Mục tiêu

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 71 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Mục tiêu

2.1.2.1. Kiến thức

Học tập phần Lịch sử thế giới cận đại (chương trình lớp 10) học sinh đạt được:

- Thứ nhất: Biết và hiểu sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản phần lớn ở các nước Âu – Mĩ đưa tới sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới đối với chế độ phong kiến suy tàn. Trên cơ sở đó học sinh cần nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở các nước Âu – Mĩ. Trong đó, cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ba Nha từ giữa thế kỉ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời kì lịch sử thế giới cận đại. Cách mạng tư sản Anh và các cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc

nội chiến ở Mĩ, cách mạng tư sản Pháp,… dù với các hình thức khác nhau nhưng các cuộc cách mạng này đã tiếp tục tấn công vào chế độ phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, là sự khẳng định quyết tâm vươn lên nắm quyền thống trị thế giới của giai cấp tư sản. Trong đó cách mạng tư sản Pháp cuối XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kì lịch sử thế giới cận đại, nó đã lật đổ được chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của CNTB trên phạm vi thế giới.

- Thứ hai: Hiểu rõ cùng với sự xác lập của chế độ TBCN là sự phát triển nền kinh tế tư bản ngày một cao với sự tác động to lớn của các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) – phương thức sản xuất TBCN trở thành phương thức sản xuất thống trị trong xã hội phương Tây, Bắc Mĩ.

- Thứ ba: Biết và hiểu rõ mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa giai cấp tư sản và công nhân lao động làm thuê ngày càng không điều hòa được, do đó tất yếu các cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra. Phong trào công nhân phát triển dần từ tự phát lên tự giác và trở thành phong trào đấu tranh chung của công nhân quốc tế. Giai cấp công nhân dần trở thành lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trên vũ đài chính trị khi có sự ra đời học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Các-Mác và Ăng-ghen soạn thảo cùng sự lãnh đạo của tổ chức Quốc tế thứ nhất (1864), Quốc tế thứ hai (1889), đỉnh cao là cách mạng vô sản ngày 18/3/1871 và cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907

- Thứ tư: Hiểu được cùng với sự phát triển của CNTB, con người đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật, thúc đẩy sự nền kinh tế TBCN phát triển mạng mẽ hơn. Vì vậy, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB đã chuyển sang giai đoạn ĐQCN với sự xuất hiện của các công ty độc quyền trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng và các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

- Hình thành được các khái niệm, thuật ngữ lịch sử: “cách mạng tư sản”, “đẳng cấp”, “quý tộc mới”, “quân chủ lập hiến”, “cách mạng công nghiệp”, “chủ nghĩa xã hội khoa học”,…

2.1.2.2. Kỹ năng

- Biết khai thác các lược đồ diễn biến cuộc nội chiến ở Anh (hình 51), quá trình thống nhất nước Đức (hình 64), thống nhất I-ta-li-a (hình 65)… hoặc các lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, phong trào nông dân Pháp 1789, lược đồ nước Mĩ giữa thế kỉ XIX,…

- Biết quan sát, sử dụng và khai thác tranh ảnh có trong sách giáo khoa như: hình 56 Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng, hình 57 tấn công ngục Ba-xti, hình ảnh những phát minh kĩ thuật đầu tiên như máy xa quay tay, máy Gien-ni,…

- Biết phân tích các bảng niên biểu thống kê sản lượng một số ngàng công nghiệp ở Anh, Đức để hiểu được những nét nổi bật về tình hình kinh tế các nước này cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

- Biết thông qua nội dung sách giáo khoa để lập bảng niên biểu, đường trục thời gian thống kê diễn biến các cuộc cách mạng tư sản, diễn biến phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX để rút ra được những điểm chung và những điểm riêng.

- Biết xác định các ý cơ bản, các “từ khóa” trong bài viết của sách giáo khoa.

- Trả lời thành thạo các câu hỏi có trong sách giáo khoa và các câu hỏi mở rộng giáo viên đưa ra.

2.1.2.3. Thái độ, tình cảm, tư tưởng

- Đánh giá đúng khách quan về ý nghĩa, tác động, bài học, kinh nghiệm của các cuộc cách mạng tư sản đó là cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia

châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi.

- Nhận thức được vai trò của khoa học, kĩ thuật, văn hóa đối với sự phát triển xã hội, từ đó có thái độ học tập đúng đắn để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh của các nhà khoa học trong việc khám phá nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống con người.

-Thấy rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình.

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu, đòi quyền tự do dân chủ. -Giáo dục học sinh lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi và lòng biết ơn đối với những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ đó nhận thức rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)