Sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1919 đến 1945 lớp 9, trường trung học cơ sở tỉnh yên bái
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
523,77 KB
Nội dung
Sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthú
học tậpchohọcsinhtrongdạyhọcLịchsử
Việt Namtừnăm1919đến1945lớp9,trường
trung họccơsởtỉnhYênBái
Nguyễn Hải Yến
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy (Bộ môn Lịch sử)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đình Tùng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu cơsở lý luận của vấn đề sửdụngtàiliệu tham khảo nói chung
và tàiliệuvănhọc nói riêng trongdạyhọclịchsử dân tộc. Khảo sát, đánh giá tình
hình thực tiễn việc sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsửViệtNam ở một số
trường Trunghọccơsở của tỉnhYên Bái. Tìm hiểu chương trình, nội dung sách giáo
khoa lịchsửlớp 9 [phần lịchsửViệtNam (1919-1945)] và tàiliệuvănhọc thời kỳ
này để xác định những nội dungvănhọccó thể và cần sửdụngtrongdạyhọclịchsử
Việt Nam. Hệ thống hoá và đề xuất những biện pháp sư phạm cótính khả thi nhằm
tạo hứngthúhọctậpchohọcsinhtrong việc tổ chức dạyhọc trên lớp cũng như
ngoài giờ học. Qua thực nghiệm khẳng định hiệu quả sư phạm của các biện pháp đã
đề xuất, từ đó rút ra những kết luận về tính khả thi của các biện pháp được tiến hành.
Keywords. Phương pháp giảng dạy; Lịch sử; Hứngthúhọc tập; LịchsửViệt Nam;
Tài liệuvăn học; YênBái
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý luận dạyhọc đã chỉ ra rằng phải đa dạng hoá các nguồn thông tin bằng nhiều phương
tiện, phương pháp dạy học, trong đó tàiliệu tham khảo là nguồn kiến thức không thể thiếu
được trong quá trình giảng dạy.
Có thể nói, lịchsử liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hoá… Chúng ta có thể tìm thấy lịchsửtrong hầu hết các môn khoa học. Nhưng gần
gũi nhất với lịchsử chính là ngành khoa học Xã hội - Nhân văn, trong đó nổi bật là bộ môn
Văn học.
Tàiliệuvănhọc là một loại tàiliệulịch sử, là nguồn thông tin không thể thiếu trongdạy
học lịch sử, nhất là chương trình lịchsử dân tộc. Do đặc trưng của bộ môn, kiến thức lịchsử là
những kiến thức quá khứ, HS khó học, khó nhớ nên khi GV sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạy
học lịchsử sẽ giúp HS hứngthú hơn, cósự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng
sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội
các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính
khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụngtrong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình
thành nhân cách cho HS.
Thực tiễn dạyhọcLịchsử ở trường THCS trên địa bàn tỉnhYênBái hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế như: Tàiliệuvănhọc nghèo nàn, GV chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời
gian và công sức để sưu tầm, lựa chọn. Trong quá trình lên lớp, GV còn lúng túng trong xác
định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vậndụng vào việc dạyhọc từng
phần, từng bài cụ thể. Chính vì vậy, HS cảm thấy giờ học nặng nề, không thích học. Hơn nữa
Yên Bái lại là một tỉnh miền núi, kinh tế nghèo nàn, địa hình phức tạp, số lượng HS là người
dân tộc thiểu số cao. Ngoài giờ lên lớp, hầu hết quỹ thời gian còn lại các em phải lao động
giúp gia đình. Bởi vậy, quá trình tự tìm tòi, nghiên cứu tàiliệu tham khảo để khắc sâu kiến
thức ở các em rất hạn chế. Tất cả những vấn đề trên đã dẫn đến chất lượng giáo dục bộ môn
lịch sử ở trường THCS tỉnhYênBái chưa cao, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm và tinh thần
trách nhiệm của HS đối với quê hương, đất nước. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình
thành và phát triển nhân cách ở các em.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụngtàiliệuVănhọcnhằmtạo
hứng thúhọctậpcho HS trongdạyhọcLịchsửViệtNamtừ1919đến1945lớp9,
trường THCS tỉnhYên Bái” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạyhọclịch sử.
2. Lịchsửvấn đề
2.1. Tàiliệu nước ngoài
N.G.Đai ri trong cuốn “Chuẩn bị giờ họcLịchsử như thế nào” khi đề cập đến yêu cầu
đối với giờ họcLịch sử, ông đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nguồn tàiliệu tham
khảo. Ông cho rằng để có một giờ học đạt hiệu quả GV “phải sửdụng không ngừng và có hệ
thống tất cả mọi nguồn tưliệu muôn hình muôn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng
và Nhà nước, sách chuyên khảo, SGK, sách báo tạp chí, tác phẩm hội hoạ, những cuộc tham
quan” [20, tr. 10].
I.F.Khalamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực họctập của họcsinh như thế nào?” đã
khẳng định: “Vấn đề sửdụng sách giáo khoa và tàiliệuhọc tập… cólịchsử của nó mà theo
chúng tôi có những điều bổ ích đáng học hỏi…” bởi vì “… trong quá trình làm việc với sách
giáo khoa và tàiliệuhọc tập, họcsinhnắm vững và củng cố được kiến thức, đồng thời các
em tiếp thu được kỹ năng, kĩ xảo” [14, tr.37].
