Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 85)

b. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

2.13.1Kết quả đạt được

Tuy bị ảnh hưởng chung do biến động của nền kinh tế năm 2010, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản làm tăng đột biến giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận hành và gây khó khăn trong công tác huy động vốn. Đặc biệt là chính sách siết tín dụng bất động sản là nguyên nhân đáng kể nhất khiến thị trường bất động sản lâm vào tình cảnh khó khăn như hiện nay. Nhưng qua phân tích, đánh giá tổng thể, ta thấy Công ty vẫn đạt được những thành tựu nhất định:

- Trước hết là thế mạnh thương hiệu: Thương hiệu Chung cư Khánh Hội đang lan tỏa, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Hiện nay căn hộ chung cư Khánh Hội được nhiều khách hàng hài lòng về chất lượng, độ thông thoáng và an ninh.

- Một số nhà xưởng, cửa hàng hiện hữu có khả năng chuyển đổi mục đích để phát triển dự án bất động sản.

- Đội ngũ nhân viên, chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án cao tầng về mặt thủ tục, thiết kế và quản lý thi công xây dựng.

- Tổng tài sản công ty tăng 47.829.521.278đ so với năm 2009, trong khi vốn cổ phần là không thay đổi, làm tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần năm 2010 tăng lên 0,34 lần so với năm 2009.

- Quy mô vốn liên tục tăng từ 115% đến 123%. Năm 2007 quy mô vốn là 130.748.670.000đ đến năm 2010 là 141.203.090.000đ. Mức độ tăng tuy không cao nhưng về mặt cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển và bảo toàn vốn.

- Các khoản phải thu trong năm 2010 tuy có chiều hướng tăng so với năm 2009, nhưng xét trong năm thì các khoản phải trả vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn các khoản phải thu. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng các khoản phải trả là do tăng tiền đặt cọc mua những căn hộ chung cư từ người mua trả tiền trước. Chứng tỏ Công ty đã thành công trong việc lợi dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân khác để làm tăng nguồn vốn kinh doanh cho mình.

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhìn chung tương đối ổn định, tuy giảm về chỉ tiêu này nhưng lại tăng ở chỉ tiêu khác, cụ thể: Hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh giảm nhưng với tỷ lệ thấp. So với các đơn vị cùng ngành vẫn chiếm được ưu thế vì Công ty vẫn giữ mức hệ số lớn hơn 2. Theo phân tích của các nhà tài chính cho vay thì hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Công ty lại có lợi thế về khả năng thanh toán hiện hành, vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động kinh doanh lại khá cao (chiếm 68% trong tổng vốn). Thể hiện khả năng tự chủ về tài chính cũng như khả năng có thể bù đắp rủi ro trong kinh doanh.

- Chấp hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước về an ninh và xã hội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.

- Vốn kinh doanh của Công ty tăng đều qua các năm, cụ thể: Vốn lưu động trong năm 2010 tăng 23,72 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm 69% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Vốn cố định tăng 24,11 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 31%. Cho thấy Công ty chú trọng vào việc đầu tư vốn, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính dài hạn, gồm đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếu, cụ thể: tăng số lượng cổ phiếu lên 373.670, tăng giá trị lên 2.442.366.666 đồng. Và tăng đầu tư dài hạn khác như: Dự án đầu tư Trung tâm TM-DV và Căn hộ - TITCO, Dự án Xuân Thới Đông Hóc Môn, Dự án Chung cư Khánh Hội 3. Vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn cũng có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Cho thấy Công ty đảm bảo nguồn vốn khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính.

2.13.1 Những hạn chế còn tồn tại

- Do hiện nay Công ty tập trung vào lĩnh vực đầu tư bất động sản, một lĩnh vực đầu tư tài chính dài hạn, khả năng sinh lợi rất lớn và rủi ro gặp phải cũng rất cao. Khó khăn nhất là thị trường bất động sản ở Việt Nam còn đang ở cấp độ phát triển thấp, các thành tố của thị trường hình thành chưa đầy đủ. Mặt khác thị trường bất động sản Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu cung cấp nguồn vốn ngắn hạn trong khi thị trường bất động sản cũng cần đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn. Hệ quả là thị trường bất động sản luôn lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn. Bên cạnh đó phải đối mặt với các chính sách siết chặt tín dụng bất động sản từ chính phủ làm cho các chủ đầu tư đứng trước nguy cơ thiếu vốn trầm trọng. Thực sự đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động huy động vốn của Công ty, cũng là nguyên nhân giải thích tại sao tất cả mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành bất động sản đều ở trong tình trạng tồn kho.

