Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK cho HS

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 84 - 152)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK cho HS

Để giúp HS phát huy được tính chủ động, tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức, GV cần hướng dẫn cho HS các biện pháp sử dụng SGK trên lớp cũng như ở nhà. Một số biện pháp rèn luyện KN sử dụng SGK cho HS mà chúng tôi đưa ra dựa trên quy trình 4 bước rèn luyện KN sử dụng SGK đã đề xuất ở mục …. Nội dung phần này đi sâu vào các bước thực hiện cụ thể các kĩ năng cho HS.

2.2.2.1. Rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng SGK trên lớp.

a. Hướng dẫn HS khai thác kiến thức bài viết trong SGK để lĩnh hội kiến thức cơ bản.

Trong dạy học LS để đáp ứng mục tiêu đào tạo những con người có khả năng thích ứng cao, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn, khắc phục lối dạy

chỉ ghi nhớ kiến thức, dạy chay, cần tập cho HS biết sử dụng SGK để chủ động nắm vững kiến thức trên lớp.

Ở trường phổ hông mỗi tiết học trên lớp là một bài hoàn chỉnh, nhiệm vụ của người GV là trong khoảng thời gian 45p người GV phải truyền đạt cho HS một khối lượng kiến thức nhất định được chương trình học quy định. Để thực hiện tốt mục tiêu môn học, GV cần hướng dẫn cho HS biết làm việc độc lập với SGK, biết khai thác kiến thức trong bài viết. Để hướng dẫn HS khai thác kiến thức trong bài viết SGK, GV có thể hướng dẫn HS một số KN cơ bản sau:

* Hướng dẫn HS phát hiện kiến thức cơ bản trong bài viết của SGK.

Đó là việc tìm ra những ý cơ bản, cốt lõi, quan trọng trong bài viết. Đó chính là kĩ năng tìm ý chính. Kĩ năng này thường được giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện trên lớp để trả lời câu hỏi của giáo viên. Ngoài ra kĩ năng này cũng giúp học sinh đọc và chuẩn bị bài ở nhà có hiệu quả.

Để hướng dẫn HS phát hiện kiến thức cơ bản trong bài viết của SGK, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Đọc lướt toàn bộ nội dung cần tìm ý chính để xác định nội dung đó đề cập đến vấn đề gì (đọc nhanh, đọc lướt). Công việc này sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính.

+ Bước 2: Xác định các mục, các đoạn nhỏ.

+ Bước 3: Phân tích nội dung để tìm ý chính, ý cơ bản

+ Bước 4: Sắp xếp các ý theo mối quan hệ trước sau, mối quan hệ logic thành một nội dung hoàn chỉnh.

Lưu ý: nên sử dụng bút nhớ dòng (bút highlight ) hoặc dùng bút chì: để tô vào các ý chính, các từ quan trọng hay các thuật ngữ cần nhớ hoặc dùng bút chì để chú thích những vấn đề cần thắc mắc.

Ví dụ: Khi đọc nội dung mục I – Nước Pháp trước cách mạng của bài

31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử 10 chương trình chuẩn) để tìm ý cơ bản, học sinh cần thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

+ Bước 1: Đọc lướt toàn bộ nội dung mục I để xác định được các nội dung cơ bản của Tình hình nước Pháp trước cách mạng gồm 2 nội dung.

+ Bước 2: Phân tích nội dung, gạch chân những từ ngữ quan trọng: nội dung 1 nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Nội dung 2 nói về các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.

+ Bước 3: Tìm các ý chính biểu thị từng nội dung cụ thể: với nội dung 1: trong kinh tế có nông nghiệp và công thương nghiệp; chính trị là chế độ quân chủ chuyên chế, xã hội bao gồm các tầng lớp, với nội dung 2: gồm các đại biểu tiêu biểu và nội dung của trào lưu triết học ánh sáng.

+ Bước 4: Sắp xếp các nội dung đã phân tích.

* Hướng dẫn HS lập dàn ý bài viết của SGK.

