Về ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu đối chiếu thuật ngữ toán học thông dụng tiếng anh và tiếng việt (Trang 61)

2.2.2.1. Các trường nghĩa

Trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt, chúng tôi cũng phân chia thành ba trường nghĩa chính: đại số, hình học và giải tích.

a. Đại số Ví dụ: bất phương trình = inequation mẫu số = denominator số mũ = exponent ... b. Hình học Ví dụ: bán kính = radius cung = arc phép tịnh tiến = translation ... c. Giải tích Ví dụ: bị chặn = bounded lân cận = adjacent vô định = infinite ...

Bảng 2.10. Phân loại thuật ngữ Toán học tiếng Việt theo trường nghĩa

STT Trường nghĩa Số lượng Tỉ lệ %

1 Đại số 416 56,90

2 Hình học 213 29,15

3 Giải tích 102 13,95

Tổng 3 731 100

2.2.2.2. Các kiểu nghĩa

a. Đối với thuật ngữ đơn

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không có các yếu tố phái sinh nên thuật ngữ đơn trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng mang tính đơn nhất về nghĩa. Ví dụ: bằng = equal điểm = point thương = quotient trường = field ...

b. Đối với thuật ngữ phức

Thuật ngữ phức trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt được chia theo hai kiểu nghĩa khác nhau là hợp kết và hòa kết.

- Hợp kết

Thuật ngữ phức mang kiểu nghĩa hợp kết là những thuật ngữ mà ý nghĩa của từng thành tố có thể phân tích thành những yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từng bộ phận tạo thành.

Ví dụ: đường bậc hai đường chéo đường chuẩn đường đinh ốc đường hình sao đuường phẳng đường thẳng tiệm cận ... - Hòa kết

Thuật ngữ phức mang kiểu nghĩa hòa kết là những thuật ngữ mà ý nghĩa của chúng không thể phân tích thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các bộ phận tạo thành.

Ví dụ:

gia tốc giả thiết giai thừa

kinh tuyến ma trận tuần hoàn ...

Bảng 2.11. Kiểu nghĩa của thuật ngữ phức tiếng Việt

STT Kiểu nghĩa Số lượng Tỉ lệ %

1 Hợp kết 227 41,05

2 Hòa kết 326 58,95

TIỂU KẾT

Trong chương 2, với số lượng thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và thuật ngữ Toán học thông dụng được khảo sát, chúng tôi đã phân tích các thuật ngữ trên các phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa.

Về cấu tạo:

Chúng tôi đã xác định được các đơn vị cấu tạo trong mỗi hệ thống thuật ngữ. Thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh được cấu tạo bởi các chính tố và phụ tố như tiền tố, hậu tố và song tố; thuật ngữ Toán học thông dụng được cấu tạo bởi các chính tố và bán phụ tố.

Khi phân tích các phương thức cấu tạo thuật ngữ, chúng tôi đã phân loại theo thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức để xác định các phương thức cấu tạo là phương thức từ hóa hình vị hay phương thức phức hóa hình vị. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã xác định được thuật ngữ đơn trong hệ thống Toán học thông dụng tiếng Anh được cấu tạo bởi phương thức từ hóa hình vị và phương thức phái sinh; thuật ngữ đơn trong hệ thống Toán học thông dụng tiếng Việt thì chỉ được cấu tạo bởi phương thức từ hóa hình vị. Thuật ngữ phức trong tiếng Anh và tiếng Việt đều được cấu tạo bởi phương thức hợp thành hay còn gọi là phương thức ghép.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã phân chia được các kiểu loại thuật ngữ dựa theo đặc điểm cấu tạo, đó là thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh, có 685 thuật ngữ đơn, chiếm tỉ lệ 82,04 %; 150 thuật ngữ phức, chiếm tỉ lệ 17,96 %. Trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt, có 178 thuật ngữ đơn, chiếm tỉ lệ 24,35 %; 553 thuật ngữ phức, chiếm tỉ lệ 75,65 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về ngữ nghĩa:

Chúng tôi đã tiến hành phân loại thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt theo ba trường nghĩa chính: đại số, hình học và giải tích.