2.2. Tàiliệutrong nước
Thái Duy Tuyên trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” cho rằng
việc sửdụng các tưliệutrongdạyhọc là vô cùng cần thiết. Nó có tác dụng nâng cao
hiệu quả bài học, làm phong phú vốn kiến thức cho HS…
Trịnh Đình Tùng, trong cuốn: “Hệ thống các phương pháp dạyhọclịchsử ở trườngtrung
học cơ sở” xuất bản năm 2006, đã viết: “Các tác phẩm vănhọccó vị trí, vai trò to lớn trong
việc dạyhọclịchsử ở trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng…, các tác phẩm
văn học bằng hình tượng cụ thể, có tác động mạnh mẽ đếntư tưởng, tình cảm người đọc,
trình bày những nét đặc trưng, điển hình của đời sống xã hội. Giữa vănhọc và các khoa học
nói chung, Sửhọc nói riêng có mối quan hệ khăng khít… Sửdụng các tác phẩm vănhọc sẽ
có tác dụng làm chobài giảng lịchsử thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứngthúhọctập
của học sinh” [26, tr. 123].
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthúhọctậpcho HS trongdạyhọclịchsử
Việt Namtừ1919đến1945lớp9,trường THCS Yên Bái.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu việc sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthúhọctậpcho
HS trongdạyhọclịchsửViệtNamtừ1919đến 1945, lớp 9 ở 3 trường THCS trên địa
bàn tỉnhYênBái là THCS Thị trấn Cổ Phúc, THCS Xuân Ái, THCS Kiên Thành.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để xác định các loại tàiliệuvănhọccó thể sửdụng và đề xuất các biện pháp
sử dụng góp phần nâng cao hiệu quả dạyhọc bộ môn lịchsử ở trường THCS tỉnhYên Bái.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơsở lý luận của vấn đề sửdụngtàiliệu tham khảo nói chung và tàiliệu
văn học nói riêng trongdạyhọclịchsử dân tộc.
- Khảo sát, đánh giá tình hình thực tiễn việc sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịch
sử ViệtNam ở một sốtrường THCS của tỉnhYên Bái.
- Xác định những nội dungvănhọccó thể và cần sửdụngtrongdạyhọclịchsửViệt
Nam từ1919đến1945.
- Hệ thống hoá và đề xuất những biện pháp sửdụngtàiliệuvăn học.
- Rút ra những kết luận về tính khả thi của các biện pháp được tiến hành.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơsở phương pháp luận
- Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường
lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục lịchsử nói riêng.
- Lý luận về tâm lý, giáo dục học, phương pháp dạyhọclịchsử của các nhà giáo dục,
giáo dục lịch sử.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tàiliệu giáo dục học, giáo dục lịch sử,
chương trình nội dung SGK lịchsửlớp9,tàiliệuvănhọc liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp thực nghiệm
+ Phương pháp thống kê toán học
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
7. Giả thuyết khoa học
Nếu GV vậndụng các biện pháp sửdụngtàiliệuvănhọc theo yêu cầu mà luận văn
đưa ra thì sẽ góp phần tạohứngthúhọctậpcho HS và nâng cao chất lượng dạyhọclịchsử ở
trường THCS tỉnhYên Bái.
8. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài
8.1. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Làm phong phú thêm lý luận về việc sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử
Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Giúp GV giảng dạylịchsửnắm chắc nội dungtàiliệuvănhọc cần thiết và các yêu
cầu, biện pháp sửdụng chúng để tạohứngthúhọctậpcho HS trong quá trình dạyhọclịch
sử ViệtNamtừ1919đến1945lớp 9 ở trường THCS trên địa bàn tỉnhYên Bái.
8.2. Đóng góp của đề tài
- Xác định được những tàiliệuvănhọccó liên quan đến nội dunglịchsửViệtNam
giai từ1919đến1945 (ở lớp 9), sự cần thiết và mức độ sửdụng nó trong các bài giảng.
- Khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịch
sử và đề xuất các biện pháp sửdụng mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc
bộ môn lịchsử ở tỉnhYên Bái.
- Góp phần hoàn chỉnh thêm hệ thống cơsở lý luận cho việc sửdụngtàiliệuvănhọc
trong dạyhọclịchsửViệt Nam.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tàiliệu tham khảo, phụ lục, nôi dung
chính luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chƣơng 1: Cơsở lý luận và thực tiễn của việc sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạo
hứng thúhọctậpchohọcsinhtrongdạyhọclịchsửViệtNam ở trườngTrunghọccơ sở.
