Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 66)

b. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

2.11.3Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Sau đây là một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời cũng như phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Bảng 2.19: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Đơn vị tính là tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2009 Chênh lệch

Lợi nhuận trước thuế 64,63 61,15 3,48

Lợi nhuận sau thuế 45,65 47,3 (1,65)

Tổng tài sản 431,16 383,33 47,83

Vốn chủ sở hữu 141,2 141,2 -

1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

1.1 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 15 16 (1)

1.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 11 12,34 (1,34)

2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 32,33 34 (1,67)

-66-

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế

1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

1.1: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 2010 =

= 15 % - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 2009 =

= 16 %

1.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 2010 =

= 11 % - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 2009 =

= 12,34 %

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên cả hai chỉ tiêu này đều giảm so với năm 2009: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 15%, giảm 1% so với năm 2009. Và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 11%, so với năm 2009 cũng giảm tương ứng 1,34%. Thể hiện suất sinh lời của tài sản năm 2010 không tốt như năm 2009. Do trong năm 2010 nguồn vốn của Công ty hiện nằm trong các dự án xây dựng dỡ dang và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế

Tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 2010 =

= 32,33 % - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 2009 =

= 34 %

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi

trên mỗi đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu của một công ty cổ phần. Hệ số của năm

2010 là 32,33%, nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu Công ty tạo ra được 0,32 đồng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Trong năm 2009 hệ số này là 34%, như vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm so với năm 2009 tương ứng là 1,67%. Hệ số này giảm đồng nghĩa với thực trạng doanh nghiệp phải chịu thiệt một khoản lợi nhuận là 0,02 đồng trên mỗi đồng vốn họ kinh doanh. Vậy xét trên tổng vốn chủ sở hữu năm 2010, mức thiệt hại về lợi nhuận mà Công ty chịu là 2,82 tỷ đồng. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm 2010 giảm 1,65 tỷ so với năm 2009 nên các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu đều âm. Tỷ số này giảm phản ánh tình trạng sử dụng vốn của Công ty chưa hiệu quả, chưa phát huy được mức sinh lợi của đồng vốn bỏ ra.

Tuy nhiên tỷ số này còn phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn bị tác động bởi những nhân tố khách quan như thực trạng biến động của nền kinh tế thị trường năm 2010 làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng các khoản chi phí về quản lý, thiết kế xây dựng, thi công… Đi đôi với những diễn biến phức tạp này thì các chính sách tiền tệ cũng thay đổi liên tục làm tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư, đáng kể nhất là lãi suất cho vay vào những tháng cuối năm 2010 đã lên đến 20% và biến động tăng tỷ giá ngoại hối

giữa USD và đồng VNgây ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều loại hình kinh doanh,

trong đó có ngành nghề kinh doanh bất động sản của Công ty. Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khá tốt. Tuy các tỷ số về khả năng sinh lợi có giảm nhưng không đáng kể. Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, vẫn đảm bảo khả năng sinh lợi cho cổ động. Trên cơ sở những số liệu chung nêu trên, ta đi vào đánh giá tình hình sử dụng vốn của Công ty

2.12 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội

Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán năm 2010 (bảng 2.2), ta lập bảng tính tỷ lệ các loại vốn tại Công ty như sau:

Bảng 2.20: Bảng tính tỷ lệ các loại vốn

(Đơn vị tính: Việt Nam đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010

Số tiền % Số tiền %

1.Vốn lưu động 273.021.851.138 71,22 296.738.674.698 68,82

2. Vốn cố định 110.312.242.214 28,78 134.424.939.932 31,18

Tổng vốn 383.334.093.352 100 431.163.614.630 100

Số liệu trên phản ánh nguồn vốn của Công ty tăng lên qua từng năm. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 47.829.521.278đ, tương ứng với tỉ lệ tăng là 12,48%. Điều này thể hiện sự quan tâm của Công ty trong việc đầu tư vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xem xét tỷ lệ các loại vốn, ta thấy tỷ lệ vốn lưu động chiếm trong tổng vốn lớn hơn vốn cố định, chứng tỏ tài sản lưu động nhiều hơn tài sản cố định.

Cơ cấu phân bổ này là hợp lý, vì bản chất họat động kinh doanh của doanh nghiệp là thương mại Bất động sản. Do đó vốn lưu động là trọng yếu, tuy nhiên vốn cố định cũng đóng vai trò quan trọng vì quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, có khuyết điểm là thu hồi chậm và dễ gặp rủi ro.

