b. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
2.11 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
2.11.1 Các chỉ tiêu về tính ổn định
-62-
Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2009 Tăng/Giảm
Doanh thu 130.558.217.571 182.773.500.778 Giảm
Lợi nhuận 45.646.668.317 47.298.717.403 Giảm
Tài sản ngắn hạn
Một Công ty có thể vay tiền cho các mục đích ngắn hạn, chủ yếu để bổ sung cho vốn lưu động, hoặc cho các mục đích dài hạn nhằm bổ sung cho vốn cố định. Để mua sắm thiết bị, máy móc, nhà xưởng... Khi một công ty vay tiền cho hoạt động dài hạn, công ty đã tự cam kết thanh toán tiền lãi định kỳ và hoàn trả tiền nợ gốc vào thời điểm đáo hạn. Để làm việc này, công ty phải tạo ra đủ thu nhập nhằm trang trải các khoản nợ. Việc phân tích tình hình tài chính qua khả năng sinh lời, khả năng thanh toán của công ty cũng chính là đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá về mức độ thanh khoản có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn. Thông qua công tác đánh giá mức hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, công ty có thể giảm hoặc kiểm soát được các nguồn chi phí dao động trong quá trình sản xuất. Điều này giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời và khả năng thanh toán lại đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp. Sau đây là một số chỉ tiêu tham gia vào khả năng thanh khoản của công ty:
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu tham gia vào khả năng thanh khoản của công ty
Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi chú khác
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009
1 Tài sản ngắn hạn 296.738.674.698 273.021.851.138 2 Hàng tồn kho 153.852.207.082 113.496.954.104 3 Nợ ngắn hạn 110.898.367.546 94.982.373.894 4 Tiền mặt 6.011.693.883 10.836.064.736 5 Nợ phải trả 124.980.310.376 98.406.476.782 6 Tổng tài sản 431.163.614.630 383.334.093.352
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010)
Dựa vào số liệu trên, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với năm trước. Cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động cho mục đích đầu tư thêm các khoản tài sản ngắn hạn, mua thêm hàng hóa. Từ những dữ liệu này ta lập bảng chỉ tiêu về tính ổn định về tài chính của Công ty như sau:
Bảng 2.16: Chỉ tiêu về tính ổn định
Chỉ tiêu về tính ổn định ĐVT 2010 2009
Khả năng thanh toán hiện hành lần 3,45 3,09
Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 2,68 2,87
Hệ số thanh toán nhanh lần 1,29 1,68
Hệ số nợ so với tổng tài sản % 28,99 25,67 -63- Tổng tài sản Nợ phải trả Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ phải trả Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
- Khả năng thanh toán hiện hành 2010 =
= 3,45 (lần) - Khả năng thanh toán hiện hành 2009 =
= 3,09 (lần)
Chỉ số trên cho thấy tổng quan khả năng thanh toán hiện hành của Công ty khá ổn định, có độ an toàn tương đối cao. Chứng tỏ lượng vốn bằng tiền dự trữ của Công ty tương đối nhiều. Đảm bảo được khả năng thanh toán hiện hành (tài sản có giá trị gấp 3,45 lần các khoản nợ), so với năm 2009 tăng 11,65%.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn 2010 = =
= 2,68 (lần)
- Hệ số thanh toán ngắn hạn 2009 =
= 2,87 (lần)
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua hai năm 2009 và 2010 tương đối ổn định, năm 2010 là 2,68 lần giảm so với năm 2009 nhưng mức độ giảm không nhiều, với mức giảm là 0,19 lần (tương ứng 6,62%). Ưu điểm là doanh nghiệp vẫn giữ được hệ số lớn hơn 2, hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nói chung đồng thời không thừa tiền nhàn rỗi.
- Hệ số thanh toán nhanh 2010 =
= 1,29 (lần) -64- Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Nợ phải trả Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Tổng tài sản Nợ phải trả
- Hệ số thanh toán nhanh 2009 =
= 1,68 (lần)
Khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2010 đạt 1,29 lần, so với năm 2009 giảm 0,39 lần tương ứng tỷ lệ 23,21%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho và lượng hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (51,85%). Vì lượng hàng năm sau cao hơn năm trước làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm dần. Cho thấy khả năng hoàn trả các khoản nợ phụ thuộc một phần vào việc bán tài sản dự trữ tồn kho. Nợ phải trả đặc biệt là nợ vay và nợ ngắn hạn tăng trong khi khả năng thanh toán nhanh lại giảm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi các khoản nợ đáo hạn đến cùng một thời điểm.
