Trong quá trình giảng dạy môn Toán ở lớp 4, sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản và giải thành thạo các bài toán ở sách giáo khoa, giáo viên cần phải mở rộng, nâng cao hơ
Trang 12 Nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở khối lớp 4
3.Mục tiêu và yêu cầu đặt ra khi giải toán có lời văn ở lớp 4
4.Chuẩn bị của thầy và trò
5.Hướng dẫn xây dựng các bước khi thực hiện giải toán có lời
văn và hình thành kĩ năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số đó.” ở lớp 4
6 Biện pháp rèn kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm
hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.” ở lớp 4
Trang 6 Trang 7 Trang 9Trang 9
Trang 10Trang 11Trang 11Trang 12
Trang 15Trang 27
Trang 30Trang 30Trang 31
Trang 2Do nhu cầu thực tiễn của xã hội đòi hỏi phải chuẩn bị cho trẻ mọi mặt
để bước vào cuộc sống sau này Xã hội biến đổi theo xu thế thời đại ngày nay
và con người luôn phát triển không ngừng Một con người mà xã hội cần là
phải có đầy đủ các mặt Đức –Trí –Thể -Mĩ Không chỉ dừng lại ở đó mà ngày
nay các em học tập để mai sau sánh vai cùng các cường quốc năm châu theo mong ước của Bác Hô kính yêu
Đồng thời, không ai khác mà chính bản thân những người làm công tác ươm mầm những tương lai như chúng ta cũng phải luôn rèn luyện để hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của các em Qua đó tổng kết, đánh giá thật nghiêm túc
và đầy đủ những mặt làm được - chưa làm được trong thực tế có hướng phấn đấu tốt hơn
Trải qua thời gian thực tế giảng dạy , qua quá trình hướng dẫn đội tuyển học sinh giỏi Lương Thế Vinh , đội tuyển tham gia giải toán trên mạng tại trường Tôi mong muốn mình góp thêm sức vào công cuộc trồng người mà biết bao thế hệ thầy cô giáo đã và đang ngày ngày cầm mẫn, miệt mài thực hiện
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn
Trong chương trình bậc tiểu học môn toán được dành thời gian rất nhiều
5 tiết/ tuần chính khóa , ngoài ra còn các tiết ôn luyện buổi chiều Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận,
có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh,
tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn
Giải toán là một trong những vấn đề trung tâm của phương pháp dạy học toán ở cấp học phổ thông Giải toán còn là thước đo việc nắm lí thuyết, trình
độ tư duy, tính linh hoạt sáng tạo của người học toán Qua đó, người học toán được làm quen với cách đặt vấn đề, biết cách trình bày lời giải rõ ràng, chính xác và logic
Trong đó môn Toán nói chung, môn Toán lớp 4 nói riêng là nền tảng cho nền kiến thức sau này Các em mà hổng kiến thức ở bậc Tiểu học thì sau này các em khó có thể giải các bài toán ở bậc cao hơn Toán học là “ khoa học của các ngành khoa học” toán học kết nối những môn học đến gần nhau như , hóa học , lý , sinh học … Mà bất cứ một ngành nào hay một lĩnh vực nào thì Toán học cũng góp phần trong đó , giúp nhà doanh nghiệp thành công trong kinh doanh hay các nhà khoa học thành công trong việc nghiên cứu Vậy muốn có được kết quả như mong muốn chúng ta phải gây dựng, kèm cặp ngay
từ bậc Tiểu học là một việc rất cần làm Như chúng ta đã biết: Toán là “ sai
một li đi một dặm ”, có nghĩa là Toán rất cần sự tuyệt đối chính xác.
Trang 4Trong quá trình giảng dạy môn Toán ở lớp 4, sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản và giải thành thạo các bài toán ở sách giáo khoa, giáo viên cần phải mở rộng, nâng cao hơn đối với những học sinh học giỏi, học sinh có năng khiếu về môn toán Nhằm để tránh sự nhầm lẫn trong cách nhận dạng những dạng toán tương tự như nhau như “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ; Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó…” Qua đó kích thích tính ham học, ham hiểu biết của các em Chính vì vậy việc rèn kĩ năng nhận dạng toán
có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” là một việc làm
Việc dạy cho học sinh nắm được một số dạng toán có lời văn và dần dần hình thành cho các em kỹ năng giải toán có lời văn là một việc rất cần thiết
mà mỗi giáo viên tiểu học cần làm để nâng cao chất lượng học toán cho học
sinh Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn
học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng
và hiệu của hai số đó.”
