Giải pháp chung đối với Công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 91)

b. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

3.2.1 Giải pháp chung đối với Công ty

3.2.1.1 Xác định rõ nhu cầu và phân bổ vốn hợp lý trong cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Công ty

Theo như dữ liệu của biểu đồ 2.2 (cơ cấu doanh thu năm 2010) cho thấy hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn (70% trong tổng cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Công ty). Tuy nhiên chưa hẳn là hoàn toàn, vì phần lợi nhuận còn lại rơi vào các hoạt động kinh doanh khác như: Giáo dục mầm non, sản xuất công nghiệp, các dịch vụ thương mai… Phân tích ở góc độ này cho thấy lợi nhuận chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng Công ty vẫn còn thu lợi từ nhiều dịch vụ và ngành nghề kinh doanh khác. Mặc dù cơ cấu đang nghiêng về bất động sản nhưng hiện nay đặc trưng của doanh nghiệp vẫn là hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, dịch vụ. Với đặc trưng này tôi xin nêu ra những ưu và khuyết điểm như sau:

- Ưu điểm: Có thể hỗ trợ và bổ sung cho nhau về tài chính, đặc biệt có lợi thế với những ngành nghề - dịch vụ kinh doanh theo mùa, tiêu biểu như: Chế biến nước chấm, sản xuất lương thực…Kinh doanh thương mại: Mua bán vật liệu xây dựng.

- Khuyết điểm: Theo nguyên lý cơ bản những doanh nghiệp có hướng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, dịch vụ thường gặp rủi ro về tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các ngành. Công ty có cùng đặc điểm kinh doanh nên cũng không ngoại lệ. Ngành có tỷ trọng lớn sẽ có nhu cầu chiếm dụng nhiều vốn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những ngành bị chiếm dụng vốn. Nhẹ thì bị thiếu vốn, nặng thì ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Giải pháp: Lập kế hoạch theo dõi thường xuyên tổng thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi ngành nghề. Mục đích là xác định đúng nhu cầu về vốn ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất và tương ứng với cùng thời điểm diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh này. Từ đó tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, hoặc sử dụng vốn sai mục đích. Hạn chế được rủi ro Công ty sẽ thuận lợi trong việc xoay vòng vốn, ổn định được nguồn vốn kinh doanh ở mọi ngành nghề, dịch vụ.

- Ngoài ra Công ty có thể tổ chức các lớp học nâng cao kiến thức về chuyên môn bất động sản cho nhân viên.

3.2.1.2 Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn dụng vốn

Xây dựng một kế hoạch kinh doanh khả thi luôn là cơ sở quan trọng đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Thật vậy, việc hoạch định đắn đo để đưa ra một quyết định nào đó được xem như là một định hướng trong tương lai. Đối với các nhà kinh tế nó được xem là chiến lược kinh doanh là định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Đúng hay sai đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và năng lực sản xuất của bất kì doanh nghiệp nào. Cho thấy xây dựng kế hoạch kinh doanh là công tác quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Quan trọng là phải xây dựng kế hoạch hợp lý, khả thi bằng cách căn cứ vào thực tế, xem xét đánh giá vấn đề theo biến động của nền kinh tế thị trường.

Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty (biểu đồ 2.1) ta thấy Công ty có quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch định hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai. Xét về mức độ hiệu quả sử dụng vốn tuy có kém hơn năm trước nhưng về khả năng thực hiện kế hoạch thì lại vượt chỉ tiêu. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường biểu hiện này được xem là một thế mạnh của doanh nghiệp. Nhưng không vì vậy mà xem nhẹ và chủ quan, để có thể nhanh chóng cải thiện tình hình tài chính, Công ty cần phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có của mình.

Về nguyên tắc, công tác lập kế hoạch và phương thức huy động vốn phải được xây dựng trên cơ sở phương hướng hoạt động sản xuất trong năm tiếp theo. Do đó đòi hỏi phải đúng, toàn diện và đồng bộ. Để đảm bảo cho công tác lập kế hoạch được diễn ra thuận lợi, khi thực hiện Công ty cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Xác định chính xác nhu cầu về vốn tối thiểu cần thiết đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên liên tục không bị gián đoán, trong đó phải xác định được nhu cầu tăng đột biến các nguyên liệu đầu vào của các công trình xây dựng. Từ đó có biện pháp huy động vốn phù hợp và kịp thời.

- Trên cơ sở nhu cầu vốn đã lập, xác định khả năng vốn hiện có và số vốn còn thiếu để lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp với chi phí về vốn thấp nhất giúp Công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt và tối ưu.

