Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
104,47 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU I. Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhchúng ta đã biết, để giao tiếp với người khác bằng ngôn ngữ, ta phải nói thành lời. Muốn nói thành lời thì trước hết phải nói thành câu. Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất thực hiện được chức năng thông báo, nghĩa là trao đổi được nhận thức, tư tưởng giữa người với người. Câu là đơn vị dùng để giao tiếp giữa người với người trong xã hội. Vì vậy, khi nói (hoặc viết), người nói (hoặc người viết) không thể tự do tùy tiện muốn tạo câu thế nào cũng được. Muốn diễn đạt đúng ý và muốn người khác hiểu đúng ý của mình, người nói (người viết) phải biết lựa chọn, biết tạo câu sao cho đúng những quy tắc mà mọi người trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận và sử dụng. Có đặt được câu đúng, câu hay hoạt động giao tiếp mới đạt được hiệu quả. Chính vỡ lẽ đó, từ nhiều năm nay, khi dạy học môn tiếng Việt ở trường phổ thông người ta đã rất chú trọng dạy phần ngữ pháp - câu cho học sinh. Câu tiếng Việt được đưa vào chương trình dạy học môn tiếng Việt ở cả tiểu học, trung học cơ sở lẫn bậc phổ thông trung học. Câu (tiếng Việt) được chú trọng nh vậy là do hiệu quả sử dụng của nã trong giao tiếp. Nếu một người không có kỹ năng tạo câu tốt thì hoạt động tư duy, hoạt động giao tiếp của người đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ý thức được điều này, các thầy cô giáo giảng dạy ngữ văn ở phổ thông đã cố gắng cung cấp những kiến thức về câu và rèn luyện kỹ năng đặt câu đúng, đặt câu hay cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc dạy và học về câu tiếng Việt ở nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này được biểu hiện trực tiếp qua kết quả học tập của học sinh. Các em được học rất nhiều về tiếng Việt, được rèn luyện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt nhưng các em vẫn mắc nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Việt.Các em học nhiều về đơn vị câu nhưng khi đặt câu, các em vẫn mắc nhiều lỗi về câu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng đó? Giải pháp nào hạn chế và khắc phục được việc mắc lỗi đó của học sinh? Đây là những câu hỏi lâu nay các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn đã đặt ra và đi tìm lời giải đáp. Là một giáo viên dạy ngữ văn ở một tỉnh miền núi, đứng trước thực trạng học sinh của mình học tiếng Việt nhưng vẫn mắc nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Việt trong đó có lỗi về câu, chúng tôi cũng rất băn khoăn và mong muốn tìm ra lời giải cho vấn đề này. Nh trên đã trình bày, học sinh nói chung, học sinh tỉnh Yên Bái nói riêng, khi sử dụng tiếng Việt thường hay mắc lỗi. Đó là lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp v.v Trong các loại lỗi đó chúng tôi tìm hiểu riêng lỗi về câu trong các bài làm văn của học sinh THCS tỉnh Yên Bái. Tác giả luận văn chọn tìm hiểu lỗi về câu bởi lẽ, câu cú mét vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nếu coi giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ là một quá trình thì việc lập câu, diễn ý là một mắt xích cơ bản trong quá trình đó. Vì vậy, nếu mắc lỗi về câu thì dễ mắc lỗi ở cấp độ trên câu. Do đó, việc giúp học sinh cách nhận diện lỗi, tìm nguyên nhân mắc lỗi và chỉ ra cách chữa phù hợp cho những câu sai là một việc làm hết sức quan trọng và cần được tiến hành ngay. Đối với học sinhTHCS, tư duy của các em đã phát triển và các em đã có một trình độ ngôn ngữ nhất định. Do đó, bên cạnh việc tiếp nhận những tri thức mới, các em đã có khả năng nhận biết được câu đúng, nhận