II MỤC ĐÍCH , PHƯƠNG PHÁP , GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.Mục đích
Tìm kiếm những phương pháp tích cực nhất để rèn cho học sinh kĩ năng giải toán và mục đích cao hơn là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Giúp học sinh hình thành kĩ năng, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các công thức trong giải toán, biết xác định , phân biệt được các
Trang 5dạng toán có lời văn và hình thành kỹ năng nhận dạng tốt các bài toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” trong chương trình toán lớp 4 Hình thành năng lực tư duy và phấm chất trí tuệ cho người học.
2/ Phương pháp :
Để nắm bắt tình hình học tập của học sinh mình tôi sử dụng phương pháp điều tra biết được những kĩ năng toán giải toán có lời văn ở lớp dưới của các em
Phương pháp quan sát các em trong các hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân để biết điểm mạnh và điểm yếu sau đó kịp thời bổ sung cho hoàn thiện
Phương pháp thực hành: Qua quá trình thực hành của các em tôi theo dõi và có kế hoạch giúp đỡ kịp thời
Tiến hành thực nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để biết được những nội dung tôi đưa ra có phù hợp với các em hay không từ đó có hướng điều chỉnh
3 Giới hạn nghiên cứu
Rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 4 gồm 5 dạng toán có lời văn cơ bản : “Tìm số trung bình cộng, Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó; Phân số của một số Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.” Bản thân tôi có hạn nên tôi tập trung vào dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở lớp 4
Nghiên cứu cách đưa các mạch kiến kiến thức lý thuyết vào nội dung vận dụng thực hành từng bài cụ thể cho học sinh khá giỏi của lớp 4.3 và đội tuyển học sinh giỏi khối 4 của trường Từ đó xây dựng nội dung rèn học sinh giỏi kĩ
năng nhận dạng toán có lời văn “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó.” Với cácdạng toán các em đang học
Trang 6PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn
Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học
2 Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quê,
sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức và thực hành những kiến thức đó
3 Xuất phát từ cuộc sống hiện tại , đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, năng động, chủ động, sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học
4 Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự
Trang 7nhiên, hiệu quả" Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung
và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng
5 Học lí thuyết phải luôn đi đôi với thực hành phương ngôn có câu: "
Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện"
Theo tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em kiến thức , kĩ năng cần thiết khi thực hành luyện tập giải các bài toán Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan
hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm
Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ Nhưng cái cuối cùng mà mỗi người giaó viên muốn mang đến cho các em ngoài kiến thức còn
hình thành nhân cách của một con người mới xã hội chủ nghĩa “ Con người
sáng về trí tuệ , giàu về đạo đức , đẹp về nhân cách”.
II THỰC TRẠNG:
1 Thuận lợi:
Đa số học sinh thích học môn toán nhà trường trang bị tương đối đầy đủ
đồ dùng cho dạy học toán Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập Nhà trường cũng như cha mẹ học sinh đầu tư cho các em một cách toàn diện Tạo
sự đồng thuận rất lớn giữa dạy và học
Các em học sinh có thức học tập rất tốt Sau nhiều năm hướng dẫn đội tuyển học sinh giỏi của trường vừa làm vừa học thêm trong quá trình hướng dẫn tôi đã có thể nắm bắt được những nội dung trọng tâm Từ đó dễ dàng hơn khi xây dựng nội dung rèn phù hợp với học sinh
Trang 82 Khó khăn:
Học sinh: Môn toán là môn học khó, mà ở đó đòi hỏi mỗi học sinh ngoài
học lý thuyết còn phải suy luận một cách có lôgic để hoàn thành những con số
ẩn mình trong lời văn Chính vì điều này học sinh dễ chán và dễ sợ học môn toán Nhưng càng đi sâu vào quá trình dạy và học tôi đã nhận thấy một số nguyên nhân gây hạn chế cho sự hình thành kĩ năng giải toán có lời văn ở học sinh là :
Kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu
kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính
Kĩ năng nhận dạng bài toán và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời văn còn hạn chế Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức
Vì vậy mà qua khảo sát chất lượng đầu năm vào thời điểm tháng 9/2011
và 9/2012 (năm học 2011- 2012 và 2012-2013) về kĩ năng tóm tắt, giải bài toán có lời văn :
Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi Hỏi 15 kg đường như vậy đựng trong mấy túi? ( dạng toán rút về đơn vị lớp 3 trang 166)
Tổng số khảo sát có 10 học sinh của khá giỏi của lớp tham gia kết quả từng mặt như sau:
Trang 9Qua kết quả khảo sát cho thấy những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh thực hiện bài toán sai là do : Do nhầm lẫn trong thực hiện phép tính, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do kĩ năng nhận dạng toán, kỹ năng phân tích tóm
và giải các bài toán có lời văn của các em còn nhiều hạn chế Phân tích tóm tắt bài toán chính là phản ánh sự hiểu bài và làm bài của các em Em nào tóm tắt được bài toán thì khả năng làm bài giải đúng sẽ cao hơn Chính vì thực trạng này đặt ra cho tôi là : Dạy giải toán có lời văn như thế nào để các em ngoài việc nắm được kiến thức thì phải có kỹ năng giải những dạng bài tương tự như nhau Và kỹ năng đó được nâng cao dần theo thời gian rèn luyện có như vậy mới nâng cao chất lượng dạy - học
Việc phối kết hợp nhịp nhàng giữa nội dung chương trình các em đang học trên lớp, với chương trình thực hành luyện tập là một phương pháp luyện tập thực hành thật sự mang lại hiệu quả Các em tham gia thực hành nhiều thì
kĩ năng nhận dạng và phân tích đề chính xác , tư duy logic hơn
Với những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài : Một số kinh nghiệm rèn
học sinh giỏi kỹ năng nhận dạng toán có lời văn: “Ttìm hai số khi biết tổng
và hiệu của hai số đó"
III GIẢI PHÁP
1 Nội dung chương trình giải toán có lời văn ở các lớp liên quan :
Tôi nhận thấy rằng việc "Để có thể dạy giải toán có lời văn ở lớp 4"
đạt được kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp trước đó như 1,2,3 và lớp 5 để có thể lấy nội dung kiến thức đã có của các em làm nền tảng và làm bước đệm giúp giáo viên đưa ra những phương pháp và cách tiếp cận kiến thức mới cho học sinh ở lớp 4 tốt nhất Và giáo viên biết được những mạch kiến thức trọng tâm sẽ theo các em lên lớp cao hơn Nhưng để có những kỹ năng giải toán tốt thì việc thực
hành và luyện tập là điều kiện “cần và đủ” để làm được điều đó Qua những
kiến thức đã có các em sẽ thực hành và củng cố kiến thức , kỹ năng giải được những bài toán ngày một khó hơn
Trang 101.1 Đối với khối lớp 1:
Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn
Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng (hoặc trừ) trong đó có bài toán về thêm bớt một số đơn vị
1.2 Đối với khối lớp 2:
Học sinh: Giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng, trừ Trong đó
có bài toán về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bảng nhân, chia bảng 2,3,4,5 Làm quen bài toán có nội dung hình học
Tự đặt được đề toán theo điều kiện cho trước Chương trình được xen
kẽ với các mạch kiến thức khác
1.3 Đối với khối lớp 3:
Các bài toán đơn: Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị Gấp một số lên nhiều, giảm đi một số lần So sánh gấp (bé) một số lần Rút về đơn
vị
1.4 Đối với khối lớp 5:
Ngoài các dạng toán điểu hình ở lớp 4 còn có thêm các dạng toán nữa,
đó là: Tỉ số phần trăm; Toán chuyển động đều;Tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
Bài toán có nội dung hình học (diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình).Biết giải và trình bày giải các bài toán với phân số, số thập phân, củng cố các dạng toán điển hình đã học ở lớp 4
Biết giải các bài toán có nội dung hình học, diện tích, thể tích các hình
đã học và mới học, biết giải các bài toán đơn về chuyển động đều Học sinh biết giải các bài toán trong đó có bốn bước tính
2 Nội dung chương trình giải toán có lời văn ở lớp 4
Toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình toán 4 bởi những mục tiêu:
Góp phần hệ thống hoá về củng cố có kiến thức, kỹ năng về số tự nhiên, phân số, yếu tố hình học và 4 phép tính (+, - , x, : ) với các số đã học làm cơ sở
để học tiếp ở lớp 5 Kế thừa giải toán ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, mở rộng, phát triển nội dung giải toán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4
