Nộidung kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 74 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3.Nộidung kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Một là các cuộc cách mạng tư sản từ giữ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Việc bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở nhiều nơi trên thế giới đã đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.

Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến, bị chế độ phong kiến kìm hãm, giai cấp tư sản dù có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị. Muốn phát triển, giai cấp tư sản không còn con đường nào khác là phải tiến hành các cuộc cách mạng tư sản để xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu.

Từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mĩ (như Nê-đéc-lan, Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Italia,…) đã từng bước thiết lập hệ thống TBCN trên phạm vi thế giới. Bộ máy nhà nước tư sản được hình thành cùng với nó là sự xuất hiện các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ (tư tưởng triết học Ánh sáng ở Pháp thế kỉ XVIII với các đại biểu xuất sắc như Môngtexkiơ, Vônte, Ruxô), các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân.

Trong các cuộc CMTS nổ ra ở Châu Âu và Bắc Mĩ, mỗi cuộc cách mạng có những nét riêng về nguyên nhân, diễn biến, song đều có những nét chung, nét bản chất nhất:

- Tiền đề của cách mạng tư sản: gồm có 3 tiền đề là tiền đề kinh tế, tiền đề xã hội, tiền đề tư tưởng.

Tiền đề về kinh tế: chế độ phong kiến suy tàn, từ đó trong lòng nó phương thức phương thức sản xuất TBCN đã ra đời và xâm nhập một cách mạnh mẽ vào kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Tình trạng này diễn ra ở tất cả các nước với những mức độ khác nhau: ở Anh, thế kỉ XVII, tình trạng “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ - hiện tượng “cừu ăn thịt người”, đó là hiện tượng các nông dân bị quý tộc mới tước đoạt ruộng đất để xây dựng các công trường thủ công sản xuất vải sợi nhất là ngành len dạ - một ngành truyền thống của Anh. Còn ở Pháp, đó là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các công trường thủ công trong nhiều ngành như: dệt khai mỏ, luyện kim,…

Tiền đề về xã hội: Cùng với sự ra đời của lực lượng sản xuất TBCN trong xã hội đã hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản (giai cấp tư sản là đại diện cho phương thức sản xuất TBCN, giai cấp vô sản là những người làm thuê cho giai cấp tư sản). Giai cấp vô sản ở nước nào cũng vậy nhưng giai cấp tư sản thì có đặc điểm và tên gọi khác nhau tùy vào hoàn cảnh

có khác nhau về tên gọi song các giai cấp và tầng lớp này đều mâu thuẫn với giai cấp phong kiến, họ mong muốn làm cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một chính quyền mới của giai cấp mình.

Tiền đề về tư tưởng: Các cuộc cách mạng tư sản khi chuẩn bị diễn ra thường xuất hiện một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản để công kích hệ tư tưởng phong kiến nhằm mục đích dọn đường cho cách mạng tư sản. Đối với những cuộc cách mạng như cách mạng tư sản Anh, Pháp,… đều xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản nhưng được khoác lên mình nó “những bộ cánh khác nhau”. Một số nước những luồng tư tưởng mới diễn ra trên lĩnh vực tôn giáo – một công cụ mà quý tộc phong kiến và giáo hội triệt để khai thác để duy trì trật tự xã hội nhất là việc nô dịch một bộ phận cư dân nghèo khổ, nổi tiếng về lòng mộ đạo, nhiều khi tới mù quáng. Ở Pháp, đầu thế kỉ XVIII, xuất hiện trào lưu “Triết học ánh sáng” với các đại diện Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Bên cạnh đó còn có phái “Bách khoa toàn thư”. Những trào lưu tư tưởng đó đều tấn công mạnh mẽ vào chế độ phong kiến đã lỗi thời ở Pháp. Tuy nhiên trong thời kì này không phải nước nào cũng hội tụ đầy đủ các yếu tố để cách mạng bùng nổ. Do đó, cách mạng tư sản bùng nổ ở các nước dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Đối tượng của cách mạng tư sản: đối tượng chính là giai cấp quý tộc phong kiến. Tuy nhiên, ở một số nơi, đối tượng của cách mạng tư sản lại chính là giai cấp tư sản. Cách mạng tư sản không chỉ lật đổ chế độ phong kiến mà còn phá bỏ mọi cản trở trên con đường đi lên, mở đường cho kinh tế TBCN phát trển tiến tới xác lập quyền thống trị của CNTB trên phạm vi thế giới.