- Bên cạnh đó, thực trạng lạm phát ngày một tăng cao, đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh vì nó làm suy giảm giá trị đồng tiền và giảm thiểu khả năng sinh lời của đồng vốn. Nếu tình trạng lạm phát vẫn tiếp tục nó không những ảnh hưởng đến nguồn vốn vận hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà còn là nguyên nhân làm tăng giá nguyên vật liệu, dẫn đến chi phí đầu tư cho một dự án dài hạn cũng tăng. Doanh nghiệp phải cần một nguồn vốn lớn hơn, mà nguồn vốn chủ lực vẫn là vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Khó khăn sẽ là vấn đề về lãi suất vì rủi ro sẽ tăng khi mà vốn huy động của Công ty lại chạy theo lãi suất cho vay của ngân hàng.

- Hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng ảnh hưởng làm giảm khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh.

- Hình thức huy động vốn của công ty chưa đa dạng, cơ cấu huy động chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn vay các đối tượng khác và vốn vay ngân hàng (trong đó vốn vay các đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp). Ngoài ra còn có nguồn vốn chiếm dụng nhưng Công ty cũng bị chiếm dụng vốn nhiều.

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định giảm. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đều âm do doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010 giảm.

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm 2010 đều giảm so với năm 2009, cụ thể: Mức doanh lợi vốn lưu động giảm, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm mà vốn lưu động bình quân lại tăng. Vòng quay các khoản phải thu giảm, nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm mà các khoản nợ phải thu lại tăng.

- Các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao (trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất và xây dựng cơ bản dở dang) trong tổng vốn lưu động ảnh hưởng làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.

- Ngoài ra còn những hạn chế về chuyên môn như: Đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm trong các dự án đầu tư cao ốc văn phòng. Năng lực thực hiện nghiên cứu thị trường và marketing còn kém.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty chưa được hiệu quả. Trong tương lai, Công ty cần định hướng lại và đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại trên.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

KHÁNH HỘI

3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới:

 Hướng hoạt động đầu tư của công ty trong năm 2011: ngoài các dự án đang

vào giai đoạn hoàn thành như Chung cư KH 3, Riverside Palace, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư thực hiện một số dự án sau:

- Dự án Khahomex-Savico Tower: Tiếp tục thi công phần móng hầm và phần thân, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý II/2013.

- Dự án Titco Plaza: Tiếp tục hoàn chỉnh giấy phép xây dựng để khi thị trường thuận lợi sẽ tổ chức khởi công trong năm 2011, hoặc có thể chuyển sang năm 2012.

- Dự án khu dân cư 25 ha tại xã Xuân Thới Thượng - hiện đang tiếp tục hoàn tất việc chuyển nhượng đất đủ 5 ha để đầu tư giai đoạn 1, nhanh chóng hoàn chỉnh các thủ tục để có thể khởi công trong năm 2011.

 Biện pháp tổ chức thực hiện:

-Thực hiện có chất lượng hơn công tác tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm việc tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ các nguồn lực (tài sản, vốn, nhân lực), xây dựng quy chế quản lý vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác để tăng cường kiểm

soát hiệu quả vốn đầu tư; phát huy tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch 2011 và tổ chức thực hiện tốt chiến lược kinh doanh phát triển bền vững giai đoạn 2011- 2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bổ sung nhân sự Ban Tổng Giám đốc Công ty, thành lập Phòng Marketing để nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường, phát triển dự án, xây dựng và phát triển thương hiệu, xúc tiến quan hệ cộng đồng.

- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tiến độ tất cả các dự án đang triển khai: Tích cực cùng các đối tác đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đang triển khai như Khahomex-Savico Tower (56 Bến Vân Đồn, Quận 4), Titco Plaza (1014b Thoại Ngọc Hầu, Tân Phú), khu dân cư 5 hecta (giai đoạn 1) tại Hóc Môn.

- Tranh thủ thời cơ tìm những dự án mới để cấu trúc lại danh mục đầu tư bất động sản của Công ty cho phù hợp với tình hình mới theo Nghị định 71 và Thông tư 16 đã có hiệu lực thi hành.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu KHAHOMEX trên thương trường.

