Vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 35 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.3.Vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách

sách giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

1.1.3.1 Vai trò của sách giáo khoa lịch sử

Sách, báo, tài liệu khoa học,… là nguồn kiến thức vô tận, là phương tiện quan trọng để con người nhận thức thế giới xung quanh, nâng cao trình độ văn hóa nói chung và tiếp thu kho tàng tri thức của nhân loại. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong dạy học thì dù khoa học kỹ thuật có bổ sung nhiều phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập hơn nữa cũng vẫn không thể thay thế hoàn toàn được sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Lịch sử nói riêng là một trong những nguồn kiến thức cơ bản, là phương tiện quan trọng trong công tác tự học của học sinh trong giờ học trên lớp cũng như ở nhà.

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông thì sách giáo khoa lịch sử có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là tài liệu cụ thể hóa chương trình môn học.

Đối với học sinh sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản chủ yếu của học sinh, được biên soạn theo chương trình và thể hiện mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu môn học nói riêng. Nó cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ bản, cần thiết, hiện đại và có thệ thống. Sách giáo khoa là một nguồn kiến thức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh dùng để tiếp thu kiến thức mới, ôn tập kiến thức cũ và hình thành các kĩ năng học tập thông qua quá trình làm việc với sách giáo khoa.

Đối với giáo viên, sách giáo khoa là “chỗ dựa” quan trọng để giáo

sử. Bởi vì, sách giáo khoa lịch sử cũng như sách giáo khoa của các môn học khác ở trường phổ thông là sự kết hợp của khoa học giáo dục và khoa học cơ bản (sử học).

Như vậy “Việc sử dụng có kết quả sách giáo khoa là điều kiện quan trọng bậc nhất để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, nên việc sử dụng sách giáo khoa là khâu quan trọng trong hoạt động dạy học” [24, tr. 91], do đó trong quá trình dạy học giáo viên phải tích cực rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa để biến sách giáo khoa thành công cụ đắc lực cho việc học của học sinh.

1.1.3.2 Ý nghĩa của sách giáo khoa Lịch sử.

Từ vai trò trên, có thể thấy sách giáo khoa có ý nghĩa rất lớn trong dạy học lịch sử.

Trước hết, sách giáo khoa có tác dụng bồi dưỡng nhận thức cho học sinh. Nội dung kiến thức trình bày trong sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học. Đó là những kiến thức đã được ổn định, được khoa học lịch sử mácxít khẳng định. Các kiến thức đó phản ánh mọi mặt sinh hoạt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của loài người từ xưa đến nay. Chính vì vậy kiến thức trong sách giáo khoa giúp học sinh hình dung được bức tranh chân thực của xã hội loài người trong quá trình phát triển đúng như nó đã tồn tại, bao gồm cả lịch sử đấu tranh, quá trình lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên để cải tạo đời sống. Trên cơ sở những sự kiện, hiện tượng lịch sử cụ thể, sách giáo khoa giúp học sinh có những biểu tượng chân thực chính xác về các mặt của lịch sử loài người, các em hiểu được những khái niệm lịch sử, rút ra quy luật lịch sử. Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 29 “Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh”, bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”, bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp” các em có thể nhận thức được rằng dù các cuộc cách mạng ở mỗi giai đoạn, mỗi nước khác nhau nhưng đều là những cuộc cách mạng tư sản với mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến tạo

điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được phát triển, lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản, động lực cách mạng là giai cấp tư sản và nông dân. Từ đó hiểu dược khái niệm “cách mạng tư sản”, và hiểu rõ dù loại hình cách mạng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tính chất của cuộc cách mạng không thay đổi.

Ngoài nội dung bài viết, phần tư liệu trong sách giáo khoa cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu kĩ bài học, tạo điều kiện cho các em tự học. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những kiến thức mới, sách giáo khoa còn giúp học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi, làm bài tập,… Các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “sách giáo khoa là phương tiện quan trọng của học sinh để tiếp thu kiến thức mới, ôn tập củng cố những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi, làm bài tập ở nhà” [48, tr. 154]

Bên cạnh ý nghĩa giáo dưỡng, sách giáo khoa còn có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Tất cả những sự kiện, hiện tượng lịch sử trình bày trong sách giáo khoa được xuất phát từ quan điểm sử học của chủ nghĩa Mác – Lênin, theo quan điểm của Đảng ta, cho nên có tác dụng tốt trong việc giáo dục thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng. Từ các hiện tượng lịch sử cụ thể, những con người, nhân vật lịch sử cụ thể đã khơi dạy trong trái tim học sinh những tình cảm đạo đức đúng đắn, như giúp các em có cái nhìn đúng về những nhân vật lịch sử (cả những mặt tích cực và hạn chế), những đóng góp của họ đối với lịch sử của mỗi quốc gia cũng như lịch sử nhân loại. Đồng thời chính những nội dung súc tích, rõ ràng, sinh động của sách giáo khoa cũng góp phần kích thích niềm say mê hứng thú, yêu thích môn học của học sinh.