Bên trên là tổng quan về tình hình quản lý và phân bổ vốn kinh doanh tại Công ty. Vấn đề là phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả mới là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Dựa theo cơ sở lý luận thì vốn kinh doanh được chia làm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Vì vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty chính là phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.

2.12.1 Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của Công ty tăng lên qua các năm, chứng tỏ giá trị tài sản cố định cũng tăng. Bên cạnh đó, Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật phải được nâng cao và hiện đại hoá. Do vậy, tìm hiểu về thực trạng sử dụng vốn cố định tức là xem xét những biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tại Công ty.

2.12.1.1 Thực trạng sử dụng vốn cố định

Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty được thể hiện qua bảng tài sản cố định và đầu tư dài hạn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như sau:

Bảng 2.21: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2009 - 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi chú khác

TÀI SẢN M.S Năm 2010 Năm 2009

A. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 134.424.939.932 110.312.242.214

I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng

2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 210 211 212 213 218 219 - - - - - - - - - - - - II. Tài sản cố định 220 20.692.911.938 24.069.342.039 1. TSCĐ hữu hình + Nguyên giá

+ Giá trị hao mòn lũy kế 2. TSCĐ thuê tài chính + Nguyên giá

+ Giá trị hao mòn lũy kế 3. TSCĐ vô hình

+ Nguyên giá

+ Giá trị hao mòn lũy kế 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 20.570.477.848 26.586.734.615 (6.016.256.767) - - - 39.125.000 270.821.000 (231.696.000) 83.309.090 20.125.776.036 30.395.068.308 (10.269.292.272) - - - 10.625.000 234.821.000 (224.196.000) 3.932.941.003

III. Bất động sản đầu tư

+ Nguyên giá

+ Giá trị hao mòn lũy kế

240 241 242 32.527.495.163 54.483.792.858 (21.956.297.695) 30.028.151.824 50.346.320.657 (20.318.168.833)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1. Đầu tư vào công ty con

250 251 78.216.374.028 - 54.277.121.215 -

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

3. Đầu tư dài hạn khác

4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn

252 258 259 - 90.057.840.694 (11.841.466.666) 1.038.495.215 59.714.626.000 (6.476.000.000) V. Tài sản dài hạn khác

1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác 260 261 262 268 1.627.739.842 1.360.418.961 - - 762.042.654 1.166.784.482 8.800.000 -

VI. Lợi thế thương mại 269 - -

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2010)

Dựa vào số liệu của bảng trên ta lập bảng chỉ tiêu về tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2009 - 2010 như sau:

Bảng 2.22: Chỉ tiêu về tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Tăng (+) Giảm (-) % A. Tài sản dài hạn + 24,11 0,21 1. Tài sản cố định - 3,38 (14,3) 2. Bất động sản đầu tư + 2,50 8,3

3. Đầu tư tài chính dài hạn + 23,94 44,11

4. Tài sản dài hạn khác + 1,05 54,27

Căn cứ vào bảng 2.9 ta thấy tài sản dài hạn năm 2010 tăng 24,11 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,21%. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi này là các khoản đầu tư tài chính dài hạn, cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tài sản cố định giảm 3,38 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ giảm

là 14,3%. Cụ thể như sau:

- Tài sản cố định hữu hình giảm do 2 chỉ tiêu sau: Giảm nguyên giá do thanh lý, nhượng bán máy móc thiết bị là 7 tỷ. Và một phần chuyển sang bất động sản giá trị giảm: 0,6 tỷ.

- Khấu hao: Giảm khấu hao do chuyển sang bất động sản đầu tư là 0,38 tỷ. Giảm khấu hao do thanh lý, nhượng bán máy móc thiết bị là 5,38 tỷ. Một phần là tăng do trích khấu hao trong kỳ , nhưng không đáng kể, chỉ chiếm 1,5 tỷ.

- Tài sản cố định vô hình không thay đổi.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Giảm 3,93 tỷ chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang cho văn phòng làm việc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội và Công ty tư vấn thiết kế căn nhà mơi ước. Một phần tăng do công tác xây dựng văn phòng lầu 7 Chưng cư KH2 là 0,08 tỷ.

2. Bất động sản đầu tư tăng 2,5 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,3%. Nguyên nhân như sau:

- Nguyên giá: Tăng do chuyển từ tài sản cố định hữu hình và xây dựng cơ bản sang bất động sản đầu tư 4,48 tỷ. Một phần giảm do thanh lý bất động sản đầu tư là 0,34 tỷ.

