Giải pháp về vốn lưu động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 95 - 99)

b. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

3.2.3Giải pháp về vốn lưu động

Qua công tác đánh giá, phân tích tổng thể tài sản và nguồn vốn của Công ty trong hai năm 2009 - 2010, ta thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phản ánh mức độ tham gia của nó vào quá trình sản xuất là thường xuyên và liên tục. Vì vậy, Công ty phải có những biện pháp hợp lý trong công tác sử dụng và huy động vốn nhằm duy trì tối thiểu nguồn vốn lưu động cần thiết đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Sau đây là một số ý kiến của tôi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty:

- Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên sẽ giúp Công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lưu động phù hợp, chủ động trong kinh doanh, tránh được tình trạng thiếu vốn. Góp phần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm, Công ty có thể sử dụng phương pháp tính toán sau đây:

- Phép toán được lập chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê vốn lưu động bình quân trong năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khả năng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:

VNC = VLĐ0 (1+T)

(Trong đó:

VNC: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.

M1, M0: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo. VLĐ0: Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo.

T: Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo.)

- Mức luân chuyển vốn lưu động được tính theo doanh thu bán hàng (doanh thu thuần). Nếu năm kế hoạch tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng sẽ làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm bớt.

- Trên thực tế, để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Cách tính như sau:

VNC =

(Trong đó:

M1:Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.

L1: Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch.)

- Phương pháp trên có ưu điểm là tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch để xác định nguồn

M1 M0

M1 L1

tài trợ phù hợp. Nên áp dụng trong trường hợp các mục tiêu của Công ty và môi trường sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch là tương đối ổn định so với năm báo cáo. Nếu có biến động lớn về doanh thu và tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động sẽ được xác định theo công thức sau:

NC(VLĐ) = HTK + PTh - PTr , trong đó: NC(VLĐ): Nhu cầu vốn lưu động.

HTK: Hàng tồn kho PTh: Các khoản phải thu PTr: Các khoản phải trả

- Trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong kỳ kế hoạch và căn cứ vào kế hoạch sản xuất. Công ty sẽ xác định được kết cấu vốn lưu động cần thiết trong năm, từ đó có thể xây dựng kế hoạch huy động vốn hợp lý. Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, do đó việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh phải được tính toán cụ thể để có chi phí huy động thấp nhất, hạn chế rủi ro và tạo ra một kết cấu vốn hợp lý.

 Tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động

- Hiện nay Công ty tập trung vào bất động sản, nhưng cơ cấu vẫn là đa ngành nghề - dịch vụ. Cho thấy vốn lưu động hầu như có mặt ở tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó Công ty cần đảm bảo duy trì nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Tuy nhiên nguồn vốn này lại có thời gian triệu hồi nhanh, khi đáo hạn Công ty phải chi trả tất cả khoản vay ngắn hạn. Trong tình huống này, giải pháp hợp lý nhất là làm tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động bằng cách rút ngắn thời gian ở mỗi khâu vốn lưu động đi qua, đặc biệt là những khâu chiếm dụng vốn nhiều như: Khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông. Cụ thể: bộ phận kế hoạch lập kế hoạch dự trữ phải chi tiết, sát thực để hạn chế tới mức thấp nhất số vốn dự trữ.

- Giải pháp đối với các ngành nghề kinh doanh thương mại, chế biến thực phẩm: Công ty cần tính toán lượng dữ trữ hàng hóa, nguyên vật liệu tối ưu sao cho hợp lý với từng ngành nghề - dịch vụ. Khi xác định đúng, Công ty sẽ cân đối nguồn vốn lưu động, đồng thời tránh được những thiệt hại không đáng có về vốn do tiết kiệm được

các khoản chi phí kho bãi, vận tải. Ngoài ra có thể giảm thời gian vận động của nguyên vật liệu theo nguyên lý sau:

TNVL =

(Trong đó: TNVL là Thời gian vận động của nguyên vật liệu)

- Theo nguyên lý trên muốn giảm thời gian hoạt động của nguyên vật liệu tức là phải tìm cách giảm hàng tồn kho và tăng mức bán mỗi ngày. Để tăng mức bán hàng mỗi ngày Công ty có thể triển khai tiến hành các giải pháp đồng bộ như: kết hợp Maketing với nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiến hành phân tích thị trường nhằm tạo nguồn hàng. Tiến hành tốt các khâu dự trữ, nhập hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty có thể xây dựng thêm các chiến lược xúc tiến bán hàng như: Chính sách giá cả, quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ khách hàng...