 Cơ hội của nền kinh tế trong định hướng phát triển của Công ty:

- Kinh tế Việt Nam được đánh giá là sẽ phục hồi nhanh với GDP dự kiến đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2010

- Tình hình tăng trưởng đối với kinh tế Việt Nam cho phép dự đoán lạc quan về sự gia tăng lượng nhà đầu tư nước ngoài vào VN trong thời gian tới, đây là những khách hàng tiềm năng

đối với văn phòng và căn hộ cho thuê.

- TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là thị trường hấp dẫn các nhà phát triển và đầu tư bất động sản và là một trong những địa điểm có cơ hội đầu tư cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội

Việc sử dụng và quản lý vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất là một nhân tố quyết định đến sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội, tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian tới như sau:

3.2.1 Giải pháp chung đối với Công ty

3.2.1.1 Xác định rõ nhu cầu và phân bổ vốn hợp lý trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Công ty

Theo như dữ liệu của biểu đồ 2.2 (cơ cấu doanh thu năm 2010) cho thấy hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn (70% trong tổng cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Công ty). Tuy nhiên chưa hẳn là hoàn toàn, vì phần lợi nhuận còn lại rơi vào các hoạt động kinh doanh khác như: Giáo dục mầm non, sản xuất công nghiệp, các dịch vụ thương mai… Phân tích ở góc độ này cho thấy lợi nhuận chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng Công ty vẫn còn thu lợi từ nhiều dịch vụ và ngành nghề kinh doanh khác. Mặc dù cơ cấu đang nghiêng về bất động sản nhưng hiện nay đặc trưng của doanh nghiệp vẫn là hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, dịch vụ. Với đặc trưng này tôi xin nêu ra những ưu và khuyết điểm như sau:

- Ưu điểm: Có thể hỗ trợ và bổ sung cho nhau về tài chính, đặc biệt có lợi thế với những ngành nghề - dịch vụ kinh doanh theo mùa, tiêu biểu như: Chế biến nước chấm, sản xuất lương thực…Kinh doanh thương mại: Mua bán vật liệu xây dựng.

- Khuyết điểm: Theo nguyên lý cơ bản những doanh nghiệp có hướng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, dịch vụ thường gặp rủi ro về tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các ngành. Công ty có cùng đặc điểm kinh doanh nên cũng không ngoại lệ. Ngành có tỷ trọng lớn sẽ có nhu cầu chiếm dụng nhiều vốn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những ngành bị chiếm dụng vốn. Nhẹ thì bị thiếu vốn, nặng thì ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Giải pháp: Lập kế hoạch theo dõi thường xuyên tổng thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi ngành nghề. Mục đích là xác định đúng nhu cầu về vốn ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất và tương ứng với cùng thời điểm diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh này. Từ đó tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, hoặc sử dụng vốn sai mục đích. Hạn chế được rủi ro Công ty sẽ thuận lợi trong việc xoay vòng vốn, ổn định được nguồn vốn kinh doanh ở mọi ngành nghề, dịch vụ.

- Ngoài ra Công ty có thể tổ chức các lớp học nâng cao kiến thức về chuyên môn bất động sản cho nhân viên.

3.2.1.2 Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn dụng vốn

Xây dựng một kế hoạch kinh doanh khả thi luôn là cơ sở quan trọng đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Thật vậy, việc hoạch định đắn đo để đưa ra một quyết định nào đó được xem như là một định hướng trong tương lai. Đối với các nhà kinh tế nó được xem là chiến lược kinh doanh là định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Đúng hay sai đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và năng lực sản xuất của bất kì doanh nghiệp nào. Cho thấy xây dựng kế hoạch kinh doanh là công tác quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Quan trọng là phải xây dựng kế hoạch hợp lý, khả thi bằng cách căn cứ vào thực tế, xem xét đánh giá vấn đề theo biến động của nền kinh tế thị trường.

Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty (biểu đồ 2.1) ta thấy Công ty có quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch định hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai. Xét về mức độ hiệu quả sử dụng vốn tuy có kém hơn năm trước nhưng về khả năng thực hiện kế hoạch thì lại vượt chỉ tiêu. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường biểu hiện này được xem là một thế mạnh của doanh nghiệp. Nhưng không vì vậy mà xem nhẹ và chủ quan, để có thể nhanh chóng cải thiện tình hình tài chính, Công ty cần phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có của mình.

Về nguyên tắc, công tác lập kế hoạch và phương thức huy động vốn phải được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 85)