- Hệ số nợ so với tổng tài sản 2010 =
= 28,99 %
- Hệ số nợ so với tổng tài sản 2009 =
= 25,67 %
Hệ số nợ so với tổng tài sản phản ánh mức tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Chủ nợ thường thích Công ty có hệ số nợ thấp vì như vậy Công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có hệ số nợ cao vì làm gia tăng khả năng sinh lợi cho họ. Hệ số nợ của Công ty năm 2010 là 28,99%, tức là doanh nghiệp muốn sử dụng một đồng vốn thì phải vay nợ từ bên ngoài 0,28 đồng, trong khi đó hệ số của năm 2009 chỉ ở mức 25,67%. Nghĩa là doanh nghiệp phải vay thêm 0,03 đồng nếu muốn sử dụng một đồng vốn. Tuy nhiên tỷ lệ tăng là không đáng kể nhưng cũng phản ánh khả năng thanh toán nợ của Công ty chưa tốt so với năm 2009.
2.11.2 Các chỉ tiêu về tăng trưởng
Hiệu quả tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công
ty thể hiện qua bảng chỉ tiêu sau: .
Bảng 2.17:Các chỉ tiêu tham gia vào tính tăng trưởng của công ty
-65-
Nợ phải trả Tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế
Nợ phải trả Tổng tài sản
Đơn vị tính là Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
Lợi nhuận trước thuế 61.632.241.518 61.106.990.004 525.251.510
Lợi nhuận sau thuế 45.646.668.317 47.298.717.403 (1.652.049.090)
Doanh thu thuần 129.371.112.571 178.492.763.676 (49.121.651.001)
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010) Dựa vào số liệu trên ta lập bảng chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng của Công ty như sau:
Bảng 2.18: Chỉ tiêu về tính tăng trưởng
Chỉ tiêu về tính tăng trưởng ĐVT 2010 2009 Chênh lệch
Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu % 47,64 34,23 13,41
Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận % 35,28 26,5 8,78
Chỉ tiêu về tính tăng trưởng là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình
sinh lợi của Công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa doanh thu thuần dành
cho cổ đông và doanh thu của Công ty.Hệ số trên cho thấy khả năng tăng trưởng
của Công ty khá ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010. Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2010 là 47,64%, tăng 13,41% so với năm 2009 và tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm 2010 là 35,28% cũng tăng so với năm 2009 với mức tương ứng là 8,78%. Tỷ lệ lợi nhuận chiếm 74% trong tổng doanh thu và lợi nhuận cổ đông cũng tăng 7,76 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 29,11% so với năm 2009.
2.11.3 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Sau đây là một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời cũng như phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Bảng 2.19: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Đơn vị tính là tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2009 Chênh lệch
Lợi nhuận trước thuế 64,63 61,15 3,48
Lợi nhuận sau thuế 45,65 47,3 (1,65)
Tổng tài sản 431,16 383,33 47,83
Vốn chủ sở hữu 141,2 141,2 -
1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
1.1 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 15 16 (1)
1.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 11 12,34 (1,34)
2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 32,33 34 (1,67)
-66-
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế
1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
1.1: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 2010 =
= 15 % - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 2009 =
= 16 %
1.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 2010 =
= 11 % - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 2009 =
= 12,34 %
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên cả hai chỉ tiêu này đều giảm so với năm 2009: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 15%, giảm 1% so với năm 2009. Và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 11%, so với năm 2009 cũng giảm tương ứng 1,34%. Thể hiện suất sinh lời của tài sản năm 2010 không tốt như năm 2009. Do trong năm 2010 nguồn vốn của Công ty hiện nằm trong các dự án xây dựng dỡ dang và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 2010 =
= 32,33 % - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 2009 =
= 34 %
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi
trên mỗi đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu của một công ty cổ phần. Hệ số của năm
2010 là 32,33%, nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu Công ty tạo ra được 0,32 đồng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Trong năm 2009 hệ số này là 34%, như vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm so với năm 2009 tương ứng là 1,67%. Hệ số này giảm đồng nghĩa với thực trạng doanh nghiệp phải chịu thiệt một khoản lợi nhuận là 0,02 đồng trên mỗi đồng vốn họ kinh doanh. Vậy xét trên tổng vốn chủ sở hữu năm 2010, mức thiệt hại về lợi nhuận mà Công ty chịu là 2,82 tỷ đồng. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm 2010 giảm 1,65 tỷ so với năm 2009 nên các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu đều âm. Tỷ số này giảm phản ánh tình trạng sử dụng vốn của Công ty chưa hiệu quả, chưa phát huy được mức sinh lợi của đồng vốn bỏ ra.