diện được những câu sai, đã có khả năng phân tích những câu sai để tìm nguyên nhân và đưacách chữa phù hợp. Hơn nữa, nh chúng ta đã biết giáo dục THCS là cấp cơ sở của bậc trung học tạo tiền đề cho phân luồng và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Học sinhhọc xong THCS sẽ có một bộ phận các emra đời học nghề và mét bộ phận các em sẽ tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Chính vì những lẽ trên, việc giúp học sinh THCS biết phát hiện lỗi, hiểu nguyên nhân mắc lỗi, biết cách chữa và tránh được lỗi về câu là một việc quan trọng và cần thiết. Việc làm này giúp cho học sinh " dần dần có ý thức, có trình độ, có thói quen nói và viết đúng tiếng Việt" (Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sù trong sáng của tiếng Việt). Từ đó năng lực ngôn ngữ của học sinh ngày càng hoàn thiện và nâng cao. Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc chuẩn hóa ngôn ngữ cho học sinh nói chung, học sinh Trung học cơ sở ở tỉnh Yên Bái nói riêng, tác giả luận văn chọn đề tài: " Lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Yên Bái - nguyên nhân và cách chữa". II. LỊCH SỬ NGHIấN CỨU Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, câu cú vai trò rất quan trọng. Câu giúp cho việc hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng, tình cảm từ người này sang người khác. Vì vậy, để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả, người tham gia giao tiếp phải đặt được câu đúng, câu hay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi tạo câu người nói, người viết thường hay mắc lỗi. Việc đặt câu sai dễ gây ra sù hiểu lầm làm cản trở đến việc bày tỏ tình cảm, thái độ, nhận định, đánh giá… của mọi người với nhau. Vì vậy, vấn đề này nếu không được tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, tư duy nói chung, ảnh hưởng đến kết quả dạy và học môn tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói riêng. Chính vì thế, vấn đề “lỗi về câu - nguyên nhân và cách chữa”luôn là một vấn đề "nóng" thu hút sù quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, của các thầy cô giáo giảng dạy môn Tiếng Việt. Ngay tõ những năm 60 của thế kỷ XX, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tưởng - Nguyễn Thu - Lê Xuân Khoa đã cho ra đời cuốn sách "Sai, đúng, hay trong việc dùng từ, đặt câu, chấm câu" (Sách dùng cho học sinh cấp 2). Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày, giới thiệu cho học sinh cách đặt câu thế nào là đúng và bước đầu chỉ ra hai loại lỗi học sinh thường mắc phải khi đặt câu là: câu viết sai cú pháp và câu sai logic. Tiếp theo, trên tạp chí Ngôn ngữ, sè 1 năm 1969, tác giả Trần Phô đăng bài: " Có thể tìm con đường ngắn nhất để dạy viết đúng câu". Trong năm bài dạy về câu mà Trần Phô đưa ra có một bài dạy về lỗi câu và cách chữa. Trong bài viết của mình, Trần Phô bước đầu chỉ ra ba trường hợp câu sai là: thiếu hẳn hạt nhân, thiếu một vế của hạt nhân và cấu trúc hạt nhân bị phá vỡ rối nát. Theo tác giả Trần Phô, nguyên nhân dẫn đến câu sai là vì không xác lập được hạt nhân của câu. Ông đưa ra cách chữa là phải lập nên hạt nhân của câu rồi thêm phụ ngữ để bổ sung ý nghĩa. Chịu ảnh hưởng quan điểm ngôn ngữ học truyền thống, mét sè tác giả đã dựa vào cấu trúc câu để tìm hiểu lỗi câu, phân loại lỗi của câu và đề ra phương pháp chữa. Tiêu biểu cho nhóm tác giả này là Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Xuân Khoa. Trong bài viết: " Mấy gợi ý về việc phân tích lỗi và sửa lỗi ngữ pháp cho học sinh" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1974, tác giả Nguyễn Minh Thuyết đề cập đến hai loại lỗi về câu : lỗi vi phạm quy tắc về cấu tạo câu và lỗi