8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
Một câu hỏi đặt ra là tại sao 100% giáo viên và 91% học sinh đều nhận thức được vai trò quan trọng của sách giáo khoa trong dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT nhưng khả năng sử dụng sách giáo khoa hiện nay của học sinh lại chỉ được đánh giá là trung bình và yếu?
Thông qua phương pháp điều tra chúng tôi đã đúc rút được một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất: mức độ hứng thú của học sinh với môn Lịch sử còn thấp. Hiện nay mức độ hứng thú của học sinh với môn học còn rất thấp, chỉ có 20% số học sinh (tức 33/166 học sinh) có hứng thú với môn Lịch sử. Có 80% học sinh cảm thấy bình thường hoặc không hề hứng thú với môn học, trong đó có tới 23,6% học sinh không có hứng thú với môn học. Thực tế trên do nhiều nguyên nhân trong đó bao gồm những nguyên nhân xuất phát từ phía học sinh và nguyên nhân xuất phát từ phía giáo viên. Từ phía học sinh khi được điều tra phỏng vấn, hầu hết các em không hứng thú với môn học vì một số lí do chủ yếu: các em cho rằng “môn học không quan trọng vì đây không phải môn các em thi đại học”, ngoài ra các em cho rằng “chương trình quá nặng, nhiều sự kiện khô khan khó nhớ”. Bên cạnh đó cần nói đến là phương pháp giảng dạy của giáo viên hiện nay chưa gây được hứng thú cho các em. Thông qua dự giờ dạy của một số giáo viên, chúng tôi nhận thấy hiện nay hầu hết giáo viên còn quen sử dụng những “lối mòn” trong dạy học như yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi pháp vấn của giáo viên là chủ yếu, mà ít
đưa ra những phương pháp dạy học mới như: dạy học nêu vấn đề, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp làm việc nhóm, dạy học theo dự án,… Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận định rằng do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, cũng như yếu tố từ học sinh (còn nghiêng về học các môn tự nhiên là chủ yếu) nên việc sử dụng những phương pháp dạy học mới và hiện đại như: dạy học theo dự án, dạy học trực quan (sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ,…), dạy học trên powerpoint còn gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, khi bản thân học sinh không có hứng thú với môn học thì việc các em xem nhẹ môn học cũng như không quan tâm tới sách giáo khoa – một nguồn tài liệu học tập cơ bản, chủ yếu của học sinh là điều dễ hiểu.
Thứ hai: Mục đích sử dụng sách giáo khoa Lịch sử trên lớp và ở nhà của học sinh chưa tốt.
Việc sử dụng sách giáo khoa trong giờ học trên lớp: Mặc dù có 90% học sinh sử dụng sách giáo khoa trong học tập nhưng các em lại chưa biết cách sử dụng và khai thác nội dung trong sách giáo khoa. Các em chỉ mới thường xuyên sử dụng sách để trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra, hoặc để nhìn tranh ảnh, lược đồ có trong sách giáo khoa hoặc thỉnh thoảng đọc tham khảo khi giáo viên yêu cầu. Nhưng trong các mục đích mà các em thường xuyên sử dụng nói trên thì thực tế quan sát cho thấy là các em sử dụng cũng chưa có hiệu quả.
Để trả lời câu hỏi khi giáo viên yêu cầu thì hình thức trả lời của các em thường là đọc cả một đoạn có trong sách giáo khoa, mà chưa biết tóm tắt, sàng lọc ý chính, ý cơ bản hay còn được gọi là “từ khóa” để trả lời câu hỏi của giáo viên theo ý hiểu của mình.
Các em mới dừng lại ở mức độ sử dụng là đọc những phần giáo viên yêu cầu mà phần lớn chưa biết phân tích, tóm tắt những nội dung của một đoan, một mục trong một bài.
Trong quan sát giờ học, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh mới dừng ở mức độ theo dõi sách giáo khoa xem giáo viên nói đến đâu, có đúng với sách giáo khoa không hoặc gạch chân những ý trong sách giáo khoa trùng với những gì giáo viên ghi trên bảng. Đối với kênh hình trong sách giáo khoa các em chưa hiểu hết được tác dụng của nó đối với kênh chữ và thường sử dụng với mục đích là xem, là quan sát chứ chưa biết khai thác nó phục vụ cho bài học.
Việc sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài và học bài ở nhà không được học sinh quan tâm. Vì phần lớn các em chưa chú trọng đến môn lịch sử, còn quan niệm đây là môn “học thuộc”, môn “học phụ”. Các em còn quan niệm sách giáo khoa viết dài, khó nhớ, khó học thuộc nên thường học theo vở ghi mà chưa biết kết hợp học cả vở ghi và sách giáo khoa, cũng như chưa biết tổ chức các phương pháp học tập hữu ích để biến sách giáo khoa – nguồn tài liệu cơ bản nhất của các em thành công cụ đắc lực.