Chƣơng 2: Các biện pháp sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthúhọctậpcho
học sinhtrongdạyhọcLịchsửViệtNamtừ1919đến1945lớp9,trường THCS tỉnhYên
Bái. Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬDỤNGTÀILIỆU
VĂN HỌCNHẰMTẠOHỨNGTHÚHỌCTẬPCHOHỌCSINH
TRONG DẠYHỌCLỊCHSỬVIỆTNAM
Ở TRƢỜNG TRUNGHỌCCƠSỞ
1.1. Cơsở lý luận
1.1.1. Mục tiêu của bộ môn Lịchsử ở trườngtrunghọc phổ thông
“Môn Lịchsử ở trường phổ thông nhằm giúp chohọcsinhcó được những kiến thức cơ
bản, cần thiết về lịchsử dân tộc và lịchsử thế giới; góp phần hình thành ở họcsinh thế giới
quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi
dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội” [6, tr 3].
1.1.2. Đặc trưng của bộ môn Lịchsử ở trường phổ thông
Kiến thức lịchsử mang những đặc điểm cơ bản như sau:
_ Kiến thức lịchsử mang tính tương đối.
_ Kiến thức lịchsử mang tính quá khứ.
_ Kiến thức lịchsử mang tính không lặp lại.
_ Kiến thức lịchsử mang tính cụ thể.
_ Kiến thức lịchsử mang tính hệ thống (tính lôgic lịch sử).
_ Kiến thức lịchsửcósự thống nhất giữa sử và luận.
1.1.3. Đặc điểm tâm lý và quá trình nhận thức của họcsinhtrunghọccơsở
1.1.3.1. Đặc điểm tâm lý
HS THCS luôn có xu hướng tìm hiểu, khám phá các môn khoa học với tinh thần thái độ
tích cực, tính ham hiểu biết, ham tìm tòi cái mới; tính tò mò muốn làm rõ những gì mình hoài
nghi.
Tuy nhiên, sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt, tính
kiên trì, độc lập trong các em chưa cao.
1.1.3.2. Đặc điểm nhận thức
Quá trình nhận thức của HS được diễn ra theo con đường “từ trực quan sinh động đếntư
duy trừu tượng và từtư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận
thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” [7, tr 114].
HS có khả năng thu được những phản ánh khách quan về nội dung và chủ quan về hình
thức.
HS không phải là người tìm ra cái mới lạ mà chỉ là người tìm hiểu những tri thức khoa
học đã được khẳng định một cách gián tiếp thông qua người thầy và các phương tiện thông
tin khác.
HS ở lứa tuổi này thích tiếp xúc, khám phá khoa học.
1.1.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạyhọclịchsử ở trường phổ thông
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV nặng về cách dạy, cách học cũ, nhiều GV
chưa nhận thức được vai trò của việc kết hợp các phương pháp dạyhọc để phát huy tính tích cực,
độc lập nhận thức của HS tronghọc tập. Bên cạnh đó, SGK lịchsử đã được biên soạn theo tinh
thần đổi mới nhưng phương pháp dạyhọc của GV lại chưa theo kịp được nội dung của sách. Đặc
biệt, nhiều GV khi dạy chỉ truyền đạt lượng kiến thức giống hệt như trong SGK mà không sử
dụng thêm tàiliệu tham khảo hay cósửdụng thì chỉ mang tính chất minh họa dẫn đến HS không
nắm được kiến thức cơ bản hoặc sa đà vào những câu chuyện không nhằm mục đích cụ thể hóa
và khắc sâu kiến thức….
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạyhọclịchsử trở thành một yêu cầu quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc bộ môn. Việc sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọc
lịch sử sẽ góp phần không nhỏ cho GV trong việc thực hiện hướng đổi mới này.
1.1.5. Quan niệm về tàiliệuvănhọc và mối quan hệ giữa vănhọc với lịchsử
1.1.5.1. Quan niệm về tàiliệuvănhọc
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi thì tác phẩm vănhọc là công trình nghệ thuật ngôn từ, do cá nhân hoặc tập thể sáng
tạo, phản ánh bằng hình tượng cuộc sống con người, biểu hiện tâm sự, tình cảm, thái độ của
chủ thể trước thực tại.
1.1.5.2. Các loại tàiliệuvănhọcTrongdạyhọclịchsử ở trường phổ thông, GV có thể sửdụng các loại tàiliệuvănhọc
chủ yếu sau:
_ Các tác phẩm vănhọc dân gian
_ Các tác phẩm vănhọc xuất hiện vào thời kì diễn ra các sự kiện lịchsử và phản ánh sự
kiện ấy bằng hình tượng vănhọc
_ Tiểu thuyết lịch sử, truyện thơ lịch sử, kịch lịch sử:
_ Kí sự, hồi kí của các nhân vật hoặc nhân chứng lịch sử:
1.1.5.3. Mối quan hệ giữa kiến thức vănhọc với kiến thức lịchsử
Chúng ta đều biết, đối tượng nghiên cứu của Vănhọc cũng như Sửhọc đều là Con
người, những vấn đề xã hội…. Vănhọc ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi
những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đả kích, lên án cái xấu
của họ thì Lịchsử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (Nhân vật Lịch
sử) và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước.
Bất cứ một nền vănhọc nào cũng không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh chính trị, đấu
tranh kinh tế của xã hội mà nó còn phục vụ cho một đường lối chính trị, kinh tế nhất định.