Tuy nhiên tỷ số này còn phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn bị tác động bởi những nhân tố khách quan như thực trạng biến động của nền kinh tế thị trường năm 2010 làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng các khoản chi phí về quản lý, thiết kế xây dựng, thi công… Đi đôi với những diễn biến phức tạp này thì các chính sách tiền tệ cũng thay đổi liên tục làm tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư, đáng kể nhất là lãi suất cho vay vào những tháng cuối năm 2010 đã lên đến 20% và biến động tăng tỷ giá ngoại hối
giữa USD và đồng VNgây ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều loại hình kinh doanh,
trong đó có ngành nghề kinh doanh bất động sản của Công ty. Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khá tốt. Tuy các tỷ số về khả năng sinh lợi có giảm nhưng không đáng kể. Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, vẫn đảm bảo khả năng sinh lợi cho cổ động. Trên cơ sở những số liệu chung nêu trên, ta đi vào đánh giá tình hình sử dụng vốn của Công ty
2.12 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội
Dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán năm 2010 (bảng 2.2), ta lập bảng tính tỷ lệ các loại vốn tại Công ty như sau:
Bảng 2.20: Bảng tính tỷ lệ các loại vốn
(Đơn vị tính: Việt Nam đồng)
Chỉ tiêu 2009 2010
Số tiền % Số tiền %
1.Vốn lưu động 273.021.851.138 71,22 296.738.674.698 68,82
2. Vốn cố định 110.312.242.214 28,78 134.424.939.932 31,18
Tổng vốn 383.334.093.352 100 431.163.614.630 100
Số liệu trên phản ánh nguồn vốn của Công ty tăng lên qua từng năm. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 47.829.521.278đ, tương ứng với tỉ lệ tăng là 12,48%. Điều này thể hiện sự quan tâm của Công ty trong việc đầu tư vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xem xét tỷ lệ các loại vốn, ta thấy tỷ lệ vốn lưu động chiếm trong tổng vốn lớn hơn vốn cố định, chứng tỏ tài sản lưu động nhiều hơn tài sản cố định.
Cơ cấu phân bổ này là hợp lý, vì bản chất họat động kinh doanh của doanh nghiệp là thương mại Bất động sản. Do đó vốn lưu động là trọng yếu, tuy nhiên vốn cố định cũng đóng vai trò quan trọng vì quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, có khuyết điểm là thu hồi chậm và dễ gặp rủi ro.
Bên trên là tổng quan về tình hình quản lý và phân bổ vốn kinh doanh tại Công ty. Vấn đề là phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả mới là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Dựa theo cơ sở lý luận thì vốn kinh doanh được chia làm 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Vì vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty chính là phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.
2.12.1 Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của Công ty tăng lên qua các năm, chứng tỏ giá trị tài sản cố định cũng tăng. Bên cạnh đó, Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật phải được nâng cao và hiện đại hoá. Do vậy, tìm hiểu về thực trạng sử dụng vốn cố định tức là xem xét những biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tại Công ty.
2.12.1.1 Thực trạng sử dụng vốn cố định
Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty được thể hiện qua bảng tài sản cố định và đầu tư dài hạn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 2.21: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2009 - 2010
Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi chú khác
TÀI SẢN M.S Năm 2010 Năm 2009
A. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 134.424.939.932 110.312.242.214
I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 210 211 212 213 218 219 - - - - - - - - - - - - II. Tài sản cố định 220 20.692.911.938 24.069.342.039 1. TSCĐ hữu hình + Nguyên giá
+ Giá trị hao mòn lũy kế 2. TSCĐ thuê tài chính + Nguyên giá
+ Giá trị hao mòn lũy kế 3. TSCĐ vô hình
+ Nguyên giá
+ Giá trị hao mòn lũy kế 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 20.570.477.848 26.586.734.615 (6.016.256.767) - - - 39.125.000 270.821.000 (231.696.000) 83.309.090 20.125.776.036 30.395.068.308 (10.269.292.272) - - - 10.625.000 234.821.000 (224.196.000) 3.932.941.003
III. Bất động sản đầu tư
+ Nguyên giá
+ Giá trị hao mòn lũy kế
240 241 242 32.527.495.163 54.483.792.858 (21.956.297.695) 30.028.151.824 50.346.320.657 (20.318.168.833)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con