vi phạm quy tắc về cấu tạo tổ. Còn Nguyễn Xuân Khoa, trong bài "Lỗi ngữ pháp của học sinh, nguyên nhân và cách chữa" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, sè 1 năm 1975 đã trình bày tương đối cụ thể về phân loại lỗi ngữ pháp, cách xác định các loại lỗi về câu, nguyên nhân mắc lỗi về câu đồng thời chỉ ra nguyên tắc và phương pháp chữa lỗi. Theo Nguyễn Xuân Khoa, lỗi ngữ pháp thường gặp trong bài viết của học sinh là lỗi về cấu trúc câu và ông đã quy những lỗi ngữ pháp đó vào năm loại lỗi: câu thiếu thành phần hạt nhân; câu cú các thành phần không có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ, chính xác; câu cú kết cấu rối nát; lỗi về dùng quan hệ từ; lỗi về dùng dấu chấm câu. Dựa vào cấu trúc câu để xác định, phân loại lỗi về câu và đề ra cách chữa là những đóng góp quan trọng của các tác giả trên trong việc chữa câu sai cho học sinh. Việc giải quyết lỗi về câu dựa vào cấu trúc câu giúp cho học sinh viết được những câu độc lập đầy đủ các thành phần, tức là đúng về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, phương pháp chữa lỗi này chỉ tìm và chữa được những câu sai vì thừa thành phần câu, thiếu thành phần câu hoặc lẫn lộn mét số thành phần câu mà cấu trúc đầy đủ của câu cú thể chứa mà không giải thích được những câu sai ở phương diện chức năng. Đứng trước thực tế này, mét sè tác giả đã có những đề nghị cải tiến cách xác định lỗi về câu và cách chữa lỗi câu. Tác giả Nguyễn Mai Hồng trong bài viết: " Mối quan hệ giữa ý và lời trong quá trình hình thành mét sè kiểu câu sai của học sinh" đưa ra ý kiến: " Việc phân tích cấu trúc nội bộ của từng câu sai riêng lẻ là việc làm đầu tiên không thể thiếu được. Song nếu chỉ chú ý câu sai trong khuôn khổ một câu riêng lẻ, chúng ta sẽ bị hạn chế tầm nhìn và đi tới việc phân tích nguyên nhân không đầy đủ, đề ra cách chữa không sát hợp" [25,42]. Để chữa lỗi về câu, tác giả Nguyễn Mai Hồng đề xuất: " Việc chữa câu sai có thể được tiến hành ở một khâu sâu hơn cấu trúc bề mặt của nó: chữa ở quá trình tạo câu, ở nơi sẽ sản sinh ra hàng loạt câu sai" [25,42]. Nh vậy, trong bài viết này, Nguyễn Mai Hồng đã đề cập đến hướng giải quyết lỗi về câu của học sinh từ góc độ tư duy của các em. Đây là một đề xuất đúng, tích cực nhưng rất khó thực hiện để giáo viên có thể chữa lỗi cho học sinh. Còng bàn về vấn đề dựa vào cấu trúc câu để chữa câu sai, trong bài viết: " Tìm cách giúp thêm cho học sinh viết đúng câu tiếng Việt", tác giả Diệp Quang Ban khẳng định: " Việc nghiên cứu câu sai của học sinh dựa vào cấu trúc là một việc cần thiết, bổ Ých nhưng chưa đủ.Đã đến lúc phải áp dụng vào việc dạy viết văn, cái bậc nổi hơn bậc cấu trúc thực sự thường dùng hiện nay nhằm trang bị thêm cho học sinh mét sè kiến thức nữa giúp họ tránh lỗi. Nói cách khác, cần đề cập đến mét số nhân tố trong việc chuyển từ ngôn ngữ sang lời nói chứ không dừng lại ở mét sè mô hình tiềm tàng của ngôn ngữ thuần túy"[9,63]. Đề xuất của hai tác giả Nguyễn Mai Hồng và Diệp Quang Banbước đầu đã tiếp cận với những yêu cầu của việc chữa câu sai ở bình diện chức năng. Tiếc rằng, những đề nghị này lại chưa được hai tác giả tiếp tục triển khai một cách cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở bước đặt vấn đề. Cùng nghiên cứu về câu sai của học sinh, tác giả Nguyễn Đức Dân lại xem xét ở một góc độ khác: góc độ tâm lí và ông đã chỉ ra hiện tượng: " Chập cấu tróc - mét quá trình tâm lí trong những câu sai của học sinh" (NCGD, sè 7 năm 1982). Có thể nói, đề xuất của Nguyễn Đức Dân là những gợi ý lí thú trong việc xem xét và chữa câu sai cho học sinh. Vào cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của quanđiểm ngôn