Trên cơ sở phân loại các thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức, chúng tôi xác định các kiểu nghĩa cho từng kiểu thuật ngữ. Trong tiếng Anh, thuật ngữ đơn không mang tính đơn nhất về nghĩa do có các yếu tố phái sinh; thuật ngữ phức mang kiểu nghĩa hợp kết là chủ yếu, có 148 thuật ngữ thuộc kiểu nghĩa này, chiếm tỉ lệ 98,67 %. Trong tiếng Việt, thuật ngữ đơn không có các yếu tố phái sinh nên có tính đơn nhất về nghĩa; thuật ngữ phức được phân chia thành hai kiểu nghĩa là hợp kết và hòa kết.

Việc phân tích các thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện cấu tạo và ngữ nghĩa ở chương 2 sẽ là cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu về những điểm tương đồng và khác biệt của hai hệ thông thuật ngữ trên các lĩnh vực đó.

CHƯƠNG 3

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TOÁN HỌC THÔNG DỤNG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Như ta đã biết, mục đích cơ bản của việc phân tích đối chiếu giữa hai ngôn ngữ là: Trên các cơ sở các dữ liệu được thực tế sử dụng trong hai ngôn ngữ - ngôn ngữ đích (trong trương hợp này là tiếng Anh) và tiếng mẹ đẻ (trong trường hợp này là tiếng Việt) xem xét trong tổng thể diễn đạt tương đương của cùng một hiện tượng, các nhà ngôn ngữ học cần rút ra những nét tương đồng, giống nhau (similarities) và những dị biệt, khác nhau (differences) để làm cơ sở cho việc phân tích những chuyển di tích cực của tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) sang tiếng nước ngoài (tiếng Anh) trên cơ sở những nét tương đồng và những chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài trên cơ sở những dị biệt. Đây chính là những tiền đề để các nhà giáo học pháp đi sâu phân tích lỗi – từ những lỗi theo giả định (hypothetized errors) hay những lỗi tiên đoán (predictable errors) đến những lỗi trong thực tiễn.

Về những nét khái quát có tính chất tổng quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt, có thể thấy:

Tiếng Anh thuộc hệ ngôn ngữ Ấn – Âu ngành Giéc-manh; là một ngôn ngữ mang tính chất phân tích tính cao, có pha trộn với các đặc điểm của ngôn ngữ tổng hợp (không nhiều) và chắp dính (phổ biến hơn); sử dụng các phạm trù ngữ pháp đặc trưng cho ngôn ngữ Ấn – Âu, chẳng hạn như: số và cách của danh từ, thời, thể dạng thức của động từ, trong đó có rất nhiều trường hợp sử dụng các trợ từ; sử dụng nhiều phương thức ngữ pháp trật tự từ. Còn tiếng

Việt thuộc hệ ngôn ngữ Á – Úc ngành Môn – Khmer; là một ngôn ngữ đơn lập – tiếng một – hoàn toàn mang tính chất phân tích (không có biểu hiện của tổng hợp hay chắp dính); không tồn tại các phạm trù ngữ pháp nhưng có các cách diễn đạt tương đương các phạm trù ngữ pháp bằng cách sử dụng với các dấu hiệu tương đương với các phụ từ; phương thức ngữ pháp trật tự từ là một phương tiện phổ biến trong ngôn ngữ đơn lập này.

Trên cơ sở những nét khái quát về đối chiếu Anh – Việt và qua những nghiên cứu ở chương 2, chúng tôi rút ra được một số nét tương đồng và khác biệt của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện cấu tạo và ngữ nghĩa như sau:

3.1. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG 3.1.1. Về cấu tạo

3.1.1.1. Các đơn vị cấu tạo

Thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều có đặc điểm tương đồng nhau về đơn vị cấu tạo là cả hai đều được cấu tạo từ các chính tố.

3.1.1.2. Các phương thức cấu tạo

Về phương thức cấu tạo, cả hai hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt đều có các phương thức cấu tạo tương đương nhau là từ hóa hình vị để tạo nên thuật ngữ đơn và phức hóa hình vị để tạo nên thuật ngữ phức.

Có trường hợp một thuật ngữ đơn tiếng Việt tương đương với hai đến ba từ tiếng Anh và cũng tương tự như thế, đối với một thuật ngữ đơn tiếng Anh có thể tương đương với hai đến ba từ tiếng Việt.

- Tiếng Anh: abscissa = hoành độ algebra = đại số addition = phép cộng matrix = ma trận symmetry = phép đối xứng ... - Tiếng Việt:

arccosin = arc cosine arccotang = arc cotangent arcsin = arc sine arctang = arc tangent ...

