1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đối chiếu thuật ngữ toán học thông dụng tiếng anh và tiếng việt

143 987 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THU LỆ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN Huế, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Lệ Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học khoa học Huế, Phòng nghiên cứu đối ngoại – sau đại học cùng tất cả các quý thầy cô giáo bộ môn đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo – TS. Trương Thị Nhàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, tổ Tâm lý – Anh văn, bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Do khả năng còn hạn chế của bản thân, mặc dù đã có cố gắng rất nhiều trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn, song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Trân trọng biết ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Lệ MỤC LỤC Trang - Trang phụ bìa - Lời cam đoan - Lời cảm ơn - Mục lục - Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1. Lý do ch n t iọ đề à 1 2. L ch s nghiên c u v n ị ử ứ ấ đề 2 3. M c ích nghiên c uụ đ ứ 3 4. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 4 5. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 4 6. Ý ngh a khoa h c v th c ti n c a t iĩ ọ à ự ễ ủ đề à 5 7. B c c lu n v nố ụ ậ ă 6 CHƯƠNG 1 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. T V NG VÀ CÁC N V T V NGỪ Ự ĐƠ Ị Ừ Ự 7 1.1.1. Từ vựng 7 1.1.2. Các đơn vị từ vựng 9 1.2. THU T NGẬ Ữ 18 1.2.1. Khái niệm thuật ngữ 18 1.2.2. Cấu tạo thuật ngữ 20 1.2.3 Đặc trưng của thuật ngữ 20 1.2.4. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới 24 1.2.5. Những nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam 25 1.3. THU T NG TOÁN H C THÔNG D NGẬ Ữ Ọ Ụ 28 CHƯƠNG 2 32 ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG 32 TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 32 2.1. C I M C A THU T NG TOÁN H C THÔNG D NG TI NG ANHĐẶ Đ Ể Ủ Ậ Ữ Ọ Ụ Ế . 32 2.1.1. Về cấu tạo 32 2.1.2. Về ngữ nghĩa 43 2.2. C I M C A THU T NG TOÁN H C THÔNG D NG TI NG VI TĐẶ Đ Ể Ủ Ậ Ữ Ọ Ụ Ế Ệ . 50 2.2.1. Về cấu tạo 50 2.2.2. Về ngữ nghĩa 55 CHƯƠNG 3 61 ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG 61 TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 61 3.1. NH NG I M T NG NGỮ Đ Ể ƯƠ ĐỒ 62 3.1.1. Về cấu tạo 62 3.1.2. Về ngữ nghĩa 67 3.2. NH NG I M KHÁC BI TỮ Đ Ể Ệ 67 3.2.1. Về cấu tạo 67 3.2.2. Về ngữ nghĩa 73 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tiền tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh 34 2.2 Hậu tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh 35 2.3 Song tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh 35 2.4 Thuật ngữ đơn có yếu tố phái sinh 39 2.5 Thuật ngữ phức có hai thành tố 41 2.6 Phân loại thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh theo trường nghĩa 45 2.7 Phân loại thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh theo kiểu nghĩa 49 2.8 Bán phụ tố trong thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt 50 2.9 Các hình thức cấu tạo của thuật ngữ phức 53 2.10 Phân loại thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt theo trường nghĩa 55 2.11 Kiểu nghĩa của thuật ngữ phức tiếng Việt 57 3.1 Đối chiếu các thuật ngữ phân chia theo cấu tạo 70 3.2 Đối chiếu các thuật ngữ phân chia theo trường nghĩa 72 3.3 Đối chiếu các thuật ngữ phân chia theo kiểu nghĩa 74 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp hóa sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Trong bối cảnh ấy, mọi quốc gia dều rất cần những công dân có năng lực, năng động, sáng tạo và đặc biệt có khả năng thu nhận và xử lý kịp thời, hiệu quả những thông tin cần thiết trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển của thời đại. Ở Việt Nam, sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Chính vì vậy, trước những yêu cầu đó, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải có những chiến lược phát triển mới, có nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn và điều đó cần phải được bắt đầu từ việc biên soạn giáo trình, từ điển phù hợp nhằm phục vụ yêu cầu đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Việc nghiên cứu và sử dụng một cách chuẩn xác hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng trong tiếng Anh và tiếng Việt đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp cho các nhà chuyên môn, những người học, những người nghiên cứu và ứng dụng lĩnh vực này vào thực tiễn nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đem lại lợi ích không chỉ cho riêng bản thân mà còn phục vụ một cách hữu ích cho sự phát triển chung của đất nước. Hiện nay, ở các trường Đại học và Cao đẳng đang có nhu cầu dạy học ngoại ngữ chuyên ngành nói chung và thuật ngữ Toán học thông dụng nói 2 riêng. Thuật ngữ Toán học thông dụng có tầm quan trọng rất lớn trong chương trình đào tạo. Nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt sẽ góp phần đóng góp rất ý nghĩa cho việc dạy học cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Toán học. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thuật ngữ nói chung và hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng nói riêng là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức rộng lớn và phức tạp. Cùng với các vấn đề liên quan đến sự hình thành thuật ngữ, các phương thức tiếp nhận thuật ngữ thông qua sự vay mượn và chuyển dịch, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ và thuật ngữ Toán học được xuất bản ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy những công trình đi sâu nghiên cứu đối chiếu về đặc điểm của hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số công trình về ngôn ngữ học đối chiếu nói chung và về nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ nói riêng như: Bùi Mạnh Hùng, (2009), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục [23]; Trần Hữu Mạnh, (2007), Ngôn ngữ học đối chiếu cú pháp tiếng Anh – tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [32]; PGS.TS. Trần Văn Phước, Tập đề cương bài giảng Đối chiếu cấu trúc cú pháp tiếng Anh – tiếng Việt, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế [39]; Lê Quang Thiêm, (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội [44]; Ngô Thúc Lanh – Đoàn Quỳnh – Nguyễn Đình Trí, (2001), Từ điển Toán học thông dụng, Nxb Giáo dục [27]; Trịnh Đình Hải, (2008), Nghiên cứu hệ thống thuật ngữ công nghệ thông tin trong tiếng Anh và vấn đề chuyển dịch sang tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa 3 học, Trường Đại học khoa học Huế [18]; Phạm Thị Hồng Hạnh, (2012), Đối chiếu hệ thống thuật ngữ Âm nhạc trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [19]; Nghiêm Thị Thu Hoài, (2012), Đối chiếu hệ thống thuật ngữ thể thao trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [20]; Vương Cẩm Hồng, (2008), Đối sánh hệ thống thuật ngữ tài chính ngân hàng trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [22]; Nguyễn Đình Trương Nguyễn, (2013), Đối chiếu thuật ngữ y học trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [34]; Nguyễn Thị Kim Oanh, (2012), Đặc điểm của thuật ngữ ngoại giao trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [37]; Trần Thị Thu Vân, (2007), Đối sánh hệ thống thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Huế [49]. Tất cả những nghiên cứu trên đều là cơ sở để giúp chúng tôi triển khai đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu đối chiếu để làm sáng tỏ những đặc điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ thông thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó rút ra nhận xét để có những đề xuất nhằm giúp cho việc dạy và học thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời sẽ có ích cho việc biên soạn giáo trình chuyên ngành này trong các trường Đại học và Cao đẳng. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt trên các mặt cấu tạo và ngữ nghĩa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt qua các từ điển: Ngô Thúc Lanh – Đoàn Quỳnh – Nguyễn Đình Trí, 2001, Từ điển Toán học thông dụng, Nxb Giáo dục [27]; Phan Đức Chính, Lê Minh Khanh, Nguyễn Tấn Lập, Lê Đình Thịnh, Nguyễn Công Thúy, Nguyễn Bác Văn (1976), Từ điển Toán học Anh – Việt, Nxb KH và KT (khoảng 17 000 từ) [9] và có tham khảo một số từ điển khác. Ngoài những nguồn tư liệu đã được đề cập trên, chúng tôi cũng có tham khảo một số trang web có liên quan đến hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được một cách có hiệu quả mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã vận dụng các kiến thức và phương pháp của ngôn ngữ học hiện đại, sử dụng các phương pháp đối chiếu ngôn ngữ học, các thủ pháp đối chiếu và một số phương pháp bổ trợ khác để xác định các lĩnh vực đối chiếu, miêu tả các lĩnh vực đó và so sánh, đối chiếu. - Phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ học: Phương pháp này được áp dụng để xác định diện đối chiếu và so sánh đối chiếu. Trong đó chúng tôi sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa để thống kê, tính toán các số liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó để so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt. [...]