Với phiếu điều tra dành cho giáo viên khi được hỏi thầy cô nhận xét về mục đích sử dụng sách giáo khoa của học sinh thì 80% các thầy cô đều cho rằng học sinh chủ yếu sử dụng sách giáo khoa để hoàn thành vở bài tập và để trả lời các câu hỏi của giáo viên trên lớp là chủ yếu và 60% cho rằng các em có quan tâm đến tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ trong sách giáo khoa. Còn hầu hết các mục đích đọc sách giáo khoa Lịch sử như để chuẩn bị bài trước khi lên lớp, để tự học, tự ôn tập kiến thức ở nhà và lập dàn ý, bảng niên biểu, sơ đồ, đồ thị thống kê kiến thức là rất ít được các em quan tâm và thậm chí có học sinh không bao giờ sử dụng vì những mục đích trên.
Thứ ba: phương pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Phần lớn những kĩ năng giáo viên hướng dẫn cho học sinh chủ yếu hiện nay là kĩ năng đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi, hoặc đọc sách giáo khoa để tìm ý chính, tóm tắt ý chính. Trong khi đó những kĩ năng như lập sơ đồ, lập
bảng niên biểu, kĩ năng sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lại chưa được giáo viên chú trọng. Điều đó lí giải vì sao mục đích sử dụng sách giáo khoa của học sinh hiện nay chỉ tập trung vào những kĩ năng mà giáo viên đã hướng dẫn, trong khi đó các kĩ năng khác như khai thác, sử dụng kênh hình; hoặc lập dàn ý, lập sơ đồ, biểu đồ thống kê kiến thức là những kỹ năng rất hữu ích cho các em trong ôn tập, tự học ở nhà và trả lời những câu hỏi tư duy logic chưa được các em thực sự quan tâm đúng mức. Điều đó cho thấy giáo viên thường chú ý đến bài viết trong sách giáo khoa mà ít chú ý tới việc sử dụng phối hợp các thành phần của sách giáo khoa, nhất là khâu tổ chức làm việc với sách giáo khoa cho học sinh. Mặc dù 100% giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trên lớp cũng như ở nhà tuy nhiên những kĩ năng hướng dẫn còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, nên kết quả thực hiện được chưa cao, trong khi đó những kĩ năng quan trọng, cần thiết trong việc giúp các em tiếp thu kiến thức mới và ôn tập, củng cố kiến thức cũ như lập dàn ý, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sử dụng kênh hình chưa được quan tâm.
Thông qua việc quan sát, phỏng vấn và phát phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy trong quá trình dạy học giáo viên chưa có điều kiện hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa là vì những khó khăn chính sau:
- Thời gian học hạn chế
- Học sinh không yêu thích, không hứng thú với môn học - Học sinh tiếp thu chậm
- Lớp đông, giáo viên không kiểm soát được
Vì những khó khăn khách quan trên nên giáo viên ít có điều kiện triển khai được phong phú các phương pháp làm việc với sách giáo khoa của học sinh. Nhưng bên cạnh đó cũng phải nhận định rằng hiện nay giáo viên chưa thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh cũng một phần vì các thầy cô chưa có các bước thực hiện cụ thể cho từng kĩ
năng, bởi mỗi một kĩ năng đều đòi hỏi những yêu cầu và cách thức thực hiện riêng.
* * *
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh có rất nhiều cách tiếp cận lịch sử khác nhau (thông qua báo chí, internet,…) nhưng nguồn tài liệu lịch sử quan trọng nhất, khoa học nhất, cơ bản nhất đối với học sinh trong quá trình học tập lại là sách giáo khoa. Bởi lẽ sách giáo khoa được biên soạn để cung cấp những kiến tức cơ bản, khoa học, hiện đại cho học sinh, bản thân việc biên soạn sách giáo khoa cũng phải tuân thủ những nguyên tắc khoa học giáo dục về cấu tạo, nội dung, thiết kế mĩ thuật, văn phong,… để học sinh có những nắm bắt cơ bản nhất về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Bên cạnh đó SGK còn giúp học sinh củng cố, ôn tập, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình và còn góp phần bồi dưỡng cho các em nhiều hiểu biết khác về nhân sinh quan, thế giới quan.
Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng SGK là một biện pháp hữu hiệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Nó phù hợp với xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Việc rèn luyện kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức lịch sử trong SGK có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng trong thực tế giảng dạy hiện nay, việc hướng dẫn học sinh sử dụng SGK chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả còn thấp. Việc sử dụng SGK chưa tương xứng với tiềm năng to lớn và giá trị đích thực của nó.
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ CHO HỌC SINNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (VẬN DỤNG QUA KHOÁ TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
LỚP 10 CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (chƣơng trình chuẩn)