Xây dựng dàn ý bài học chính là việc rút ra những nội dung chủ yếu. Dàn ý cũng là một bản tóm tắt khái quát nhất, đầy đủ nhất nội dung bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay bài học nghiên cứu những vấn đề gì, các nội

I – NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: lạc hậu

+ Công thương nghiệp: phát triển theo phương thức TBCN

- Chính trị: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế

- Xã hội: chia thành 3 đẳng cấp, trong đó: đẳng cấp tăng lữ, quý tộc

nắm đặc quyền về kinh tế, chính trị; đẳng cấp thứ ba làm ra của cải

nhưng không được hưởng quyền lợi chính trị  mâu thuẫn gay gắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:

- Đại biểu: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô

- Nội dung: trào lưu triết học ánh sáng tấn công và hệ tư tưởng phong

dung chính được đề cập đến? các kiến thức của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức được thể hiện như thế nào?

Vì vậy để xây dựng được dàn ý bài viết trong SGK, HS cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài viết của SGK và bài viết trong vở ghi, xác định kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa các kiến thức và sắp xếp lại thành một hệ thống hoàn chỉnh. Qua đó HS nắm chắc bài, ghi nhớ lâu, bền vững và tái hiện nhanh. Đồng thời qua việc tóm tắt dàn ý, sẽ hình thành ở HS tinh thần trách nhiệm với công việc, phát triển năng lực nhận thức, hình thành phương pháp học tập…

Để HS có kĩ năng lập dàn ý bài viết của SGK, GV cần hướng dẫn HS thực hiện có hiệu quả các bước:

+ Bước 1: Đọc kỹ toàn bài để biết bài học nghiên cứu vấn đề gì

+ Bước 2: Xác định cấu trúc bài học (bài học có bao nhiêu nội dung, những nội dung đó nghiên cứu vấn đề gì, được sắp xếp như thế nào)

+ Bước 3: Xác định ý chính, ý phụ của từng nội dung (mỗi nội dung có bao nhiêu ý cơ bản, nội dung các ý cơ bản)

+ Bước 4: Sắp xếp các ý chính, ý phụ theo trình tự đơn vị kiến thức từ đơn vị kiến thức lớn đến đơn vị kiến thức bé.

+ Bước 5: Diễn đạt dàn ý

+ Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện dàn ý.

Ví dụ: HS lập dàn ý Những thành tựu về khoa hoc – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX của bài 34 “Các nước tư ban chuyen sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa”, HS cần thực hiện các bước:

+ Bước 1: Đọc lại kỹ nội dung bài viết mục 1 – Những thành tựu về khoa hoc – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX của SGK trang 170

+ Bước 2: Xác định cấu trúc bài gồm bốn nội dung: lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh hoc, những phát minh khoa học

+ Bước 3: Xác định ý chính, ý phụ của từng nội dung: Lĩnh vực vật lý gồm các thành tựu về điện, phóng xạ, cấu trúc vật chất, phát minh tia X. Lĩnh vực hóa học: định luật tuần hoàn. Lĩnh vực sinh học gồm: học thuyết của Đác-uyn, phát minh của nhà bác học Lui Paxtơ về vác-xin, công trình của nhà sinh lý học người Nga. Các phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất gồm: kĩ thuật luyện kim, khai thác dầu hỏa, phát minh ra điện tín

+ Bước 4: Sắp xếp các ý chính, ý phụ theo trình tự đơn vị kiến thức từ đơn vị kiến thức lớn đến đơn vị kiến thức bé.

+ Bước 5: Diễn đạt dàn ý. Có thể diễn đạt dàn ý như sau:

+ Bước 6: kiểm tra lại dàn ý dựa theo các mục trong sách giáo khoa. * Hướng dẫn HS trình bày kiến thức lĩnh hội được từ SGK thông qua tóm tắt, lập sơ đồ, bảng niên biểu

- Hướng dẫn HS tóm tắt bằng ngôn ngữ.

NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC KĨ THUẬT CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU XX Vật lý: Phát minh về điện của nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun

người Anh, E.Len-xơ người Nga

Phát hiện về phóng xạ: Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri Tìm hiểu cấu trúc vật chất của Rơ-dơ-pho (Anh)

Phát minh về tia X của Rơn-ghen Hóa học: Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ep

Sinh học: Học thuyết của Đác-uyn

Phát minh của nhà bác học Lui Paxtơ về vác-xin,

Nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp ở động vật và người của Páp-lốp

Những phát minh khoa học Kĩ thuật luyện kim được cải tiến với lò Mác-tanh, lò đƣợc áp dụng vào sản xuất : Bét-me. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dầu hỏa được khai thác Công nghiệp hóa học ra đời Phát minh điện tín

Cuối thế kỉ XIX ô tô được đưa vào sử dụng

Sử dụng máy móc, phân hóa học trong nông nghiệp

Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung kiến thức lĩnh hội được từ bài viết trong SGK góp phần rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, rèn luyện các KN tư duy, tổng hợp, khái quát hóa của HS.

Để hướng dẫn HS tóm tắt bằng ngôn ngữ, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Đọc toàn bộ nội dung cần tóm tắt để biết bài học nghiên cứu vấn đề gì (Xác định mục đích, yêu cầu bài học)

+ Bước 2: Xác định cấu trúc của bài (nghĩa là xác định bài học có bao nhiêu nội dung, những nội dung đó nghiên cứu về vấn đề gì và được sắp xếp như thế nào?)

+ Bước 3: Xác định ý chính của từng nội dung (mỗi nội dung gồm bao nhiêu ý cơ bản, những ý cơ bản là gì?)

+ Bước 4: Xác định quan hệ giữa các nội dung

+ Bước 5: Tóm tắt toàn bài (nêu lên các nội dung chủ yếu cơ bản nhất, cốt lõi nhất, lược bỏ những ý phụ, những từ ngữ không quan trọng).

+ Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện kĩ năng

Ví dụ: Khi dạy học bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”

– lớp 10 chương trình cơ bản, để có kĩ năng tóm tắt nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng HS cầnthực hiện theo các bước :

+Bước 1: Đọc toàn bộ nội dung cần tóm tắt, xác định nội dung cần tóm tắt là: nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng.

+ Bước 2: Xác định cấu trúc bài: các ý cốt lõi của nội dung này là: nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp

+ Bước 3: Xác định ý chính của từng nội dung: nguyên nhân sâu xa (bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng) và nguyên nhân trực tiếp (sự kiện vua Lui XVIII triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp).

+ Bước 5: Diễn đạt nội dung tóm tắt: học sinh có thể tóm tắt nội dung ấy từ 1 – 2 câu như: Trong những năm cuối thế kỉ XVIII những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt, các tư tưởng mới của trào lưu triết học ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến dọn đường cho cách mạng bùng nổ. Hội nghị ba đẳng cấp (5/51789) do vua Lui XVI triệu tập đã trực tiếp châm ngòi cho cách mạng.

+ Bước 6: giáo viên kiểm tra hoặc học sinh tự kiểm tra và hoàn thiện - Hướng dẫn HS tóm tắt kiến thức bằng lập bảng niên biểu:

Lập bảng niên biểu nhằm hệ thống hóa các sự kiện cơ bản theo thứ tự thời gian đồng thời nêu mối liên hệ các sự kiện cơ bản nhất của một nước hay nhiều nước trong một thời kì. Niên biểu có ba loại chủ yếu: niên biểu tổng hợp liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài, niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày một vấn đề quan trọng của một thời kỳ lịch sử nhất định, niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử.

Để hướng dẫn HS tóm tắt nội dung kiến thức lĩnh hội được bằng cách lập bảng niên biểu, GV cần hướng dẫn HS thực hiện đầy đủ các bước:

+ Bước 1: Xác định chủ đề của bảng cần lập, đặt tên cho bảng.

+ Bước 2: Xác định các tiêu chí của chủ đề để đặt vào đầu mỗi hàng và cột của bảng. (Bước này giúp học sinh xác định được số cột, hàng và lập bảng với các tiêu chí đã xác định).

