Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 78 - 85)

b. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

2.12.2.2Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kinh doanh lãi hay lỗ phụ thuộc phần lớn vào khả năng sử dụng nguồn vốn này. Đặc biệt vốn lưu động tham gia nhiều vào quá trình sản xuất, bởi vậy đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chính là đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

Bảng 2.26: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2009 Chênh lệch

1. Doanh thu thuần 129,37 178,5 (49,12)

2. Lợi nhuận 45,65 47,3 (1,65)

-78-

3. VLĐ bình quân 265,98 228,53 37,45

4. Nợ phải thu 83,47 25,58 57,89

5. Hàng tồn kho 153,85 113,5 40,35

6. Các chỉ tiêu phản ánh

a. Vòng quay hàng tồn kho 0,84 vòng 1,57 vòng (0,73) vòng

b. Vòng quay các khoản phải thu 1,55 vòng 6,9 vòng (5,35) vòng

c. Kỳ thu tiền bình quân 232 ngày 52 ngày 180 ngày

d. Vòng quay VLĐ 0,49 vòng 0,78 vòng (0,29) vòng

e. Kỳ luân chuyển VLĐ 735 ngày 462 ngày 273 ngày

f. Hệ số đảm nhiệm VLĐ 2,1 1,28 0,82

g. Mức doanh lợi VLĐ 0,17 0,21 (0,04)

Căn cứ vào số vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay (kỳ luân

chuyển VLĐ)ta có thể đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh

nghiệp. Các chỉ tiêu này cho ta biết việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và hợp lý hay không:  Vòng quay vốn lưu động - Vòng quay vốn lưu động 2010 = = 0,49 vòng - Vòng quay vốn lưu động 2009 = = 0,78 vòng

Qua bảng chỉ tiêu 2.10, ta thấy vốn lưu động bình quân của năm 2010 tăng 37,45 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng với tỷ lệ 16,4%), nhưng doanh thu thuần so với năm 2009 lại giảm 49,12 tỷ (tương ứng với tỷ lệ 27,52%). Các chỉ số cho thấy quy mô kinh doanh tăng đồng thời môi trường kinh doanh biến động mạnh kéo theo những khó khăn trong lưu chuyển vốn gây ảnh hưởng làm giảm số vòng quay vốn lưu động trong năm 2010 xuống 0,49 vòng/năm. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nên tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động thấp, bởi hệ số này còn phụ thuộc nhiều vào các nhân tố khách quan của nền kinh tế thị trường.

-79-

M2010 – M2009

Doanh thu thuần VLĐ bình quân

Doanh thu thuần VLĐ bình quân

Thật vậy, thực trạng này được minh chứng qua kỳ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của Công ty:

 Kỳ luân chuyển vốn lưu động

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động 2010 =

= 735 ngày

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động 2009 = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 462 ngày

Năm 2010 doanh thu thuần giảm trong khi vốn lưu động bình quân tăng nhanh dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2009, gây ảnh hưởng làm tăng thời gian một vòng luân chuyển của vốn lưu động từ 462 ngày lên 735 ngày (tương ứng 273 ngày/vòng). Tuy nhiên so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong tình trạng nền kinh tế thị trường biến động thì sự thay đổi của hệ số này là ở mức bình thường, tuy có giảm nhưng không đáng kể. Nhưng so với năm 2009, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả. Để cải thiện hệ số này trong tương lai ta có thể sử dùng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm nhận dạng các nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến hệ số này, phương pháp như sau:

- Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn lưu động:

ΔM = =

= - 0,21

- Mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động đến vòng quay vốn lưu động:

ΔVLĐ = = M2010 – M2009 VLĐ2009 129,37 – 178,5 228,53 M2010 – M2010 VLĐ2010 – VLĐ2009 129,37 – 178,5 265,98 – 228,53 Số ngày trong kỳ Vòng quay VLĐ Số ngày trong kỳ Vòng quay VLĐ

= - 0,29 ( Trong đó:

M: Doanh thu thuần

ΔM: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn lưu động ΔVLĐ: Mức độ ảnh hưởng vốn lưu động đến vòng quay vốn lưu động )

- Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trên: Δ = ΔM + ΔVLĐ = - 0,21 + - 0,29 = -0,5

Thông số trên biểu hiện vòng quay vốn lưu động năm 2010 giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn lưu động tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Để cải thiện chỉ số này, những năm tiếp theo Công ty cần có giải pháp tăng doanh thu và giảm những tài sản lưu động không cần thiết.

 Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính như sau:

- Vòng quay các khoản phải thu 2010 =

= 1,55 vòng

- Vòng quay các khoản phải thu 2009 =

= 6,9 vòng

Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần tăng lượng hàng

Doanh thu thuần Nợ phải thu

Doanh thu thuần Nợ phải thu

sản xuất, thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2010 vòng quay các khoản phải thu là 1,55 vòng giảm 5,35 vòng so với năm 2009. Chứng tỏ các khoản phải thu năm 2010 cao hơn năm 2009. Nhưng chưa thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của hệ số này đối với doanh nghiệp, vì tùy theo ngành nghề khi tăng hoặc giảm các khoản phải thu là tăng hoặc giảm tín dụng cho khách hàng. Hành động này có thể xem là chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo nguyên lý cơ bản, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh. Giúp doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì số tiền bị chiếm dụng của doanh nghiệp sẽ ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng tự tài trợ nguồn vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp phải đi vay để tài trợ thêm cho nguồn vốn này. Khi đó có thể phát sinh nhiều rủi ro về biến động của tỷ giá hối đối.