Tóm lại, kiến thức vănhọc không chỉ là tàiliệu để minh hoạ cho kiến thức lịch sử, làm cho
bài họclịchsử thêm sinh động mà nó còn có tác dụng giáo dưỡng, giáo dục, phát triển góp phần
nâng cao chất lượng dạy – họclịch sử.
1.1.6. Quan niệm về hứngthútrongdạyhọc
_ Quan niệm về hứng thú:
Theo nhà tâm lí học người Nga A.G Côvaliốp trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” thì “Hứng thú
là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do
sự hấp dẫn về tình cảm của nó” [2, tr 228].
Theo tác giả Trần Trọng Thủy thì hứngthú là thể hiện xúc cảm của những nhu cầu nhận
thức ở người.
Như vậy, theo chúng tôi: hứngthú là một trạng thái tâm lý phức tạp, phản ánh nhiều
giai đoạn từ đơn lẻ tới tổ hợp nhiều quá trình tâm lý của con người. Hứngthú là một thái độ
đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống lại vừa có
khả năng mang lại cho nó một khoái cảm.
_ Quan niệm về hứngthúhọc tập:
Hứngthúhọctập là loại hứngthú gắn với các môn họctrong nhà trường, nó là thái độ
đặc biệt của HS với môn học mà HS thấy có ý nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm trong
quá trình họctập bộ môn.
+ Quan niệm về hứngthúhọctậplịch sử:
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên có đưa
ra khái niệm như sau: “Hứng thúhọctậplịchsử là một thái độ say mê tự giác tích cực đặc
biệt của cá nhân đối với nội dunglịchsử cụ thể” [30, tr16].
1.1.7. Ý nghĩa của việc sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthúhọctậpchohọcsinh
trong dạyhọclịchsửViệtNam
- Về mặt kiến thức: Nó góp phần cụ thể hóa kiến thức lịchsửtrong SGK mà HS cần thu
nhận.
- Về thái độ, tình cảm:
Định hướng lập trườngtư tưởng chính trị cho HS.
Giáo dục thẩm mĩ cho HS.
Rèn luyện cho HS tinh thần chuyên cần, hăng say, chủ động, tích cực làm việc.
- Về kĩ năng:
Phát triển các thao tác tư duy cho HS: quan sát, tri giác, vận động trí tưởng tượng, nhận
xét, đánh giá khách, tư duy lôgic, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, tìm ra quy luật, rút ra
bài họclịch sử.
Phát triển kỹ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu…
Giúp HS nhận thức đúng đắn tri thức lịch sử, bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm vững
quy luật và sựvận động của lịch sử, có cái nhìn biện chứng về các vấn đề lịchsử quá khứ,
hiện tại, tương lai.
Kĩ năng đọc sách, đánh dấu và ghi nhớ tài liệu, kỹ năng diễn đạt, lối hành văn của các em
sẽ dần trở nên thuần thục hơn.
1.2. Cơsở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn việc dạyhọclịchsử ở trườngtrunghọccơsởtỉnhYênBái
Qua tìm hiểu ban đầu, chúng tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy và học môn lịchsử ở
tỉnh YênBái hiện nay đã quá chú tâm vào tính thuộc bài, theo kiểu học vẹt, thiếu không gian
tư duy. Hơn nữa, môn Lịchsử lâu nay vẫn được xem là môn phụ, thường được thay thế
cho môn ngoại ngữ đối với HS vùng nông thôn, miền núi nên cách dạy của các GV lại vẫn
theo điệp khúc: thầy đọc, trò chép. Tình trạng "học chay" và "dạy chay" diễn ra đều đặn. Các
GV chưa bố trí được cho HS xem phim về lịch sử, hướng dẫn các em tìm đến những cổng
thông tin chứa tưliệu tham khảo, cũng chưa thực sự quan tâm tổ chức cho HS tham gia các
hoạt động ngoại khóa như các buổi dạ hội lịch sử, kể chuyện lịch sử, tham quan bảo tàng, các
địa danh lịchsử Ngay cả môn lịchsử địa phương đã quy định trong chương trình cũng
không mấy trường thực hiện được.
Về phía HS, do xác định là môn phụ, môn thay thế nên có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử.
Các em không quan tâm, không ham, không say mê, thiếu đầu tư cả về thời gian và công sức
học tập. Ngoài SGK ra, các em không có thêm một tàiliệu tham khảo hoặc nếu có được GV
giới thiệu nguồn thì các em cũng không có tiền mua hoặc không chịu mua.
1.2.2. Thực tiễn việc sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthúhọctậpchohọcsinh
trong dạyhọclịchsửViệtNam giai đoạn 1919đến1945lớp9,trườngtrunghọccơsở
tỉnh YênBáiTrong quá trình dạy – họclịch sử, GV và HS cũng đã cósửdụngtàiliệuvănhọc nhưng
việc làm đó chưa thường xuyên, còn lúng túng trong các khâu sưu tầm, lựa chọn, phương
pháp sử dụng. Mà nếu cósửdụng thì GV chỉ sửdụngtàiliệuvănhọctrong giờ nội khóa và
chỉ dừng ở mức độ minh họa chứ chưa xem đây là nguồn nhận thức. Bên cạnh đó, đa số GV
còn chưa chú trọng đầu tư thời gian, công sức cho việc sưu tầm, lựa chọn; chưa chú ý tới việc
hướng dẫn HS làm việc với nguồn tàiliệuvănhọc một cách có hiệu quả.