Trang 11Toán có lời văn giữ một vị trí đặc biệt trong chương trình toán lớp 4 bao gồm các dạng toán có lời văn điển hình:
- Tìm số trung bình cộng
- Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó
- Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
- Tìm phân số của một số
- Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông)Nội dung giải toán được sắp xếp hợp lý đan xen với nội dung hình học (diện tích, chu vi hình vuông, hình chữ nhật ) và các đơn vị đo lường, đo diện tích nhằm đáp ứng với mục tiêu của chương trình toán 4
3 Mục tiêu của giải toán có lời văn ở lớp 4:
Học sinh biết giải các bài toán hợp không quá 3 bước tính liên quan đến các dạng toán điển hình và 5 bước đối với những bài toán nâng cao
Biết trình bày bài giải đầy đủ gồm các câu lời giải (mỗi phép tính đều có lời văn) và đáp số theo đúng yêu cầu của bài toán
Đối với học sinh khá, giỏi phải tìm được nhiều cách giải một bài toán và các dạng toán được nâng dần có thể 4 , 5 bước
Để làm được những điều đó việc rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng từng dạng toán điển hình là một việc rất cần thiết Chỉ khi nhận dạng đúng đề toán mới có thể thực hiện được dạng toán ấy
4 Chuẩn bị của thầy và trò
Tôi thấy muốn rèn kĩ năng thực hành giải toán có lời văn cho học sinh thì các mấu chốt là phải tìm ra các phương pháp tiếp cận những dạng toán đó
Phương pháp giải chính là “chìa khóa” mở cánh cổng cất giấu tri thức mà mỗi
người thầy muốn học trò mình mở ra Chìa khóa thì chỉ có một và một , kết
quả cũng chỉ có một nhưng con đường để tìm ra chìa khóa thì rất nhiều việc hướng các em mở thêm những con đường là một điều thật sự cần của bản thân tôi Để làm được điều đó cả thầy và trò đều phải có những sự chuẩn bị cần thiết
Trang 124.1 Sự chuẩn bị của giáo viên:
Trước khi dạy bất cứ một dạng toán giải nào, tôi đều dành thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở thực hành để học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, tìm kiếm những nội dung nâng cao để các
em tiếp cận từng bước Có được cái nền móng chắc chắn tôi mới bắt đầu xây dựng những viên gạch tiếp theo bằng cách kết hợp những nội dung ly thuyết với thực hành
Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán
4.2 Sự chuẩn bị của học sinh:
Đối với học sinh việc hướng cho các em ý thức thích học toán, luôn muốn khám phá những điều thú vị trong các con số tưởng chừng như khô khan là điều không phải dễ Nhưng khi đã làm được điều đó thì các em sẽ hào hứng trong hoạt động học toán; các em sẽ dần rèn cho mình phương pháp tiếp cận bộ môn toán; rèn các thao tác về giải toán Từ đó các em sẽ tập trung tư duy và tìm tòi ra những điều mà toán yêu cầu
Chính vì sự liên quan hệ thống giữa kiến thức đã học với kiến thức mới nên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, công thức toán Xây dựng các em sự đam mê, yêu thích những con số toán học và mong muốn chinh phục nó
5 Hướng dẫn xây dựng các bước khi thực hiện giải toán
Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp Việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn khó hơn nhiều so với kĩ năng tính
vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học, chính vì những đặc trưng đó mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh có được thao tác , kĩ năng chung trong quá trình giải toán có lời văn
Trang 13Bước 1: Đọc kỹ đề bài , phân tích đề , nhận dạng đề : Có đọc kỹ đề bài
học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến yêu cầu của bài toán Tôi chú ý rèn cho học sinh có thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần đến khi nắm được những dữ kiện mà bài toán cho và yêu cầu mà các em cần thực hiện
Bước 2: Trình bày những dữ kiện bằng cách tóm tắt đề toán.( Bằng sơ
đồ hoặc bằng chữ) Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?)
Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng
Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép
tính thích hợp.( Khuyến khích các em tìm ra những cách giải khác nhau)
Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói - viết) phép tính
tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không?
Tóm tắt bài toán
Giải bài toán Tìm cách giải
Phân tích đề ,nhận dạng toán
Trang 14Các bước trên có mối liên hệ mật thiết với nhau Bước trước là tiền đề cho bước sau, mỗi bước là một mắc xích quan trọng và kết nối cùng nhau Nếu một trong các bước dừng lại thì cả mắc xích ấy sẽ tuộc ra.
Khi xây dựng các bước tôi thường tổ chức cho các em suy nghĩ , trao đổi cùng nhau và cuối cùng mới cùng nhau rút ra kết luận
+ Lần 1 học sinh suy nghĩ tự chủ rút ra những điều mình phát hiện từ những dữ kiện bài toán
+ Lần 2 tôi cho các em thảo luận nhóm để trao đổi phân tích đề bài tìm
ra cách giải
Trang 15+ Lần 3 : Định hướng giúp các em rút ra những bước chung đối với từng dạng bài rồi giải những bài tập cụ thể
Qua đó những em nào có khả năng tốt sẽ tiếp thu nhanh những em chậm
hơn sẽ cần thời gian rèn luyện và “ Học thầy không tày học bạn” các em sẽ
học hỏi lẫn nhau , phát triển khả năng diễn giải của những em giỏi , những em
Dạng toán có lời văn: “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”
là một dạng toán mới với học sinh lớp 4 Nó là phần mở đầu cho hai dạng toán tổng tỉ và hiệu tỉ mà các em sẽ học trong cuối chương trình lớp 4 Nó cũng là một dạng toán được kết hợp trong khi xây dựng một số bài toán nâng cao về Tìm số trung bình cộng , các bài toán ẩn trong nội dung hình học …
Đối với dạng toán Tổng và hiệu , tôi hướng dẫn cho học sinh tóm tắt
bằng sơ đồ đoạn thẳng Với tôi thì sơ đồ đoạn thẳng gần như là đồ dùng trực
Trang 16quan để các em dễ hiểu nhất Tóm tắt bằng sơ đồ sẽ là thước đo của việc thể
hiện sự hiểu đề toán của các em.Tôi chia ra làm bốn dạng bài toán chứa nội dung tổng – hiệu với những nội dung được nâng dần và chứa những yếu tố tương tự , mỗi dạng bài với một ví dụ cụ thể Từ đó giúp học sinh nắm chắc chắn dạng toán tổng – hiệu dù nằm ở dạng nào
6 1 Dạng toán tổng - hiệu thuần túy củng cố kiến thức lý thuyết
Ví dụ 1: Một lớp học có 28 học sinh Số học sinh trai nhiều hơn số học
sinh gái là 4 em Hỏi lớp học có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái?( SGK trang 47)
Bước 1: 2 học sinh đọc to đề toán phân tích tìm dữ kiện đã cho (cả lớp
đọc thầm theo bạn và gạch chân bằng bút chì dưới những dữ kiện )
Bước 2: Phân tích - tóm tắt bài toán Cho học sinh phân tích bài toán
bằng 3 câu hỏi:
1 Bài toán cho biết gì? ( Ví dụ : tổng số học sinh là 28 em học sinh trai nhiều hơn học sinh gái 4 em) " Tổng và hiệu số học sinh chính là điều kiện của bài toán"
2 Bài toán hỏi gì? (số học sinh trai, số học sinh gái) "tức là tìm số lớn và
Bước 4 : Trình bày bài giải
Từ cách trả lời trên học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và giải như sau:
Tóm tắt
Học sinh trai:
4 tuổi 28 tuổi
Học sinh gái :
Trang 17Số học sinh trai là : (28 + 4) : 2 = 16 ( học sinh)
Số học sinh gái là: 28 – 16 = 12( học sinh)
Đáp số : H/s trai: 16 học sinh; H/s gái : 12 học sinh
Trong quá làm bài tôi khuyến khích học sinh giải bằng nhiều cách
6.2 : Dạng toán tổng – hiệu chứa yếu tố tuổi tác
Đối với những bài toán về tuổi tôi hướng dẫn giúp các em nắm những vấn đề cơ bản sau :
+ Số tuổi hơn hoặc kém luôn luôn giữ nguyên không thay đổi theo thời gian
+ Số lần gấp , kém thì thay đổi theo thời gian ( theo hướng giảm dần) + Trong cùng khoảng thời gian thì số tuổi tăng lên hoặc giảm của mỗi người là như nhau
+Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng 3 bước như trên và tìm ra phương pháp giải chung cho dạng toán tuổi này
+ Có thể làm bài một trong hai cách như sau
Hướng giải thứ nhất : Chuyển về hiện tại để tính
Nếu làm cách 1 thì Lấy mốc thời gian hiện nay làm chuẩn ;
+ Nếu trở về trước thì ( tổng số tuổi hiện nay = TS tuổi về trước + (số năm x 2);
+ Nếu thời gian về sau thì ( tổng số tuổi hiện nay = TS về sau - ( số năm x 2)
Hướng giải thứ hai : Để nguyên tính sau đó chuyển về hiện tại bằng cách cộng thêm hoặc trừ đi số năm theo dữ kiện bài toán
Ví dụ 2: Mẹ hơn con 24 tuổi Biết tổng số tuổi hiện nay của hai mẹ
con là 42 tuổi Tìm số tuổi của mỗi người
Bài toán 1 và 2 học sinh dễ dàng nhận biết đó là dạng toán tìm hai số số khi biết tổng và hiệu Nhưng khi thay đổi dữ kiện bằng cách tôi đã chuyển một số dữ kiện ẩn đòi hỏi học sinh phải tìm trước khi đưa bài toán về dạng tổng và hiệu