- Động lực của cách mạng tư sản: Bao gồm những giai cấp, tầng lớp tham gia cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến và phương thức sản xuất đã lỗi thời để xây dựng một chế độ mới, chế độ TBCN với phương thức sản xuất TBCN tiến bộ hơn đó là giai cấp tư sản đại diện cho phương thức sản xuất CNTB đang lên. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của đông đảo quần

chúng nhân dân – đây chính là lực lượng đông đảo nhất, quyết định tới sự thành công của cách mạng. Quần chúng tham gia gồm đông đảo nông dân, bình dân thành thị và có cả giai cấp vô sản. Quần chúng là lực lượng quan trọng nhưng trong mỗi liên hệ với giai cấp tư sản lại lỏng lẻo và tạm thời vì giai cấp tư sản lợi dụng quần chúng để đấu tranh, sau khi cách mạng thành công thì họ phản lại quần chúng, không quan tâm đến quyền lợi của quần chúng, đàn áp quần chúng cách mạng nhất là giai cấp vô sản, từ đó họ mới dần hiểu được tính hai mặt của giai cấp tư sản.

- Lãnh đạo cách mạng tư sản: Thông thường giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp tư sản, nhưng ở các nước Âu – Mĩ giai cấp tư sản khi biết mình chưa đủ mạnh đã tìm cách liên minh với một bộ phận quý tộc phong kiến để lãnh đạo cách mạng. Như ở Anh, giai cấp tư sản liên minh với “quý tộc mới” để tiến hành cách mạng, ở Mĩ giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với lực lượng điền chủ, chủ nô để giành độc lập, hoặc ở Đức giai cấp tư sản còn non yếu đã núp dưới bóng quý tộc Iuncơ khét tiếng để thống nhất đất nước theo con đường “sắt và máu”. Chính sự liên minh này sẽ ảnh hưởng đến tính chất của cuộc cách mạng triệt để hay không triệt để.

- Hình thức cách mạng: Cách mạng tư sản có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như nội chiến (ở Anh, Mĩ), cải cách, đấu tranh thống nhất đất nước (ở Đức, Italia), chiến tranh giành độc lập (Mĩ), hình thức chống thù trong giặc ngoài (ở Pháp)…

- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản: Mặc dù cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau song dù ở hình thức nào cách mạng tư sản đều thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ.

Nhiệm vụ dân tộc: tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia mà nhiệm vụ dân tộc được thể hiện ở những góc độ khác nhau. Nhưng đều nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, phân quyền để thống nhất thị

trường quốc gia, tạo nên một quốc gia dân tộc hay chống lại các thế lực xâm lược để giải phóng đất nước.

Nhiệm vụ dân chủ: giải quyết các vấn đề trong nước. Chủ yếu là xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập một Nhà nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Sau khi Nhà nước tư sản được thành lập, giai cấp thống trị ban hành các quyền tự do dân chủ trong đó quyền được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm là quyền tư hữu. Tính triệt để của cách mạng được xem xét tùy thuộc vào mức độ và kết quả của việc giải quyết vấn đề ruộng đất của các cuộc cách mạng tư sản. Đây là một trong những vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng. Tuy nhiên trong các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại chỉ có cách mạng tư sản Pháp là giải quyết triệt để hơn cả về vấn đề ruộng đất, chính vì vậy cách mạng tư sản Phá p là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.

Qua những nội dung trên, giáo viên hình thành cho học sinh khái niệm “cách mạng tư sản” là cuộc cách mạng do rầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản lãnh đạo, nhằm đán đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản .

Có thể nói cách mạng tư sản là kết quả của việc giải quyết mục tiêu sâu sắc giữa lực lượng sản xuất TBCN đang lên của giai cấp tư sản với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu, đây là một hiện tượng xã hộ xảy ra đúng quy luật của sự vận động phát triển của xã hội. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của cách mạng tư sản là không tiêu diệt được chế độ người bóc lột người mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi.