Tàiliệu tham khảo phục vụ cho việc dạy – học môn lịchsửtrong các nhà trường còn
thiếu. GV mới chỉ dừng ở việc sửdụng SGK, SGV.
Đa số HS chưa thực sựhứngthú với việc họctập bộ môn lịch sử, điều này do nhiều
nguyên nhân đưa lại, trong đó có nguyên nhân từ việc sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọc
lịch sử của GV còn sơ sài, chiếu lệ, thiếu hấp dẫn, tàiliệuhọctập ít; các em không có điều
kiện tiếp cận với nguồn tàiliệu ngoài SGK hoặc nếu có điều kiện thì lại lúng túng, không biết
tiếp cận theo hướng nào, sửdụng bằng phương pháp nào để có kết quả họctập tốt nhất.
Quá trình học ở nhà, đa số HS chỉ học thuộc lòng những điều đã được thầy côcho ghi
chép ở trên lớp, lại ít được GV hướng dẫn sưu tầm, tìm hiểu tàiliệuvănhọc thông qua hệ
thống bài tập, các hoạt động ngoại khóa… nên các em thiếu hứng thú, động cơ, thái độ học
tập môn lịchsử dẫn đến kết quả họctập chưa cao.
Kết luận chƣơng 1
Tóm lại, trong nghiên cứu và dạyhọclịchsử ở trường phổ thông, việc lựa chọn, sửdụng
tài liệuvănhọccó ý nghĩa và vai trò quan trọng để hiểu sâu sắc hơn về lịchsử dân tộc. Việc
nghiên cứu, sửdụngtàiliệuvănhọc không chỉ giúp làm phong phú kiến thức, cụ thể hoá kiến
thức lịchsử đang học; nhằmtạocho HS có biểu tượng rõ ràng, cụ thể; tăng thêm tínhsinh
động, gợi cảm của bài giảng và tạohứngthúcho việc họctập của các em mà còn góp phần
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và phát triển năng lực tư duy cho HS.
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thực tiễn của việc
sử dụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử dân tộc. Trên tinh thần khách quan, khoa học,
trung thực, chúng tôi ghi nhận những mặt tích cực, tiến bộ đã đạt được và cũng chỉ ra những
mặt còn hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Qua đó, chúng tôi nhận thấy việc sửdụngtàiliệu
văn họctrongdạyhọclịchsử ở tỉnhYênBái hiện nay còn hạn chế, mang tính hình thức. GV
chưa lựa chọn, xác định được nguồn tài liệu, khi sửdụng thì chủ yếu dùng để minh hoạ bài
giảng chứ chưa xem đây là nguồn cung cấp kiến thức, khắc sâu kiến thức cho HS. Vì vậy, cần
thiết phải lựa chọn được nguồn tàiliệuvăn học, tìm ra các nguyên tắc và biện pháp sửdụng
chúng nhằmtạo ra hứngthúhọctậpcho HS, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải quyết ở chương 2
CHƢƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP SỬDỤNGTÀILIỆUVĂNHỌCNHẰMTẠOHỨNGTHÚHỌCTẬPCHOHỌCSINH
TRONG DẠYHỌCLỊCHSỬVIỆTNAMTỪ1919ĐẾN1945
LỚP 9, TRƢỜNG TRUNGHỌCCƠSỞTỈNHYÊN BÁI.
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
2.1. Mục tiêu và nội dungcơ bản của lịchsửViệtNamtừ1919đến1945 ở trƣờng trung
học cơsở
2.1.1. Mục tiêu
Nội dung phần lịchsửViệtNamtừ1919đến1945 là những sự kiện lịchsử tiêu biểu
phác họa các bước phát triển chủ yếu của lịchsử dân tộc qua các thời kì. Bởi vậy, trong quá
trình học tập, HS phải nắm được mối liên hệ giữa lịchsử dân tộc và lịchsử thế giới; nhận
thức rõ vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân tronglịch sử; nêu rõ nguyên nhân, động lực
tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử… Qua đó mà hình thành cho HS
những kỹ năng họctập cần thiết như biết xem xét các sự kiện lịchsửtrong các quan hệ không
gian, thời gian; biết cách làm việc với SGK, các nguồn sử liệu; phát triển các thao tác tư duy
cần thiết đối với việc họctậplịchsử như: so sánh, tổng hợp, phân tích, vậndụng kiến thức để
đặt vấn đề, để vậndụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và tiếp thu kiến thức mới…
Mặt khác, thông qua việc dạyhọc khóa trình lịchsử này, GV bồi dưỡng cho HS tình cảm, tư
tưởng, thái độ đúng đắn như tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết trân
trọng quá khứ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào
chủ nghĩa xã hội và sự thắng lợi trong công cuộc đổi mới đất nước; xây đắp những phẩm chất
cần thiết cho công dân như thái độ, trách nhiệm đối với cộng đồng, tôn trọng pháp luật, đoàn
kết dân tộc, đoàn kết quốc tế…
2.1.2. Nội dung kiến thức cơ bản
Phần lịchsửViệtNam (1919 – 1945) trong sách giáo khoa lịchsửlớp 9 được trình bày
trong 3 chương với 10 bài. Cụ thể:
Chương I: ViệtNamtrong những năm1919 – 1930
Chương II: ViệtNamtrong những năm 1930 – 1939
Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm1945
Giai đoạn lịchsử1919 – 1930:
- Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp ở ViệtNam sau chiến tranh
thế giới thứ nhất và tình hình phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam.