... Chương 2: Đặc điểm của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt Trình bày những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt Chương 3: Đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt Đối chiếu những đặc điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt Từ đó đưa ra một... trong Toán học phổ thông và Toán học đại học (hai, ba, năm đầu không kể các chuyên đề)" [27, tr.3] Từ đó, chúng tôi xác định thuật ngữ Toán học thông dụng là những từ, những ngữ định danh để gọi tên các khái niệm… thuộc về lĩnh vực Toán học phổ thông và Toán học đại học (hai, ba năm đầu không kể các chuyên đề) Đối với thuật ngữ tiếng Việt, chúng tôi dựa vào cách xác định thuật ngữ Toán học thông dụng. .. khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thuật ngữ nói chung và thuật ngữ Toán học thông dụng nói riêng - Về mặt thực tiễn: Góp phần nghiên cứu, giảng dạy, đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng Anh – Việt và phục vụ cho công tác giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành 6 Chúng tôi hy vọng luận văn này sẽ giúp ích thiết thực cho việc dạy và học tiếng Anh. .. Ngô Thúc Lanh – Đoàn Quỳnh – Nguyễn Đình Trí Các tiêu chí để chúng tôi lựa chọn phân tích và so sánh đối chiếu là những 29 thuật ngữ Toán học thông dụng cốt lõi, được in bằng chữ in hoa đậm trong từ điển này Đối với thuật ngữ tiếng Anh, chúng tôi dựa vào từ điển Anh – Việt (khoảng 17 000 từ) của nhà xuất bản KH và KT (1976) để trên cơ sở đó lựa chọn các thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh tương... thống thuật ngữ khác nhau, vì thế chúng có đặc thù riêng Chẳng hạn, trong sinh học và y học, thuật ngữ mang tính nước đôi (những đồ vật, hiện tượng cần được miêu tả bằng thuật ngữ được gọi tên bằng các từ La Tinh tương ứng với các thuật ngữ bằng ngôn ngữ văn học) Ngược lại trong hoá học, thuật ngữ mang tính quốc tế, được xây dựng trên cơ sở tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp Thuật ngữ toán học và vật lý học, ... và hi-đrô” khác với NƯỚC trong nước mắt, nước dãi, nước bọt, nước tiểu, mỡ nước, nước phở, nước xốt, nước mắm, nước mưa, nước ao 1.3 THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG Khi trình bày về khái niệm thuật ngữ Toán học thông dụng, các tác giả Ngô Thúc Lanh - Đoàn Quỳnh - Nguyễn Đình Trí đã giải thích: "Cuốn từ điển Toán học thông dụng này nhằm mục đích định nghĩa và giải thích các thuật ngữ Toán học thông dụng. .. của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng [17, tr.270] Từ quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp, chúng tôi xác định có hai loại thuật ngữ là thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức 20 1.2.2 Cấu tạo thuật ngữ 1.2.2.1 Thuật ngữ đơn Thuật ngữ đơn là những thuật ngữ được cấu tạo bởi một từ độc lập, tức là chỉ có một yếu tố mang nghĩa 1.2.2.2 Thuật ngữ phức Thuật ngữ phức hay còn gọi là ngữ. .. dùng thuật 26 ngữ khoa học tháng 5/1965 ) Một Hội đồng Thuật ngữ - Từ điển khoa học do GS Nguyễn khánh Toàn là Chủ tịch đã ra đời Vào tháng 6/1966, Viện Khoa học Xã hội nhân văn (tiền thân của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam) đã công bố áp dụng tạm thời bản “Quy tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài (gốc Ấn -Âu) ra tiếng Việt Rất nhiều nhà ngữ học Việt Nam đã đi sâu vào nghiên cứu bản chất của thuật. .. dụng trong tiếng Anh để đối chiếu với tiếng Việt - Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp: Thủ pháp này được áp dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ Từ đó, tìm ra các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ Toán học thông dụng, các mô hình cấu tạo của chúng và các quy luật cấu tạo nên những thuật ngữ này - Thủ pháp trường nghĩa: Áp dụng lí thuyết... Giáp và đề xuất gọi tên các thuật ngữ có cấu tạo là từ tức là có một yếu tố mang nghĩa (một hình vị) là những thuật ngữ đơn, còn các thuật ngữ có cấu tạo là ngữ định danh tức là có từ hai từ trở lên là những thuật ngữ phức 1.2 THUẬT NGỮ 1.2.1 Khái niệm thuật ngữ Mặc dù vấn đề thuật ngữ đã được quan tâm từ rất lâu, nhưng phải tới thế kỷ XX, thuật ngữ học mới thực sự khẳng định như một ngành khoa học . tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 3: Đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt Đối chiếu những đặc điểm tương đồng và khác. tài Đối chiếu thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thuật ngữ nói chung và hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng. lý thuyết về thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Chương 2: Đặc điểm của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt Trình bày

Ngày đăng: 04/12/2014, 10:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w