ngữ học hiện đại, lí thuyết ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết hoạt động giao tiếp dần dần được phổ biến rộng rãi ở nước ta, việc nghiên cứu lỗi về câu cú nhiều chuyển biến. Lỗi về câu được nhìn nhận và xem xét ở diện rộng hơn, toàn diện hơn, phương pháp chữa lỗi về câu được trình bày cụ thể hơn. Trong bài: " Về các phương pháp chữa câu sai cho học sinh" đăng trên tạp chí NCGD, sè 6 năm 1985, bên cạnh việc nêu lên những mặt mạnh, những điểm hạn chế của phương pháp chữa câu sai dựa theo cấu trúc câu, tác giả Trần Thanh Bình đề xuất phương pháp chữa câu sai dựa vào cấu trúc của những đơn vị lớn hơn câu. Tõ năm 1980, do yêu cầu cải cách giáo dục, môn Tiếng Việt có vị trí tương xứng ngang tầm với các môn học khác. Môn tiếng Việt có nhiệm vụ dạy và nâng cao trình độ tiếng Việt cho người Việt Nam, nhất là cho đối tượng học sinh. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu lí thuyết về câu, có mét sè công trình nghiên cứu dạy tiếng Việt theo hướng thực hành. Trong các cuốn giáo trình viết theo hướng thực hành, các tác giả của sách đã chú ý đến dạy học câu, xây dựng các bài tập câu trong đó có bài tập chữa lỗi câu nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng câu cho học sinh, sinh viên. Cuốn giáo trình đầu tiên ta phải kể đến là cuốn giáo trình " Làm văn" của hai tác giả Đình Cao - Lê A. Đây là cuốn giáo trình đã được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Ở tập I của cuốn giáo trình này, hai tác giả Đình Cao - Lê A đã dành một phần của sách trình bày lý thuyết chung về câu, việc rèn luyện kĩ năng viết câu, cách nhận diện câu đúng. Đồng thời, ở phần này các tác giả đã nêu ra mét sè câu sai phổ biến cần phải chú trọng khắc phục: câu sai cấu trúc nòng cốt; câu thiếu vế; câu sai quan hệ logic; câu cú kết cấu rối nát; câu không đảm bảo sự phát triển liên tục của ý trong đoạn văn. Sau mỗi loại câu sai, các tác giả trình bày nguyên nhân sai và phương hướng sửa chữa lỗi. Tiếp theo ta phải kể đến cuốn " Tiếng Việt (thực hành)" của Nguyễn Đức Dân (Tủ sách Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1995). Trong cuốn sách này, Nguyễn Đức Dân dành cả chươngII của phần: " Mét sè vấn đề của câu" để trình bày về câu sai, những loại câu sai. Trong sách, Nguyễn Đức Dân đưa ra 6 loại lỗi về câu là: câu sai do sai chính tả, những câu sai về từ ngữ, những câu sai về ngữ pháp, sai logic, sai phong cách và sai trong liên kết câu. Ở mỗi loại lỗi, tác giả đưa ra ví dụ cụ thể, phân tích nguyên nhân dẫn đến vi phạm lỗi và đề ra cách sửa cho mỗi loại câu sai. Trong cuốn: " Tiếng Việt thực hành" của Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, các tác giả dành chương II để trình bày về câu, trong đó có viết về lỗi câu. Ở phần này, hai tác giả quy lỗi về câu về ba loại: các lỗi về cấu tạo câu, các lỗi về dấu câu và các lỗi về liên kết câu. Đồng thời với việc phân loại lỗi, các tác giả của sách còn đưa ra mét hệ thống bài tập thực hành chữa lỗi về câu khá phong phó. Năm 1997, nhóm tác giả Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng cũng xuất bản cuốn giáo trình mang tên: " Tiếng Việt thực hành" (NXB Giáo dục, 1997). Trong cuốn sách, phần chữa các lỗi về câu, các tác giả phân loại câu mắc lỗi thành 5 loại: lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu, lỗi về câu thiếu thông tin, lỗi về dấu câu và lỗi về phong cách. Trong sách, các tác giả đưa ra hệ thống bài tập đa dạng, tiêu biểu cho từng loại lỗi nhằm rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích và nắm được cách chữa câu sai cho sinh viên. Cuốn giáo trình biên soạn bám sát chương trình thực hành do Bé Giáo dục - Đào tạo ban hành