- Ảnh hưởng của tình hình thế giới đối với cách mạng Việt Nam.
- Bước ngoặt trong hoạt động tìm đường cứu nước và việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị,
tổ chức chosự thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng ViệtNam trước khi Đảng Cộng sản ra
đời.
Giai đoạn lịchsử 1930 – 1939:
- Đứng trước yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã
thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản ViệtNam (2/1930) và tháng 10/1930
đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịchsử to lớn đối
với cách mạng nước ta.
Phong trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng – phong trào cách mạng 1930
– 1931, với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh và cuộc đấu tranh để phục hồi phong trào (1932
– 1935).
- Khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, tiếp thu đường lối của Quốc tế
Cộng sản, Đảng ta đã phát động quần chúng tiến hành cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939)
sôi nổi, rộng khắp. Cuộc đấu tranh này đã có ý nghĩa và để lại nhiều bàihọc kinh nghiệm quý
báu cho Cách mạng tháng Tám sau này.
Giai đoạn lịchsử 1939 – 1945:
- Những biến chuyển của tình hình thế giới và Đông Dương nói chung, ViệtNam nói
riêng từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Một số cuộc nổi dậy mở đầu thời kì đấu
tranh mới (khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương).
- Mặt trận Việt Minh ra đời và công tác chuẩn bị lực lượng cách mạng của Đảng. Cao trào
kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
- Cách mạng tháng Tám: thời cơ, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
2.2. Các tàiliệuvănhọccó thể khai thác sửdụngtrongdạyhọclịchsửViệtNamtừ
1919đến1945lớp9, trƣờng trunghọccơsở
Bảng 2.1. Thống kê những tàiliệuvănhọcBÀIHỌCLỊCHSỬ
NHỮNG TÁC PHẨM VĂNHỌCCÓ THỂ KHAI THÁC
Bài 14: ViệtNam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất.
- Dân ca thời Pháp thuộc.
- Tác phẩm: “ Á tế Á ca”
- Phan Bội Châu: Hải ngoại huyết thư
- Nguyễn Ái Quốc: Bản án chế độ Thực dân Pháp.
Bài 15: Phong trào cách
mạng ViệtNam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất
(1919 - 1925)
- Thơ văn của đội ngũ trí thức cách mạng
- Tác phẩm của Tố Hữu: Phạm Hồng Thái
- Tác phẩm “Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn”
Bài 16: Hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc ở nước
ngoài trong những năm
1919 – 1925
- Nguyễn Ái Quốc: Bản án chế độ Thực dân Pháp
- Chế Lan Viên: Người đi tìm hình của nước.
Bài 17: Cách mạng Việt
Nam trước khi Đảng Cộng
sản ra đời
- Nguyễn Ái Quốc: Bản án chế độ thực dân Pháp
- Phan Bội Châu: Văn tế Nguyễn Thái Học
Bài 18: Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời
- Nguyễn Ái Quốc: Đường cách mệnh
- Chế Lan Viên: Kết nạp Đảng trên quê mẹ.
- Tố Hữu: Ba mươi năm đời ta có Đảng.
Bài 19: Phong trào cách
mạng trong những năm
1930 – 1935
- Nguyễn Thế Vỹ: Nhìn lại phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh.
Bài 20: Cuộc vận động dân
chủ trong những năm 1936
– 1939
- Ngô Tất Tố: Tắt đèn.
- Tố Hữu: Hãy đứngdậy
Bài 21: ViệtNamtrong
những năm 1939 – 1945
- Ca dao dân ca thời Pháp – Nhật thuộc
- Ngô Tất Tố: Làm no, Họ vẫn ăn vào cái xác chết.
- Nam Cao: Chí Phèo.
- Tố Hữu: Đói đói.
Bài 22: Cao trào cách mạng
tiến tới tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm1945
- Kim Lân: Vợ nhặt
- Tố Hữu: Bà má Hậu Giang, Quyết hy sinh,
- Hồ Chí Minh: Nhật kí trongtù
Bài 23: Tổng khởi nghĩa
tháng Tám năm1945 và sự
thành lập nước ViệtNam
Dân chủ Cộng hoà
- Tố Hữu: Hồ Chí Minh, Giết giặc, Sáng mùng 2 tháng 9.