Ví dụ: Khi dạy học bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” GV

thế kỷ XIX” cần nhấn mạnh vai trò của Bix mác – vị thủ tướng dùng chính sách “sắt và máu” của Phổ, đồng thời qua đó HS sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình đấu tranh thống nhất Đức, lý giải được vì sao quá trình thống nhất Đức lại mang tính chất phản động, mất dân chủ.

Cùng với ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục, sách giáo khoa còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện học sinh. Đó là phát triển năng lực nhận thức một cách độc lập, sáng tạo, phát triển các kĩ năng học tập, tự kiểm tra đánh giá và tự nghiên cứu sách giáo khoa. Các em sẽ có ý thức để tự mình nêu lên được những vấn đề cơ bản, lập dàn ý dưới dạng câu hỏi, biết trích dẫn, phân tích những minh họa trong sách dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có nghĩa là sách giáo khoa rèn luyện cho các em kĩ năng tự lực hiểu sâu và lĩnh hội tài liệu mới theo sách giáo khoa.

Các kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa ở từng phần, từng chương, từng bài học được sắp xếp theo trình tự thời gian, trong mối liên hệ biện chứng, có tác dụng rèn luyện cho HS tư duy logic. Hơn nữa ngôn ngữ chính xác, súc tích của sách cũng góp phần phát triển ngôn ngữ, vốn từ vựng, đặc biệt là thuật ngữ lịch sử cho học sinh.

Có thể nói sách giáo khoa đã trở thành người thầy thứ hai đối với học sinh, nó cung cấp kiến thức rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, phẩm chất trí tuệ. Vì thế học tập trên cơ sở sử dụng sách giáo khoa là động lực, là biện pháp cơ bản thúc đẩy quá trình nhận thức và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Với vai trò, ý nghĩa như vậy, nếu sử dụng tốt sách giáo khoa sẽ là biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Do đó yêu cầu rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử là một yêu cầu cấp thiết.

1.1.3.3 Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK Lịch sử cho học sinh THPT.

Theo từ điển Tiếng Việt: Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo.

Rèn luyện kĩ năng được hiểu là rèn luyện cho HS một hệ thống các thao tác nhằm làm biến đổi đối tượng, đối chiếu chúng với hành động cụ thể để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng.

Trong các nguồn tài liệu, phương tiện và thiết bị dạy học thì sách giáo khoa là nguồn kiến thức và phương tiện dạy học đặc biệt, có sự tổng hợp nhiều phương tiện dạy học lịch sử khác như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ. Sách giáo khoa vừa là nguồn tri thức cơ bản, cần thiết, vừa có sự định hướng cho học sinh rèn luyện các kỹ năng và phương pháp học tập bộ môn. Đồng thời sách giáo khoa còn giúp học sinh củng cố, ôn tập, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình và còn góp phần bồi dưỡng cho các em nhiều hiểu biết khác về nhân sinh quan, thế giới quan.

Trong dạy học LS hiện nay chúng ta thường gặp một mâu thuấn là khối lượng kiến thức cần cung cấp cho HS thì nhiều mà khối lượng thời gian và trình độ HS lại có hạn. Không giải quyết tốt mâu thuẫn này sẽ dẫn đến tình trạng “quá tải”, chất lượng dạy học bộ môn giảm sút. Căn cứ vào mục tiêu môn học, đặc điểm kiến thức, đặc điểm tâm lý, nhận thức của HS THPT vì việc rèn luyện cho HS KN sử dụng SGK là một biện pháp có ý nghĩa quan trọng:

Thứ nhất việc rèn luyện KN sử dụng SGK cho HS là cơ sở giúp HS nắm vững được hệ thống các kiến thực cơ bản của bộ môn, theo quy định của chương trình. Nội dung bài viết trong SGK là hệ thống kiến thức cơ bản mà HS phải đạt được. Trên nền tảng biết khai thác, vận dụng các kiến thức trong

bài viết, HS đi từ “biết” đến “hiểu” sâu sắc LS, từ đó có thể vận dụng những hiểu biết ấy vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ hai việc rèn luyện KN sử dụng SGK cho HS là cơ sở thực hiện chuẩn kĩ năng trong học tập LS, phát huy được vai trò bộ môn trong việc phát triển năng lực tư duy, thực hành, phương pháp nhận thức lịch sử. Các em không chỉ có các kỹ năng làm việc với sách giáo khoa mà các kĩ năng trình bày lịch sử của các em được rèn luyện một cách nhuần nhuyễn, trên cơ sở đó các em sẽ biết cách khai thác và sử dụng những nhân tố, thành phần có trong sách giáo khoa để phục vụ cho quá trình học tập của mình: từ khâu tiếp thu kiến thức trên lớp cho đến khâu tự ôn tập, củng cố kiến thức ở nhà.