- Biện pháp đối với ngành kinh doanh bất động sản: Đây là ngành nghề chính với các các dự án đầu tư dài hạn, mang đến cho Công ty những khoản lợi rất lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Qua phân tích các chỉ tiêu tham gia vào khả năng thanh khoản của công ty (bảng 2.15), cho thấy khâu chiếm dụng nhiều vốn nhất là tồn kho và nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ có thể đánh giá vào khả năng thanh khoản của Công ty chứ chưa thể kết luận rằng Công ty đang lâm vào khủng hoảng do chỉ số nợ và tồn động kho quá lớn. Vì nợ và tồn kho bất động sản có đặc thù khác biệt so với những ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ tiêu hàng tồn kho gồm có 2 khoản mục: Hàng hóa (là sản phẩm hoàn thiện như căn hộ, nhà ở …) và chi phí sản phẩm dở dang (là giá trị quyền sử dụng đất, chi phí lãi vay đã được vốn hóa, chi phí thiết kế, chi phí xây dựng… của các dự án đang trong giai đoạn triển khai). Còn các khoản nợ khách hàng là nợ các dự án khu chung cư, văn phòng xây dựng còn dở dang, cho nên rủi ro gặp phải là rất thấp. Rủi ro cao nhất là nợ phải trả cho người bán, tuy nhiên Công ty đã hoàn tất xong các khoản nợ này (bảng 2.14: Chỉ tiêu nợ phải trả), vấn đề còn lại chỉ là hàng tồn kho. Vì vậy biện pháp tôi đề xuất là tăng tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho. Thật vậy, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nên tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho chậm, trong năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho của Công ty chỉ đạt 1,57

Hàng tồn kho Mức bán ra mỗi ngày

vòng thì đến năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho không những không được cải thiện mà còn quay chậm hơn (0,73) vòng. Do số vòng quay hàng tồn kho chậm dẫn đến số ngày dự trữ hàng tồn kho của Công ty cũng rất cao. Giải pháp: Công ty nên có chính sách chủ động sử dụng hàng tồn kho, đối với những công trình xây dựng dở dang thì nên có các biện pháp xúc tiến nhanh quá trình, bằng cách: Thuê các nhà thầu giàu kinh nghiệm, tăng ca, tăng vốn huy động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp về các khoản phải thu

Dựa vào số liệu bảng 2.25, ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng (tăng 226,31% so với năm 2009) đặc biệt là chỉ tiêu phải thu khách hàng. Đây là chỉ tiêu chính làm gia tăng tỷ lệ tài sản lưu động và các khoản phải thu ngắn hạn. Cho thấy Công ty đang có chính sách bán chịu. Tuy nhiên có hợp lý hay không? Khi Công ty đang có rủi ro về thanh toán. Ở mục này, tôi xin nêu một số giải pháp như sau:

- Chiết khấu tiền mặt: Chủ yếu dành cho các ngành nghề kinh doanh thương mại, cụ thể: Khi trao đổi mua bán với những khách hàng có quan hệ mật thiết hoặc với các khách hàng có nhu cầu tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn. Công ty nên lập chính sách chiết khấu thương mại: Bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Và Chiết khấu thanh toán: Giảm giá tiền mua hàng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn được quy định trong hợp đồng. Ưu điểm của biện pháp này là: Vốn vẫn được lưu thông và Công ty lại có thể tiêu thụ tốt sản phẩm.

- Thường xuyên theo dõi các khoản phải thu khách hành nhằm tăng cường cho công tác thu hồi nợ, biện pháp như sau: Theo dõi chặt chẽ về thời hạn và các khoản nợ cũ mà khách hàng và các đơn vị khác còn chiếm dụng, chỉ tiếp tục cho nợ khi khách hàng đã hoàn tất chi trả số nợ cũ. Đối với những khoản nợ mới, Công ty đề thêm các quy định về thời hạn chi trả trong hợp đồng như: Với các khách hàng có quan hệ mật thiết, Công ty có thể tăng thêm mức phí nộp phạt do khách hàng trễ hạn. Đối với những khách hàng mới, Công ty có thể áp dụng chính sách đặt cọc. Ưu điểm: Ngoài việc thu trước một khoản lợi nhuận, Công ty còn tránh được những thiệt hại về vốn khi rủi ro xảy ra, mặt khác làm nhỏ đi giá trị của các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÁNH HỘI.doc (Trang 95 - 99)