- Khấu hao: Tăng do trích khấu hao trong kỳ là 1,98 tỷ. Một phần giảm do thanh lý nhượng bán là 0,34 tỷ.

3. Đầu tư tài chính dài hạn tăng 23,94 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng

với mức tăng là 44,11%. Đây cũng chính là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tăng trưởng về tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty, tổng thể như sau:

- Khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 29,3 tỷ đồng, do những nhân tố sau: Tăng do đầu tư góp vốn 5,50 tỷ vào Công ty cổ phần dịch vụ thương mại chiếm tỷ lệ là 55%. Tăng do đầu tư vốn 2 tỷ thành lập vào Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản Lý Cao Ốc Khánh Hội, Tăng do góp vốn 3,06 tỷ thành lập vào công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tin học Sài Gòn Khánh Hội (tỷ lệ 55%). Tăng do đầu tư cổ phiếu, trái phiếu: 2,78 tỷ. Và tăng do đầu tư góp vốn để thực hiện các dự án TITCO và các dự án bất động sản khác là 27,56 tỷ đồng.

- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: Tăng do trích lập thêm dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn là 5,36 tỷ.

4. Tài sản dài hạn khác: Tăng chi phí trả trước chờ phân bổ, tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 1.05 tỷ.

Qua phân tích trên cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty tăng 24,11 tỷ đồng so với đầu năm 2009, chủ yếu là do đầu tư tài chính dài hạn tăng 23,94 tỷ và bất động sản đầu tư tăng 2,5 tỷ do xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác.

Xét về cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, công ty đã chuyển mình hoàn toàn sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Dễ nhận biết khi Công ty sử dụng nguồn vốn dài hạn cho các mục đích đầu tư, xây dựng các khu chưng cư, văn phòng cho thuê và tiếp tục chuyển hóa phần lớn tài sản cố định hữu hình sang bất động sản.

Nhìn chung việc chuyển cơ cấu là hợp lý, Công ty sử dụng vốn cố định đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như bất động sản, đầu tư vào các công ty con, góp vốn liên doanh nhằm mục đích tạo ra những khoản lợi nhuận lớn trong tương lai. Nếu thị trường bất động sản khả quan trong những năm tới, Công ty sẽ vượt trội về mặt doanh thu, phát triển mặt bằng, mở rộng quy mô sản xuất…

Tuy nhiên nếu tình hình không thuận lợi, Công ty sẽ đối mặt với các rủi ro dài hạn, khi mà phần lớn các nguồn vốn trung và dài hạn đã đầu tư vào các dự án bất động sản, gây ra tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng chung đến các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của Công ty, làm mất cân đối cơ cấu giữa các nghành nghề…

2.12.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Xét tổng vốn, tuy vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn lưu động nhưng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tức là sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung.

Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định được thực hiện thông qua một số chỉ tiêu như: hiệu suất hàm lượng và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Các chỉ tiêu này được thể hiện thông qua bảng tính toán sau:

Bảng 2.23: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Thực hiện Chênh lệch

2009 2010 Tăng/(Giảm) %

1.Doanh thu thuần 178,5 129,37 (49,31) 27,52

2.Lợi nhuận sau thuế 47,3 46,65 (0,65) 1,37

3.VCĐ đầu kỳ 75,52 110,31 34,79 46,07

4.VCĐ cuối kỳ 110,31 134,42 24,11 21,86

5.VCĐ bình quân 92,92 122,37 29,45 31,69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,92 1,06 (0,86) 4,45

7.Hàm lượng VCĐ 0,52 0,95 0,43 82,69

8.Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 0,51 0,38 (0,13) 25,49

-73-

Qua bảng phân tích cho thấy, vốn cố định năm 2010 tăng so với năm 2009 là 29,45 tỷ đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ là 18,9%. Trong khi đó doanh thu thuần lại có chiều hướng giảm: 49,31 tỷ đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 27,52 % và lợi nhuận sau thuế giảm 0,65 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 1,37%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán của Công ty giảm mạnh. Một phần nguồn vốn cố định tăng ở mảng này là do tăng đầu tư tài chính dài hạn, yếu tố này không ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Do đó làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định xuống 4,45%, gây ảnh hưởng làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn cố định xuống 25,49 %, tỷ lệ giảm tương ứng với mức giảm của doanh thu thuần.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 66)