- Các khoản nợ ngắn hạn hiện nay của Công ty chủ yếu là nợ ngân hàng. Tổng số vốn lưu động mà Công ty vay của ngân hàng là 10 tỷ đồng. Một phần là nợ vay của các đối tượng khác nhưng với tỷ lệ rất thấp (500 triệu). Giải pháp hợp lý cho các

khoản nợ vay là Công ty nên cân đối số vay nợ từ nhiều phía. Nhưng trước mắt cần khai thác triệt để nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn tích luỹ từ các lợi nhuận không chia vì sử dụng nguồn vốn từ bên trong luôn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

- Tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu về vốn lưu động đặc biệt cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như: Phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước. Áp dụng các hình thức tín dụng thương mại như mua chịu từ người cung cấp… Việc sử dụng các nguồn vồn này sẽ giảm đáng kể các khoản chi phí cho công tác huy động vốn.

- Trong quá trình huy động vốn, để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì ngoài nguồn vốn ngắn hạn đòi hỏi Công ty cũng phải quan tâm đến việc tìm nguồn tài trợ dài hạn. Đây là nguồn vốn tài trợ ổn định và lâu dài đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của Công ty. Hiện nay, toàn bộ tài sản cố định của Công ty được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tuy nhiên trong thời gian tới khi Công ty triển khai thêm các dự án đầu tư bất động sản thì sẽ cần một lượng vốn dài hạn hơn. Giải pháp là phát hành thêm cổ phiếu để tăng nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành thêm trái phiếu để tăng huy động vốn.

- Chú trọng điều hòa giữa nguồn vốn bị chiếm dụng với nguồn vốn đi chiếm dụng sao cho Công ty không bị thua thiệt. Tốt nhất Công ty nên nghiêng về nguồn vốn đi chiếm dụng bằng cách tăng dần hệ số này qua các năm. Làm tốt công tác này, Công ty sẽ có được một lượng vốn ứng trước từ bạn hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

3.2.2 Giải pháp về vốn cố định

Qua phân tích tổng thể về chỉ tiêu tài sản cố định và đầu tư dài hạn (bảng 2.22) cho thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng tương đối thấp (15% trong tổng tài sản dài hạn). Năm 2010 số vốn cố định đầu tư vào tài sản cố định hữu hình chỉ tăng 2,2% so với năm 2009. Qua đánh giá này thì nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Đây là biểu hiện của sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, một mặt giải thể ngành xuất khẩu Lâm Sản, mặt khác loại bỏ dần các ngành có cơ cấu sử dụng nhiều lao động và tập trung vào bất động sản đầu tư, đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Vì vậy hướng giải pháp cho vốn cố

định sẽ bắt đầu từ việc xem xét công tác sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2009 - 2010

Do chuyển cơ cấu ngành nghề và muốn rút vốn nhanh Công ty đã thanh lý và nhượng bán các sản phẩm của ngành chế biến Xuất Khẩu Lâm Sản với giá thấp ảnh hưởng làm giảm mạnh giá thành từ đó ảnh hưởng làm giảm doanh thu. Dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định đều âm, hàm lượng vốn cố định thì lại tăng so với năm 2009. Phản ánh mức sinh lời của đồng vốn cố định trong năm giảm. Để cải thiện tôi xin nêu một số giải pháp sau đây:

- Đẩy mạnh hoạt động các ngành nghề mang tính chất sản xuất như: chế biến gia liệu - phụ liệu… Phát triển các dịch vụ kinh doanh thương mại trong nước như: vật liệu xây dựng công trình, trang trí nội thất, điện máy… Đẩy mạnh các dịch vụ kinh doanh xuất khẩu như: Xuất khẩu hàng tiêu dùng và vật tư sản xuất… Về nhập khẩu thì có: Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu… Hoặc có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ mới bổ sung cho những dịch vụ, ngành nghề kinh doanh đã bị giải thể của Công ty như các dịch vụ về Du lịch, tư vấn tài chính… Mục đích là nhằm đa dạng hóa nguồn lợi nhuận từ nhiều ngành nghề kinh doanh và dịch vụ - thương mại, phát huy thế mạnh dựa trên cơ sở những ưu điểm vốn có của Công ty. Mặt khác dẹp bỏ hoặc thu hẹp các ngành nghề kinh doanh kém hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro thiếu hụt vốn kinh doanh trong quá trình sản xuất. Qua đó hạn chế tình trạng huy động vốn quá nhiều từ bên ngoài, tiết kiệm được các chi phí về lãi vay...