nên đáp ứng phần nào nhu cầu dạy học môn tiếng Việt, nhu cầu dạy - học câu, chữa lỗi về câu tiếng Việt chosinh viên cũng như cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Cùng năm 1997, tác giả Trần Chí Dõi còng cho ra mắt độc giả cuốn sách " Tiếng Việt thực hành" (NXB Giáo dục, 1997). Trong sách, Trần Chí Dõi đã xây dựng các bài tập về câu khá công phu, đưa ra các lỗi về câu rất đa dạng và phức tạp khiến người học muốn sửa được các lỗi đó phải có kiến thức khá chắc về lí thuyết câu. Gần đây nhất phải kể đến cuốn giáo trình " Tiếng Việt thực hành” do hai tác giả Bùi Minh Toán và Nguyễn Quanh Ninh biên soạn. Giáo trình này được biên soạn nhằm phục vụ cho việc dạy và học học phần tiếng Việt thực hành thuộc chương trình Cao đẳng Sư phạm ngành ngữ văn đào tạo giáo viên Trung học cơ sở. Giáo trình được biên soạn hướng tới mục tiêu rèn luyện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong đó có kỹ năng đặt câu. Trong giáo trình, sau phần trình bày những yêu cầu chung về câu trong văn bản, các tác giả đưa ra bèn loại câu sai: câu sai về cấu tạo ngữ pháp, câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận, câu sai về dấu câu, câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản. Ngoài việc phân loại câu sai, chỉ ra nguyên nhân và cách chữa từng loại câu sai, trong giáo trình, các tác giả còn đưa ra mét hệ thống bài tập thực hành chữa lỗi về câu. Có thể nói, đây là cuốn giáo trình có nội dung gần gũi và gắn với việc dạy và học tiếng Việt ở bậc Trung học cơ sở. Ngoài những bài viết, những cuốn sách giới thiệu ở trên còn có những bài viết của mét sè tác giả khác cũng đề cập đến vấn đề lỗi về câu. Chẳng hạn như bài viết của Nguyễn Thị Ban " Nhận diện các dạng lỗi về câu từ góc độ văn bản" đăng trên tạp chí NCGD, sè chuyên đề quý I, năm 1999; bài " Mét sè biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh cuối bậc Tiểu học" của Đinh Thị Oanh (tạp chí NCGD, sè 11 năm 1999); cuốn sách " Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục" của nhóm tác giả Cao Xuân Hạo - Lí Tùng Hiếu - Nguyễn Kiên Trường - Trần Thị Tuyết Mai (NXB Khoa học Giáo dục, năm 2002) v.v Nhưng do khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ có thể điểm qua được mét sè bài viết, mét sè cuốn sách của mét sè tác giả tiêu biểu. Có thể nói, trong các công trình nghiên cứu được giới thiệu ở trên, các tác giả đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu, phân loại và đề xuất các phương pháp chữa lỗi về câu. Mét sè tác giả đã xây dựng được mét sè dạng bài tập rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng nhận diện và chữa lỗi câu cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, do xuất phát từ cách tiếp cận, cách nhìn nhận câu sai dựa trên những quan điểm khác nhau mà giữa các tác giả chưa có sự thống nhất trong cách phân loại lỗi về câu cũng như phương pháp chữa cho từng loại lỗi. Chính điều này đã gây trở ngại cho người dạy, người học. Họ lúng túng trong việc lựa chọn cách nhận diện và chữa lỗi câu. Hơn nữa, hầu hết các công trình nghiên cứu nêu trên, khi khảo sát lỗi về câu, các tác giả chủ yếu khảo sát các lỗi trên sách, báo hoặc trên bài viết của học sinh Trung học phổ thông, sinh viên ở mét sè trường đại học mà chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS để đưa ra phương hướng chữa câu cho phù hợp với các em. Vì vậy, vấn đề " lỗi về câu - nguyên nhân và cách chữa" vẫn là một vấn đề ngỏ, tiếp tục thu hút sù quan tâm của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo giảng dạy tiếng Việt. III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm hiểu lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS tỉnh Yên Bái, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra cách chữa phù hợp nhằm rèn luyện cho học sinh biết phát hiện lỗi, biết cách chữa lỗi trong bài văn của mình cũng như của người khác. Đồng thời giúp các em tránh được các lỗi về câu khi tạo lập văn bản. Lỗi về câu là lỗi thường gặp trong bài làm của học sinh. Để chữa được lỗi, học sinhphải có kiến thức về ngữ pháp, về câu tiếng Việt. Việc cung cấp kiến thức đó không phải là nhiệm vụ của đề tài. Song, khi tìm hiểu lỗi về câu, những kiến thức về ngữ pháp - câu và ngữ pháp văn bản… sẽ là cơ sở giúp nhận diện ra lỗi và chữa lỗi. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng mét hệ thống lý thuyết đáng tin cậy nhằm hệ thống lại những kiến thức tiếng Việt có liên quan phục vụ cho việc chữa lỗi về câu. YênBái là một tỉnh miền nói xa xôi, đời sống của học sinh và của giáo viên còn nghèo, các tài liệu phục vụ cho giảng dạy thiếu, tài liệu tham khảo dùng để chữa lỗi về câu cho học sinh THCS của tỉnh hầu như không có, vì vậy chúng tôi hi vọng rằng luận văn này giúp giáo viên THCS Yên Bái có thêm tài liệu tham khảo để chữa lỗi về câu cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã trình bày ở trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xác định, phân loại lỗi và chữa lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS tỉnh Yên Bái. - Xác định, phân loạicác loại lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh; tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra quy trình chữa lỗi, cách chữa từng loại lỗi về câu; xây dựng các bài tập rèn luyện kĩ năng chữa lỗi về câu cho học sinh. - Tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của các vấn đề được đưa ra trong luận văn. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIấN CỨU Trong khi sử dụng ngôn ngữ, học sinh có thể mắc nhiều loại lỗi nh : lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về câu, lỗi dựng đoạn văn.v.v Mắc lỗi nào cũng làm cho lời nói không rõ ràng, thiếu trong sáng, do đó đều phải khắc phục, sửa chữa. Trong nhiều loại lỗi mà học sinh vi phạm, tác giả luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu riêng lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS tỉnh Yên Bái. Lỗi về câu là mét trong những loại lỗi mà học sinh THCS Yên Bái mắc nhiều trong khi viết văn. [...]... chữa lỗi về câu, các dạng bài tập chữa lỗi câu nhằm rèn luyện kĩ năng chữa lỗi về câu cho HS, từ đó giúp học sinh tránh được các lỗi về câu khi tạo lập văn bản VII CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận vănngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương : Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Chương II: Các loại lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS Yên Bái nguyên nhân. .. là cơ sở giúp chúng tôi xem xét nhận diện, phân loại lỗi về câu để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách chữa lỗi phù hợp Lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS Yên Bái rất đa dạng và phức tạp.Vì vậy, do điều kiện về thời gian,tác giả luận văn bước đầu chỉ đưa ra những lỗi phổ biến và những lỗi sai trầm trọng về câu trong bài văn của học sinh Đó là các lỗi: -Câu sai về cấu tạo ngữ pháp -Câu. .. nắm được câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, tìm nguyên nhân và cách chữa; nắm được những câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, nguyên nhân và cách chữa - Soạn giáo án 2 Học sinh: - Đọc lại bài: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (bài 29) - Đọc tìm hiểu bài mới: chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (bài 30) III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 