Hai là phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Thắng lợi của cách mạng tư sản đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của CNTB. Trong xã hội TBCN tồn tại hai giai cấp cơ bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, hai giai cấp này vừa có mối quan hệ khăng khít vừa ẩn chứa những mâu thuẫn cơ bản về quyền lợi. Cùng với sự phát triển của nền đại

công nghiệp, giai cấp vô sản càng ngày càng lớn mạnh, họ bị giai cấp tư sản bóc lột thậm tệ. Vì vậy giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển đã sớm đứng lên đấu tranh để tự giải phóng mình. Ban đầu họ đấu tranh tự phát, vì họ chưa nhận thức được nguồn gốc của việc bị bóc lột. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, giai cấp công nhân không chỉ phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng. Ý thức giai cấp càng được nâng lên, có mục đích đấu tranh, hình thức đấu tranh cũng phong phú hơn nhưng họ vẫn chưa giành được thắng lợi cuối cùng. Các phong trào công nhân đều bộc lộ những hạn chế chưa có đường lối đấu tranh khoa học, chưa có tổ chức và chưa có bạn đồng minh. CNXH không tưởng với các đại diện Xanh-xi-mông, O-oen chưa khắc phục được những nhược điểm này.

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đã đặt cơ sở cho việc giải quyết những yêu cầu của giai cấp vô sản, đồng thời là một bước tiến quan trọng thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân. Đỉnh cao của nó là “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời năm 1848 do C. Mác và Ăngghen soạn thảo. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Có lí luận cách mạng soi đường, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển sang giai đoạn tự giác và ngày càng phát triển,…

CNTB phát triển còn dẫn tới nhu cầu lớn về nguyên vật liệu và thị trường đối với giai cấp tư sản. Các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX đã làm cho nền kinh tế ở các nước này kém phát triển, cuộc sống của quần chúng nhân dân vô cùng cực khổ. Vì vậy, quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa thực dân, dù hầu hết các phong trào vẫn chưa giành được những thắng lợi quyết định. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đã góp phần vào thắng lợi của phong trào đấu

Ba là sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, văn học – nghệ thuật

Khoa học – kĩ thuật và văn học – nghệ thuật thời kì lịch sử thế giới cận đại phát triển khá mạnh mẽ và giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Từ sau cách mạng công nghiệp Anh đến 1870, CNTB được củng cố ở châu Âu và châu Mĩ. Điều đó thúc đẩy kĩ thuật và khoa học phát triển trên cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và quân sự. Từ nửa sau thế kỉ XVIII, với cách mạng công nghiệp, hàng loạt máy móc đã xuất hiện, tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh. Nhiều nguồn nguyên liệu mới được sử dụng như than đá, dầu hỏa,… Máy hơi nước được phát minh và nhanh chóng trở nên phổ biến, giúp cho nhiều ngành khoa học khác phát triển:

Nông nghiệp có nhiều tiến bộ trong sản xuất và phương pháp canh tác đem lại hiệu quả đáng kể.

Trong quân sự có nhiều vũ khí mới được sản xuất như đại bác nòng thép, súng trường, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt ra đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về khoa học tự nhiên, thuyết vạn vật hấp dẫn của nhà bác học Niu tơn, các phát minh khác như thuyết bảo toàn năng lượng (Lômônôxốp), thuyết tế bào, thuyết tiến hóa di truyền,…

Khoa học xã hội có nhiều bước tiến mạnh mẽ, như ở Đức chủ nghĩa duy vật phát triển và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội khoa học cũng được hình thành.

Về văn học, xuất hiện hai trường phái cơ bản là chủ nghĩa lãng mạn tích cực và chủ nghĩa hiện thực phê phán.

Về nghệ thuật, xuất hiện nhiều thiên tài âm nhạc (như Moda, Bét-tô-ven…) Với những nội dung cơ bản trên, trong quá trình dạy học giáo viên phải tổ chức cho học sinh biết khai thác tốt sách giáo khoa, để chiếm lĩnh lấy kiến thức, qua đó rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong học tập.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn (Trang 74 - 81)