Vòng quay các khoản phải thu năm 2010 giảm làm cho hệ số ngày thu tiền bình quân của Công ty cũng tăng hơn so với năm 2009:

- Kỳ thu tiền bình quân 2010 =

= 232 ngày - Kỳ thu tiền bình quân 2009 =

= 52 ngày

Qua hệ số trên ta thấy kỳ thu tiền bình quân năm 2010 là 232 ngày tăng 180 ngày so với năm 2009. Nguyên nhân của mức tăng đột biến này là do các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2010 tăng 57,9 tỷ đồng. Cho thấy Công ty đang có chính sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số ngày trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu

Số ngày trong kỳ

bán chịu. Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động trao đổi mua bán giữa các doanh nghiệp là một nét đặc trưng trong hoạt động kinh doanh, được coi là chiến lược kinh doanh hữu hiệu. Nhưng các công ty cũng nên kiểm soát xem mình có bị chiếm dụng vốn nhiều hay không. Để thấy rõ hơn tình hình này, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.27: Tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2009 Chênh lệch

I. Các khoản phải thu 83,48 25,59 57,89

1. Phải thu khách hàng 79,4 25,41 53,98

2. Trả trước cho người bán 4,21 0.45 9,36

3. Phải thu nội bộ 0,02 0,02 -

4. Các khoản phải thu khác 2,15 1,68 0,47

5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (2,3) (1,97) (4,27)

II. Các khỏan phải trả 124,98 98,41 26,57

1. Vay và nợ ngắn hạn 10,5 9,7 0,8

2. Phải trả người bán 0,86 9,39 (8,53)

3. Người mua trả tiền trước 13,9 2,36 11,54

4. Thuế và các khoản phải nộp 12,01 3,24 8,77

5. Phải trả người lao động - 1,28 (1,28)

6. Chi phí phải trả 3,03 3,17 (0,14)

7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 62,76 61,62 1,14

8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 7,73 4,21 3,52

9. Phải trả dài hạn khác 3,81 3,23 0,58

10. Dự phòng trợ cấp mất việc - 0,15 (0,15)

11. Doanh thu chưa thực hiện 10,27 0,04 10,23

III. Chênh lệch 41,5 72,82 (31,32)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010) Theo như số liệu trên thì các khoản phải trả trong năm 2010 giảm và các khoản phải thu tăng so với năm 2009. Cho thấy thực trạng bị chiếm dụng vốn của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. Tuy nhiên xét trong cùng năm 2010, các khoản phải trả vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn các khoản phải thu. Chứng tỏ trong năm nguồn vốn đi chiếm dụng của Công ty vẫn lớn hơn nguồn vốn bị chiếm dụng, mức chênh lệch của các khoản phải trả so với các khoản phải thu là 41,5 tỷ đồng. Như vậy Công ty vẫn có một lượng vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Dù vậy trong thời gian tới Công ty cũng nên

có các biện pháp thu hồi các khoản nợ nhằm cải thiện hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

 Mức doanh lợi vốn lưu động

- Mức doanh lợi vốn lưu động 2010 = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 0,17 - Mức doanh lợi vốn lưu động 2009 =

= 0,21

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn. Nó là một chỉ tiêu quan trọng vì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đều hướng về lợi nhuận. Năm 2009, doanh nghiệp bỏ 1 đồng vốn tạo được 0,21 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010, 1 đồng vốn chỉ tạo được 0,17 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy cùng một đồng vốn bỏ ra ở năm hiện tại nhưng mức sinh lời lại giảm đi 0,04 lần so với năm trước. Chứng tỏ năm 2010 vốn lưu động sử dụng kém hiệu quả so với năm 2009.

 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số được tính như sau:

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 2010 = = 2,1 - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 2009 = = 1,28

Hệ số trên cho thấy: Năm 2010 doanh nghiệp muốn tạo ra 1 đồng doanh thu cần 2,1 đồng vốn lưu động. Nhưng trong năm 2009 chỉ cần 1,28 đồng vốn lưu động

Lợi nhuận thuần VLĐ bình quân

VLĐ bình quân Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần

VLĐ bình quân

VLĐ bình quân Doanh thu thuần

là có thể tạo được 1 đồng doanh thu. Tức là doanh nghiệp phải bỏ thêm 0,82 đồng vốn để sinh 1 đồng doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần năm 2010 giảm 49,12 tỷ đồng so với năm 2009. Nói cách khác là do doanh thu thuần năm 2010 có nhịp độ tăng chậm so với nhu cầu tăng quá cao của vốn lưu động bình quân. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp giảm hệ số này xuống nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động.

Mặc dù Công ty có biểu hiện giảm sút ở đa số các chỉ tiêu song nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các nhân tố khách quan. Ngoài ra Công ty lại đang chuyển đổi cơ cấu ngành nghề gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn. Từ đánh giá này có thể nhận xét: Khi thời gian chuyển đổi cơ cấu ngành nghề qua đi, bằng các chính sách bình ổn giá thành, phân bố lại nguồn vốn hợp lý… Công ty sẽ sớm cải thiện tình hình tài chính của mình.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 78 - 85)