Thứ ba việc rèn luyện KN sử dụng SGK cho HS góp phần “hướng thái độ” của HS một cách đúng đắn. Giúp các em nhận thức được ý nghĩa thiết thực của môn học trong cuộc sống bởi vì lịch sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi tới tương lai. Đồng thời khi có được các kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, học sinh sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng sách giáo khoa trong học tập.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng sách giáo khoa là một biện pháp hữu hiệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Nó phù hợp với xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

1.1.3.4 Cấu trúc sách giáo khoa lịch sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về cấu tạo của sách giáo khoa nói chung, sách giáo khoa Lịch sử nói riêng. Về sách giáo khoa Lịch sử hiện nay có 2 ý kiến cơ bản sau:

- Một là chia nội dung sách giáo khoa ra hai phần: kênh chữkênh hình. Trong đó kênh chữ là những thông tin thành văn chủ yếu trong sách giáo khoa dùng để trình bày nội dung môn học, chỉ dẫn về phương pháp học tập, về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kênh hình bao gồm những

ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, …Theo chức năng hoặc mục đích thực hiện, kênh hình lại được chia làm 5 loại: loại minh họa để cụ thể hóa nội dung một sự kiện quan trọng, loại cung cấp thông tin giúp học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện, loại thực hành nhằm rèn luyện các kĩ năng bộ môn, loại bài tập - thực hành để kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

- Hai là: chia nội dung sách giáo khoa thành hai phần: bài viết chế sư phạm, trong đó cách phân chia thứ hai dễ được tiếp nhận hơn vì nó thể hiện khá rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa hai phần cơ bản của sách giáo khoa với nhau. Trong đó bài viết là nội dung cơ bản của chương trình được trình bày ngắn gọn trong một số trang, dành cho một tiết học, là một bộ phận chủ yếu mà học sinh nhất thiết phải nghiên cứu, nắm vững các kiến thức cơ bản. Còn

cơ chế sư phạm chỉ tất cả các thành tố còn lại ngoài bài viết trong sách giáo khoa, dành cho một tiết học, nó bao gồm: câu hỏi, bài tập, tài liệu tham khảo, đọc thêm, các kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, các loại đồ dùng trực quan quy ước khác (sơ đồ, đồ thị, biểu đồ,…). Phần này giúp các em hiểu sâu sắc bài viết, kiểm tra kết quả nhận thức, rèn luyện các kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tư duy độc lập, thông minh, sáng tạo.

Dù phân chia theo cách nào chúng ta cũng dễ nhận thấy tất cả các thành tố trong sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Lịch sử nói riêng đều thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, và phát triển của mình. Tuy nhiên cách phân chia thứ hai dễ được tiếp nhận hơn vì nó thể hiện khá rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa hai phần cơ bản của sách giáo khoa với nhau.

Bài viết là một bộ phận chủ yếu mà học sinh nhất thiết phải nắm vững, còn

cơ chế sư phạm giúp cho các em hiểu sâu sắc bài biết, kiểm tra kết quả nhận thức, rèn luyện được các kĩ năng thực hành, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo. [23, tr. 91]

1.1.3.5 Nội dung và tiêu chí đánh giá hệ thống các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử cần rèn luyện cho HS.

GS.TS Đặng Văn Đức [13] đã đưa ra 7 phương pháp làm việc với sách giáo khoa địa lý như: (1) Phương pháp định hướng trong sách giáo khoa, (2) Các phương pháp làm việc với bài viết, (3) các phương pháp làm việc với bài tập và câu hỏi, (4) các phương pháp làm việc với bản đồ, (5) các phương pháp làm việc với số liệu thống kê, (6) các phương pháp làm việc với tranh ảnh, (7) các phương pháp làm việc với lát cắt. Đây có cũng là những kĩ năng cơ bản cần hình thành cho học sinh khi sử dụng sách giáo khoa.

Đối với bộ môn lịch sử, PGS.TS Nguyễn Hữu Chí [33, tr. 136] đã chú ý đến các kĩ năng của việc học tập lịch sử như: kỹ năng đọc và phân tích tư liệu; kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh lịch sử; kĩ năng đọc, phân tích sơ đồ, biểu đồ; kĩ năng so sánh , trừu tượng hóa, khái quát hóa trên cơ sở sử liệu, kỹ năng đánh giá, giải thích các tài liệu gốc; kỹ năng sắp xếp hệ thống hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thời gian và không gian.

Bên cạnh đó PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàn [16, tr. 29-30] khi nghiên cứu về sách giáo khoa cũng đã đưa ra những khả năng sử dụng sách giáo khoa như: để hoàn thành các bài tập ở nhà được nêu ra trên lớp, để ôn tập và củng cố các kiến thức đã đạt được liên kết với dạy học, để chuẩn bị bài học sau của học sinh, điều mà họ còn nghi ngờ kết quả trên lớp, để thẩm định những kiến thức riêng của học sinh, để tự do đọc và nhìn những bức ảnh.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 35 - 57)