Ổn định lớp - kiểm tra bài cò - Kiểm tra bài cò: 1 Học sinh - Kiểm tra... hiện lỗi và chữa lỗi về câutrong các bài làm văn của mình cũng nh trong bài của người khác Vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách nhận diện lỗi câu, tìm nguyên nhânmắc lỗivà biết cách chữa lỗi, từ đó biết cách tránh lỗi về câu khi tạo lập văn bản Tuy nhiên, qua tìm hiểutình hình chữa lỗi về câu cho học sinh THCS Yên Bái, chúng tôi nhận thấy, phần nhiều giáo viên thường chữa lỗi theo kinh nghiệm... trình chữa lỗi, các dạng bài tập luyện kỹ năng chữa lỗi về câu mà tác giả luận văn đã đề xuất VI: ĐểNG GểP CỦA LUẬN VĂN Tác giả luận văn thực hiện đề tài với mong muốn: -Xây dựngcơ sở lí luậnvà thực tiễn cho vấn đề chữa lỗi về câu cho HS THCS Yên Bái -Khảo sát, thống kê và đưa ra những đánh giá có ý nghĩa khoa học về thực trạng mắc lỗi và nguyên nhân mắc lỗi về câu của HS ở các trường THCS Yên Bái -Xây... cứu của đề tài dừng lại ở mức độ hẹp hơn Trong đề tài, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS Yên Bái chúng tôi chọn bài tập làm văn của học sinh làm đơn vị khảo sát lỗi, bởi lẽ trong bài tập làm văn, ngoài những kiến thức về văn học, kiến thức về thực tế.v.v , các em còn phải thể hiện năng lực ngôn ngữ trong đó cónăng lực sử dụng câu Tiếng Việt Các bài tập làm văn. .. theo một cách thức, phương pháp nào cho nên hiệu quả chữa lỗi về câu cho học sinh chưa cao Vì vậy, luận văn này sẽ góp phần cung cấp thêm một tài liệu tham khảo để giáo viên THCS YênBái có thể dựa vào đó để chữa lỗi về câu cho học sinhTHCS Yên Bái 2 Để chữa lỗi về câu cho học sinh đạt được hiệu quả, đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, trong luận vănchúng tôi đã xác lập cơ sở lí luậnvà cơ sở thực... trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ có thểđưa ra mét số loại lỗi về câu phổ biến mà các em thường mắc và chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục các loại lỗi đó Những lỗi về câu mà học sinh THCS Yên Bái thường vi phạm là: - Lỗi về cấu tạo ngữ pháp - Lỗi về nội dung logic - ngữ nghĩa - Lỗi về dấu câu - Lỗi về liên kết câu trong văn bản V PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi... Giao nhiệm vụ: trong số các câu a, b, c, d câu nào mắc lỗi? Nguyên nhân mắc lỗi? chữa lại câu mắc lỗi cho đúng - Giáo viên hướng dẫn: để xác địnhđâu là câu sai, đâu là câu đúng cần đặt câu hỏi xác định CN và VN cho câu Học sinh - Nhận nhiệm vụ - làm việc theo nhóm, ghi lại kết quả thảo luận - đại diện nhóm trình bày Học sinh đặt câu hỏi để tìm CN và VN của câu rồi đưa ra kết luận và cách chữa *a Chủ ngữ:... và ngăn chặn được hoàn toàn các loại lỗi về câu (ở đây là chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ) nhưng qua thực nghiệm, chúng tôi thấy việc chữa lỗi về câu theo mét quy trình cụ thể Ýt nhiều cũng giúp cho học sinh biết cách nhận diện, miêu tả lỗi, tìm nguyên nhân và cách chữa lỗi Các em biết tự kiểm tra lỗi trong bài viết của mình và quan trọng hơn là các em phần nào biết tránh được lỗi khi tạo câu Riêng về . loại lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh; tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra quy trình chữa lỗi, cách chữa từng loại lỗi về câu; xây dựng các bài tập rèn luyện kĩ năng chữa lỗi về câu. riêng, tác giả luận văn chọn đề tài: " Lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Yên Bái - nguyên nhân và cách chữa& quot;. II. LỊCH SỬ NGHIấN CỨU Trong hoạt động giao. đích của luận văn là tìm hiểu lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS tỉnh Yên Bái, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra cách chữa phù hợp nhằm rèn luyện cho học sinh biết phát hiện lỗi,