- Hồ Chí Minh: Tuyên ngôn độc lập
2.3. Những yêu cầu khi sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthúhọctậpchohọcsinh
trong dạyhọclịchsửViệtNamtừ1919đến1945lớp9, trƣờng trunghọccơsởtỉnhYên
Bái
2.3.1. Đáp ứng mục tiêu dạyhọc
2.3.2. Đảm bảo nguyên tắc liên môn
2.3.3. Tạo được hứngthúhọctậpcho HS trong quá trình họctập
2.3.4. Kết hợp nhuần nhuyễn các con đường, biện pháp, thao tác sư phạm
2.4. Các biện pháp sửdụngtàiliệuvănhọcnhằmtạohứngthúhọctậpchohọcsinh
trong dạyhọclịchsửViệtNamtừ1919đến1945lớp9, trƣờng trunghọccơsởtỉnhYên
Bái
2.4.1. Trong giờ nội khóa
2.4.1.1. Dùngtàiliệuvănhọc để minh hoạ chobài giảng
Với phương pháp này, GV đưa vào bài giảng một đoạn văn, đoạn thơ ngắn nhằm minh
họa cho những sự kiện đang học, làm cho nội dungbàihọc thêm phong phú, giờ học trở nên
sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn HS. Từ đó khơi dậy niềm đam mê, hứngthúhọctậptrong các
em, góp phần làm cho hiệu quả dạy – học được nâng cao.
2.4.1.2. Dùngtàiliệuvănhọc để cụ thể hoá sự kiện, nêu kết luận khái quát
Trongdạyhọclịchsửcó những sự kiện, hiện tượng phức tạp, nếu GV dùng lí luận để giải
thích thì HS sẽ khó tiếp thu. Trongtrường hợp này, GV có thể dùng một đoạn văn, đoạn thơ
ngắn, súc tích để giúp các em nhận thức sự kiện đó một cách cụ thể.
2.4.1.3. Sửdụngtàiliệuvănhọc kết hợp với đồ dùng trực quan
- Sửdụngtàiliệuvănhọc kết hợp với tranh ảnh, chân dung nhân vật, phim.
- Sửdụngtàiliệuvănhọc kết hợp với mô hình công cụ lao động, vũ khí.
- Sửdụngtàiliệuvănhọc kết hợp với bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
2.4.1.4. Sửdụngtàiliệuvănhọc để tổ chức cho HS thảo luận
Trongdạyhọclịch sử, việc sửdụngtàiliệuvănhọc để tổ chức thảo luận mang ý nghĩa
thúc đẩysự quan tâm lẫn nhau tronghọc tập, tạo động cơ và kích thích thái độ họctập của
mỗi cá nhân và tập thể, giúp HS hiểu và tự đánh giá bản thân. Quá trình thảo luận đạt hiệu
quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào khả năng tổ chức lớphọc linh hoạt, sáng tạotừ phía GV.
Có thể tổ chức thảo luận bằng cách chia lớp thành các nhóm, cung cấp cho HS đoạn tàiliệu
văn học và câu hỏi thảo luận. Dựa vào đó, các thành viên trong các nhóm thảo luận để thống
nhất ý kiến, ghi vào giấy nộp cho GV hoặc trình bày trước lớp.
2.4.1.5. Sửdụngtàiliệuvănhọc để xây dựng các bàitập nhận thức cho HS
Đối với giờ họclịchsử nội khóa, việc đặt ra câu hỏi, bàitập trên cơsởtàiliệuvănhọccó
thể nêu ra vào đầu giờ học hoặc trước mỗi mục nhằmtậptrungsự chú ý của học sinh, hoặc ra
bài tập về nhà. Câu hỏi phải mang tính chất là một bàitập nhận thức, tậptrung vào những nội
dung cơ bản của bài học.
2.4.1.6. Sửdụngtàiliệuvănhọctrong kiểm tra, đánh giá kết quả họctập của HS
Sửdụngtàiliệuvănhọctrong kiểm tra, đánh giá về kiến thức lịchsửcó thể tiến hành
bằng hai hình thức:
- Kiểm tra miệng:
- Kiểm tra viết
Kiểm tra, đánh giá thường được tiến hành dưới dạng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm
khách quan. Mỗi hình thức kiểm tra đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên GV phải kết
hợp chúng với tỷ lệ hợp lý trong một bài kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra một tiết và kiểm tra
học kì.