+ Bước 3: Đọc bài viết trong sách giáo khoa, xác định nội dung các tiêu chí và điền vào bảng đúng ô tương ứng.

+ Bước 4: Đọc lại nội dung bài viết trong SGK để kiểm tra lại bảng.

Ví dụ: Nội dung bài 32 “Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu” các kiến

thức chủ yếu bao gồm: các thành tựu lớn của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức và hệ quả của cách mạng công nghiệp về kinh tế, xã hội, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong đó học

sinh cần phải nhớ được các mốc thời gian, những phát minh, người sáng chế và tính năng của máy trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vì cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh được diễn ra đầu tiên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại cũng như đã dẫn đến những thay đổi về kinh tế, xã hội ở nước Anh. Tuy nhiên những phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh tương đối nhiều, lại diễn ra tại những thời điểm khác nhau, có những tính năng công dụng khác nhau, nên học sinh thường gặp khó khăn trong quá trình học. Để học sinh có lưu giữ kiến thức nhanh nhất giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và lập bảng niên biểu “Thống kê các thành tựu quan trọng trong cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ XVIII”:

+ Bước 1: Xác định chủ đề của bảng cần lập, đặt tên cho bảng: “Bảng thống kê các thành tựu quan trọng trong cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ XVIII”.

+ Bước 2: Xác định các tiêu chí của chủ đề để đặt vào đầu mỗi hàng và cột của bảng. Bảng niên biểu thống kê gồm: mốc thời gian, những phát minh, người sáng chế và tính năng của máy trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.

+ Bước 3: Đọc bài viết trong sách giáo khoa, xác định nội dung các tiêu chí và điền vào bảng đúng ô tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng thống kê các thành tựu quan trọng trong cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ XVIII.

Thời

gian Máy móc

Ngƣời sáng chế,

phát minh Tính năng của máy

1764 Máy kéo sợi Gien-ni

Giêm Ha-gri-vơ Máy có 8 ống chỉ, đưa năng suất tăng lên 8 lần

1769 Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

1779 Máy kéo sợi được cải tiến

Crôm-tơn Cho sợi nhỏ và bền, dệt ra vải đẹp và bền hơn trước

1784 Máy hơi nước Giêm-oát Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy móc có thể xây dựng ở bất kì nơi nào, có thể áp dụng cho mọi ngành công nghiệp

1785 Máy dệt Linh mục Ét- mơn Các-rai

Tăng năng suất lao động lên tới 40 lần so với dệt thủ công nhưng bất lợi là phải xây dựng nhà máy ở gần những khúc sông chảy xiết

1814 Chế tạo đầu máy xe lửa đầu tiên

Xti-phen-xơn Đầu máy kéo các toa tàu. Ngành đường sắt được ra đời và phát triển.

+ Bước 4: Đọc lại nội dung bài viết trong SGK để kiểm tra lại bảng niên biểu.

Như vậy, đây là 6 phát minh cơ bản nhất trong cách mạng công nghiệp (bài 32) mà học sinh cần ghi nhớ về thời gian, những phát minh và người sáng chế, về tính năng của máy. Thông qua bảng niên biểu này học sinh có thể ghi nhớ một cách dễ dàng, chính xác tránh được việc nhầm lẫn về thời gian của những phát minh và người sáng chế ra những phát minh đó. Với cách khai thác kiến thức bài viết trong sách giáo khoa như thế này, học sinh không chỉ học tập được trên lớp mà có thể tự học ở nhà.

- Hướng dẫn HS tóm tắt kiến thức bằng lập sơ đồ

Ý nghĩa: để tóm tắt, mô hình hóa nội dung bài viết dưới dạng sơ đồ hình học. Sơ đồ phản ánh mối quan hệ cơ bản của các yếu tố thuộc đối tượng nghiên cứu một cách cô đọng và trực quan.

Đây là hình thức xử lí thông tin có ý nghĩa lớn cho việc ghi nhớ, củng cố tri thức . Đó là quá trình mã hóa thông tin để cất giữ lâu bền trong trí nhớ.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 84 - 152)