiết của chất đó như đốt khí hiđro, khí axêtilen…

- Đối với các thí nghiệm có sử dụng dung dịch axit, dung dịch kiềm giáo viên cần nhắc nhở học sinh cẩn thận khi thí nghiệm để hoá chất không rơi vào người

4.2 Phải đảm bảo thành công trong thí nghiệm:

- Kết quả của thí nghiệm sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng dạy- học và củng cố niềm tin của học sinh vào khoa học Muốn đảm bảo kết quả thí nghiệm trước hết giáo viên phải nắm vững kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, trước khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn, giáo viên cần thực hiện trước khi lên lớp nhiều lần Các dụng cụ, hoá chất phải được chuẩn bị chu đáo, đồng bộ

Trang 9

- Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, giáo viên cần phải bình tĩnh kiểm tra lại các bước tiến hành, tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho học sinh

4.3 Phải đảm bảo tính trực quan:

- Để đảm bảo tính trực quan, khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên cần lựa chọn các dụng cụ đảm bảo tính khoa học, sư phạm, mĩ thuật và sử dụng lượng hoá chất thích hợp

- Đối với giáo viên khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn, thì bàn biểu diễn thí nghiệm phải có độ cao cần thiết, các dụng cụ thí nghiệm cần phải bố trí sao cho mỗi học sinh ngồi trong lớp có thể thấy rõ thí nghiệm, đối với một số thí nghiệm có

sự thay dổi màu sắc hay có kết tủa tạo thành thì nên dùng phông màu đặt phía sau dụng cụ thí nghiệm

4.4 Phải có sự lựa chọn thí nghiệm:

- Khi làm thí nghiệm giáo viên nên lựa chọn thí nghiệm có tính chất đơn giản, đảm bảo khoa học và quan trọng là phải đảm bảo an toàn đối với học sinh Do thời gian tiết học có hạn, giáo viên phải bố trí thật hợp lí thời gian, cải tiến một số thí nghiệm theo hướng đơn giản để học sinh dễ thực hiện nhưng vẫn thành công mà vẫn tiết kiệm được thời gian

Ví dụ : Nhận biết tính chất của khí Clo ẩm

cần một lượng lớn hơn ) đặt một mẩu giấy màu ẩm lên thành ống nghiệm Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt chứa dung dịch axit HCl, cắm ống nghiệm lên đế gỗ Bóp nhẹ ống nhỏ giọt cho dung dịch axit HCl nhỏ vào

mất màu mẩu giấy màu ẩm Khử lượng Clo dư bằng cách cho cả ống nghiệm vào chậu nước, rồi mở từ từ nút cao su ra Khí Clo sẽ tan trong nước

Các thí nghiệm thực hành phải gắn với thực tiễn cuộc sống và sản xuất, qua đó giúp cho học sinh nắm được kiến thức hứng thú hơn, sâu sắc hơn, kích thích học sinh vận dụng những điều đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn vào cuộc sống, góp phần giáo dục hướng nghiệp thông qua môn học

Ví dụ : Hiện tượng sắt để lâu trong không khí bị gỉ do tính chất hoá học của sắt

tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt có màu nâu đỏ chính là lớp gỉ bọc bên ngoài

Ví dụ: Cacbon có tính hấp phụ mạnh là có khả năng giữ trên bề mặt của nó các

chất khí, chất hơi… do vậy người ta thường dùng tính chất này để giải thích cho hiện tượng khi nấu cơm bị khê thì người ta thường bỏ than gỗ vào nồi cơm để mất mùi khê

Ví dụ : Do khí hiđro có tính chất nhẹ hơn không khí nên khí hidro có thể được

bơm vào bong bóng thả trong các ngày lễ hội, bơm vào khí cầu…

4.5 Những thí nghiệm thực hành giáo viên cần chú ý:

Do nhu cầu của chương trình dạy theo phương pháp mới và góp phần phát huy tính tích cực, phát huy trí tuệ của học sinh Giáo viên cần phải lựa chọn thí nghiệm có nội dung và phương pháp tiến hành đáp ứng với yêu cầu cơ bản của chương trình Sau đây là các dạng thí nghiệm thực hành cần được quan tâm:

a Thí nghiệm nghiên cứu về tính chất vật lí của các chất:

Trang 10

Qua các thí nghiệm của học sinh làm hoặc của giáo viên biểu diễn Học sinh có thể rút ra được tính chất vật lí của chất đó

Ví dụ : Tính chất vật lí của axit sunfuric

Giáo viên cho học sinh quan sát lọ đựng dung dịch axit sunfuric đặc Sau đó lấy một cốc thuỷ tinh đựng 10ml nước, cho từ từ dung dịch axit sunfuric đặc vào cốc nước Cho học sinh quan sát và sờ nhẹ vào thành cốc Sau đó cho học sinh rút

ra một số tính chất vật lí của axit sunfuric

đặc vào nước không được làm ngược lại

b Thí nghiệm nghiên cứu về tính chất hoá học của các chất

Ví dụ: Tính chất hoá học của oxi

1 Tác dụng với lưu huỳnh

Cho vào muôi sắt một lượng lưu huỳnh bằng hai hạt đậu xanh và hơ trên lửa đèn cồn

Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét ? ( Lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh mờ)

Đưa nhanh lưu huỳnh đang cháy vào lọ chứa

oxi

Học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng?

(Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn

lửa màu xanh, sinh ra chất khí không màu

Giáo viên giới thiệu khí sinh ra là lưu huỳnh

đioxit ( SO2)

Học sinh rút ra được tính chất và viết được

phương trình hoá học

S ( r ) + O2 ( k) t0

  SO2 ( k)

2 Tác dụng với photpho

Cho vào muôi sắt một lượng photpho đỏ bằng

hạt đậu xanh rồi đặt lên ngọn lửa đèn cồn

Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét?

(Photpho cháy với ngọn lửa xanh mờ)

Đưa nhanh Photpho đang cháy vào lọ đựng

khí oxi

Học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng?

( Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói,

tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột)

Giáo viên giới thiệu chất sinh ra là điphotpho pentaoxit (P2O5)

Học sinh rút ra được tính chất và viết được phương trình hoá học

4P( r ) + 5O2 (k )

0

t

  2P2O5 ( r )

3 Oxi tác dụng với kim loại:

Uốn đoạn dây sắt theo dạng lò xo đưa vào trong bình oxi Có dấu hiệu của phản ứng không? ( Không có dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra)

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w