- Sớm có các biện pháp bình ổn lại giá thành các mặt hàng sản xuất nhất là các mặt hàng thiết yếu nhằm lấy lại ưu thế về doanh thu và lợi nhuận, biện pháp: Tính toán, rà soát lại tất cả định mức, tiêu hao về các khoản chi phí… Theo tiêu chí tiết kiệm nhằm giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Từ đó cải thiện các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn cố định như: Bằng cách tăng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ cải thiện hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tăng lợi nhuận thuần sẽ hoàn thiện hơn hệ số tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Qua đó làm giảm hàm lượng vốn cố định, hệ số này giảm tức là cải thiện được khả năng tạo doanh thu của đồng vốn. Khi đó Công ty bỏ ra 1 đồng vốn cố định đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được nhiều đồng doanh thu hơn.

Bên cạnh đó doanh nghiệp vẫn có thể bảo toàn nguồn vốn cố định thông qua các biện pháp quản lý, sửa chữa và giữ gìn tài sản cố định hữu hình. Vì trong quá trình sử

dụng những biến động về giá cả, thay đổi của tỷ giá hối đối sẽ ảnh hưởng đến sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn ban đầu sẽ có sự chênh lệch. Cho nên Công ty cũng phải quan tâm, xem xét, đánh giá lại giá trị tài sản cố định nhằm bảo toàn nguồn vốn, cụ thể như sau:

- Về phương pháp bảo toàn: Theo dõi thường xuyên, kiểm tra và bám sát tình hình sử dụng tài sản cố định. Làm tốt công tác này, Công ty có thể giảm chi phí bảo hành, bớt được những khoản chi phí cho việc sửa chữa máy móc thiết bị đầu tư vào các công trình xây dựng. Từ đó tránh được những tiêu hao không đáng có và tránh lãng phí nguồn vốn cố định.

- Về phương pháp quản lý: Phân cấp quản lý tài sản cố định với từng bộ phận sử dụng, nhằm giám sát và khuyến khích người lao động có ý thức và trách nhiệm trong công tác sử dụng tài sản của Công ty. Làm tốt công tác này sẽ tránh được những thiệt hại, hư hỏng và mất mát tài sản cố định. Từ đó có thể tiết kiệm các khoản chi phí dùng để mua máy móc, thay mới thiết bị… Qua đó doanh nghiệp lại tiết kiệm được một lượng vốn cố định trong công tác sản xuất kinh doanh của mình.

Ngoài hai phương pháp bảo toàn và quản lý nêu trên, Công ty có thể triển khai thêm một số chiến lược nhằm củng cố và làm tăng nguồn vốn dài hạn, cụ thể: Nâng cấp và mở thêm các văn phòng cho thuê thay vì chỉ hướng vào hoạt động xây dựng và mua bán bất động sản. Ưu điểm của phương pháp này là Công ty vừa có thể tìm lợi nhuận từ việc thu hút các khách hàng có nhu cầu thuê mướn văn phòng lại vừa có thể tạo thêm 1 nguồn tài sản dài hạn mới cho Công ty. Tăng được nguồn vốn cố định tức là doanh nghiệp đã cải thiện khả năng tự chủ về tài chính của mình.

3.2.3Giải pháp về vốn lưu động

Qua công tác đánh giá, phân tích tổng thể tài sản và nguồn vốn của Công ty trong hai năm 2009 - 2010, ta thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phản ánh mức độ tham gia của nó vào quá trình sản xuất là thường xuyên và liên tục. Vì vậy, Công ty phải có những biện pháp hợp lý trong công tác sử dụng và huy động vốn nhằm duy trì tối thiểu nguồn vốn lưu động cần thiết đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Sau đây là một số ý kiến của tôi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty:

- Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên sẽ giúp Công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lưu động phù hợp, chủ động trong kinh doanh, tránh được tình trạng thiếu vốn. Góp phần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm, Công ty có thể sử dụng phương pháp tính toán sau đây:

- Phép toán được lập chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê vốn lưu động bình quân trong năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:

VNC = VLĐ0 (1+T)

(Trong đó:

VNC: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.

M1, M0: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo. VLĐ0: Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo.

T: Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo.)

- Mức luân chuyển vốn lưu động được tính theo doanh thu bán hàng (doanh thu thuần). Nếu năm kế hoạch tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng sẽ làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm bớt.

- Trên thực tế, để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Cách tính như sau:

VNC =

(Trong đó:

M1:Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.

L1: Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch.)

- Phương pháp trên có ưu điểm là tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w