2.4.1.7. Hướng dẫn họcsinhtự đọc tàiliệuvănhọc ở nhà
Sau khi hướng dẫn HS tìm được nguồn tài liệu, GV tiếp tục hướng dẫn cụ thể những nội
dung cần đọc, cần khoanh vùng. Đối với phần này, ta có thể chia HS ra thành các nhóm nhỏ,
mỗi nhóm sẽ được giao một nhiệm vụ cụ thể trong thời gian nhất định. Các em sẽ đọc các tài
liệu và tóm tắt, chắt lọc rồi ghi chép lại dưới dạng một tiểu luận. Sau đó GV phải sát sao kiểm
tra, đánh giá và động viên kịp thời để HS tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
2.4.2. Sửdụngtàiliệuvănhọctrong các hình thức hoạt động ngoại khoá
2.4.2.1. Sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử thông qua hình thức kể chuyện
Đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ tiến hành (có thể tiến hành trên lớp hoặc trong hoạt
động ngoại khóa) và có tác dụng giáo dục cao. Khi kể chuyện, GV cần lưu ý lựa chọn chuyện
đúng với chủ đề bài học, không sa đà vào các chi tiết hư cấu, giật gân, đảm bảo đúng quan điểm,
[...]... nay - Làm cơsở để xem xét lại nguyên tắc xây dựng các biện pháp sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsửViệtNam đã nêu - Làm cơsởcho việc khái quát – lý luận mang tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của việc sử dụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử Việt Nam ở trường THPT nói chung 2.5.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm - Tổ chức dạyhọc thực nghiệm cóso sánh đối chứng kết... Sửdụngtàiliệu để làm gì?”, Sửdụngcho đơn vị kiến thức nào?”, “Vì sao phải sử dụng? ”, “hình thức sửdụng như thế nào?”… Đây là cách làm thể hiện tính khoa học và cũng là thể hiện ý thức trách nhiệm của GV khi giảng dạylịchsử dân tộc - Qua nghiên cứu cơsở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã bước đầu đưa ra 6 biện pháp sử dụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử nhằm tạohứngthúcho HS trong. .. giai đoạn 1919 – 1945 Qua đó để xác nhận cơsở trên là đúng, GV cần phải thực hiện trongdạyhọclịchsử ở trường THCS - Bổ sung, làm phong phú, cụ thể hơn nhận thức về lý luận, phát huy kết quả và kinh nghiệm từ thực tiễn dạyhọclịchsử ở trường THCS Đồng thời, góp phần khắc phục những thiếu sót của quá trình sử dụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử Việt Nam ở trường THCS tỉnhYênBái hiện nay... trò, tác dụng của tàiliệuvănhọctrongdạyhọclịch sử, cải tiến phương pháp dạyhọclịchsử thông qua các buổi tập huấn, họctập chuyên đề của nhà trường, các cụm trường Hai là, bản thân người GV phải chịu khó đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm tài liệu, sắp xếp thành hệ thống theo từng tiết học, từng chương, từng phần phù hợp với nội dung và kiến thức cơ bản trong SGK Mỗi đoạn tàiliệu nên... tiến trình dạyhọc các bài thực nghiệm làm cơsở để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đề tài nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc bộ môn lịchsửchotỉnhYênBái - Đánh giá hiệu quả của việc sử dụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử 2.5.3.Đối tượng, địa bàn trườnghọc và giáo viên thực nghiệm sư phạm Do phạm vi mà đề tài giới hạn nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở ba trường thuộc... nghiệm đã thật sựtạo ra được sựhứngthúhọc tập, bài giảng chẳng những không nặng nề mà trái lại làm cho HS hết sức thoải mái khi tiếp cận với nguồn tàiliệu liên quan trực tiếp đến nội dungbàihọc Vì vậy, các em rất tích cực chủ động trong lĩnh hội kiến thức - Các ý kiến của GV cũng cho rằng, tài liệuvănhọcsửdụngtrongdạyhọclịchsử Việt Namcó tác dụng rõ rệt đối với họcsinh trên cả 3 mặt:... - Sửdụngtàiliệuvănhọctrongdạyhọclịchsử sẽ cung cấp cho HS những hiểu biết sinh động, cụ thể về lịchsử dân tộc; giúp các em hiểu được mối quan hệ qua lại mật thiết giữa vănhọc với lịch sử; làm chobài giảng lịchsử trở nên gần gũi, có sức hấp dẫn, thuyết phục, gây hứngthú và kích thích sự yêu thích của các em đối với môn họcTừsự yêu thích đó, HS sẽ tích cực tìm tòi những kiến thức lịch. .. Hứngthúhọctập tâm lý học và biện pháp hình thành Luận văn thạc sĩ, Đại họcSư phạm Hà Nội 26 Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, Trần Văn Cƣờng, (2006), Hệ thống các phương pháp dạyhọclịchsử ở trường THCS Nxb Đại họcSư phạm, Hà Nội 27 Trần Vĩnh Tƣờng (2003), Hệ thống bàitập nhận thức trongdạyhọclịchsử ở trườngtrunghọc phổ thông Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 28 Lê Văn. .. biến; GV lịchsử nào cũng có thể làm được, phải làm trongdạyhọclịchsửViệtNam và có thể áp dụng rộng rãi trongdạyhọclịchsử hiện nay ở trường THCS trên địa bàn tỉnhYênBái 2.5.5.2 Tổng hợp ý kiến GV thực nghiệm - Các GV thực nghiệm đều khẳng định tàiliệuvănhọc đưa vào bài thực nghiệm là vừa đủ, không ôm đồm, không dàn trải, không làm nặng nề giờ học Các biện pháp sư phạm thể hiện trong thực... họcsinhnắm vững kiến thức trongdạyhọclịchsử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (172), tr 25 11 Phan Cự Đệ (2000), VănhọcViệtNam (1900 -1945) Nxb Giáo dục, Hà Nội 12 Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý họcsư phạm Nxb Thế giới, Hà Nội 13 Tố Hữu (1998), Từ ấy Nxb Văn học, Hà Nội 14 I.F Kharlamốp (1979), Phát huy tính tích cực họctập của họcsinh . Sử dụng tài liệu văn học nhằm tạo hứng thú
học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử
Việt Nam từ năm 1919 đến 1945 lớp 9, trường
trung học cơ sở tỉnh. PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC
NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1945
LỚP 9, TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH