Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp rèn luyện cho HS kĩ năng sử

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp rèn luyện cho HS kĩ năng sử

khi lựa chọn biện pháp rèn sau:

2.2.1 Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK. dụng SGK.

Thứ nhất việc rèn luyện KN đáp ứng mục tiêu dạy học.

Việc học tập bộ môn LS phải thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu môn học nói riêng, được thể hiện trên ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục

rèn luyện các kĩ năng cho các em còn góp phần phát triển các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) và kĩ năng thực hành bộ môn (vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu,…). Bên cạnh đó giáo dục các em lòng yêu nước XHCN, yêu quê hương đất nước trong sản xuất cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc, từ đó có ý thức nghĩa vụ công dân, sống có lý tưởng, hoài bão mà trước tiên là thực hiện tốt nhiệm vụ học tập trên ghế nhà trường.

Vì vậy các biện pháp rèn luyện KN phải đáp ứng mục tiêu dạy học ở trường THPT.

Thứ hai việc rèn luyện KN phải giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản

Qua mỗi bài học LS, GV phải giúp HS nắm vững các kiến thức cơ bản gồm sự kiện, niên đại, địa điểm, nhân vật, diễn biến, khái niệm, thuật ngữ, bài học LS,… thông qua việc khai thác kiến thức trong SGK: khai thác nội dung bài viết, khai thác kênh hình, trả lời câu hỏi,… Trong đó HS phải là người chủ động lĩnh hội các kiến thức đó ở trên lớp và ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV. Các KN hướng dẫn HS sử dụng SGK cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp HS hình thành các phương pháp học tập hiệu quả.

Thứ ba việc rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của HS THPT

HS THPT là giai đoạn có nhiều biến đổi sâu sắc cả về tâm lý và nhận thức. Sự biến đổi này gồm hai chiều hướng: tích cực (tri giác có mục đích, ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy, lý luận, trừu tượng, khái quát hóa, hệ thống hóa phát triển,…) và hạn chế (chỉ quan tâm tới những môn thi đại học, coi nhẹ môn LS, làm việc theo cảm tính,…). Do đó việc rèn luyện cho HS các kĩ năng không chỉ góp phần uốn nắn thái độ, nhận thức của HS với môn học, mà còn phát huy được những mặt tích cực của các em như khả năng tư duy, phân tích, nhận thức, thực hành. Trên cơ sở đó những biện pháp rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ tư việc rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Đổi mới dạy học nói chung bao gồm đổi mới mục tiêu, chương trình, và phương pháp. Hiện nay SGK LS đã được biên soạn lại không chỉ giúp HS tiếp thu được những kiến thức cơ bản mà còn giúp các em có cách thức làm việc để lĩnh hội kiến thức đó. Vì vậy PPDH cũng phải được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Nếu rèn luyện được cho HS các kĩ năng sử dụng SGK được thực hiện tốt thì bản thân HS sẽ có tinh thần hăng say học tập do biết cách làm chủ kiến thức của mình, biết vận dụng hài hòa các KN trong học tạo để nâng cao kết quả. Do đó rèn luyện cho HS KN là việc với SGK cũng là một trong những phương pháp quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

Thứ năm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK phải phù hợp với mức độ các KN của HS.

Kĩ năng học tập ở trường phổ thông là công việc được rèn luyện thường xuyên từ Tiểu học, THCS đến THPT. Tùy trình độ của học sinh mỗi cấp mà các mức độ kĩ năng cần rèn cho các em được điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên mức độ kĩ năng của HS hiện nay còn thấp, nên việc rền luyện KN sử dụng SGK cho HS THPT cần được thực hiện một cách mềm dẻo, linh hoạt nhằm phù hợp với mức độ KN của mỗi HS. Với những HS có KN thấp hoặc chưa có KN, với những HS đã hình thành KN nhưng chưa vững chắc, với những HS kĩ năng đã được hoàn thiện đầy đủ thì GV cần có các quy trình tổ chức rèn luyện khác nhau sao cho có hiệu quả cao nhất trong học tập.

Thứ sáu sử dụng và kết hợp hài hòa các kĩ năng.

Trong quá trình học tập HS không chỉ rèn luyện một, hai KN mà phải rèn luyện một hệ thống các KN như: Kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng tóm tắt, kĩ năng lập sơ đồ, bảng niên biểu, kĩ năng khai thác kênh hình, kĩ năng trả lời

không chỉ sử dụng một hay hai kĩ năng mà phải sử dụng kết hợp nhiều kĩ năng khác nhau. Trên cơ sở đó trong quá học tạp HS phải biết vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập. Do đó trong quá trình rèn luyện GV phải chú ý đến tính hệ thống của các KN, mối quan hệ giữa các kĩ năng để định hướng cho HS trong quá trình sử dụng SGK.

Thứ bảy việc rèn luyện KN phải được diễn ra thường xuyên, có sự kiểm tra, đánh giá, uốn nắn của GV và sự nỗ lực, tích cực của HS.

Việc hình thành và thực hiện nhuần nhuyễn một KN đòi hỏi HS phải có một quá trình rèn luyện lâu dài và thường xuyên. Quá trình đó phải luôn được giáo viên quan tâm, kiểm tra, uốn nắn kịp thời, phù hợp với từng mức độ của HS từ thấp đến cao. Điều đó đòi hỏi bản thân GV phái có một quy trình rèn luyện KN sử dụng SGK cho HS một cách rõ ràng, GV phải có sự nỗ lực, kiên trì , yêu nghề, hết lòng quan tâm đến HS. Ngược lại, bản thân HS cũng phải có thái độ đúng đắn với môn học, tích cực tham gia các hoạt động học tập, nhận thức rõ được tầm quan trọng của SGK và các kĩ năng làm việc với SGK để nâng cao hiệu quả học tập.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 81 - 84)