Thuật ngữ đơn trong tiếng Việt có hiện tượng đơn âm (một âm tiết) và hiện tượng đa âm (nhiều hơn một âm tiết) – thường là những thuật ngữ vay mượn từ ngôn ngữ Ấn – Âu.

Ví dụ:

- Hiện tượng đơn âm:

ảo = imaginary

chẵn = even

góc = angle

tổng = sum

- Hiện tượng đa âm: agumen = argument compa = compass hyperbol = hyperbol vectơ = vector ...

Hiện tượng này xuất hiện là do thuật ngữ tiếng Việt có yếu tố vay mượn. Đây chỉ là điểm trùng hợp giữa hai hệ thống thuật ngữ tạo ra.

Tương tự, thuật ngữ đơn trong tiếng Anh cũng có hiện tượng đơn âm và đa âm – thuật ngữ đơn có yếu tố phái sinh (tiền tố, hậu tố, song tố).

Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện tượng đơn âm:

add = cộng

arc = cung

curve = đường cong ...

- Hiện tượng đa âm:

additive = cộng tính addition = phép cộng subtraction = phép trừ ...

Thuật ngữ đơn có yếu tố phái sinh hậu tố trong tiếng Anh thể hiện các từ loại khác nhau như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ... thì khi được giải thích bằng thuật ngữ tiếng Việt cũng thể hiện những loại từ tương tự.

Ví dụ:

add (v) = cộng (động từ) addition (n) = phép cộng (danh từ) additive (adj) = cộng tính (tính từ) ...

Thuật ngữ Toán học thông dụng trong tiếng Anh còn cấu tạo từ trong phần tiền tố bắt đầu bằng con số cũng như trong tiếng Việt.

Ví dụ:

đa diện = polyhedral hình tam giác = triangle song vectơ = bivector tam thức = trinomial tứ diện = tetrahedral ...

Cả hai hệ thuật ngữ đều có hiện tượng có yếu tố ghép tên các nhà Toán học trong các thuật ngữ phức.

Ví dụ:

Euclid division = chia Euclid Horner diagram = sơ đồ Horner

Newton method = phương pháp Newton ...

Ngoài ra, về giải thích nghĩa của thuật ngữ, một thuật ngữ tiếng Việt có nhiều cách giải thích nghĩa khác nhau, ngoài nghĩa thông thường còn có nghĩa thuật ngữ và ngược lại đối với thuật ngữ tiếng Anh cũng như vậy.

Ví dụ:

- Tiếng Anh:

problem = vấn đề (nghĩa thông thường)

bài toán (nghĩa thuật ngữ) differentiate = phân biệt (nghĩa thông thường)

lấy vi phân (nghĩa thuật ngữ) field = lĩnh vực (nghĩa thông thường)

trường, miền (nghĩa thuật ngữ) integrate = hợp nhất lại (nghĩa thông thường)

lấy tích phân (nghĩa thuật ngữ) ...

- Tiếng Việt:

miền = area, region (nghĩa thông thường)

field (nghĩa thuật ngữ) ...

3.1.1.3. Các kiểu thuật ngữ phân chia theo cấu tạo

Thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt đều được phân chia thành hai loại là thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức bởi vì đều được hiểu theo quan niệm thuật ngữ đơn là thuật ngữ chỉ có một từ, còn thuật ngữ phức là thuật ngữ được cấu tạo bởi nhiều hơn một từ.

3.1.2. Về ngữ nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Các trường nghĩa

Trên cơ sở xác định các trường nghĩa, chúng tôi nhận thấy cả hai hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt đều tương đương nhau về các phạm vi ngữ nghĩa.

- Đại số - Hình học - Giải tích

3.1.2.2. Các kiểu nghĩa

Theo phân tích ở chương 2 cho thấy các thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt tương đồng nhau về cách phân chia các kiểu nghĩa của thuật ngữ phức. Đó là hai kiểu nghĩa hợp kết và hòa kết.

3.2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT 3.2.1. Về cấu tạo

3.2.1.1. Các đơn vị cấu tạo

Tiếng Anh thuộc họ ngôn ngữ Ấn – Âu, thuộc nhánh Germanic, phát triển từ ngôn ngữ Anglo-Saxon (được biết như Old English) bao gồm Angles, Saxons và Jutes), thuộc loại ngôn ngữ hòa kết hay biến hình. Nét đặc trưng của tiếng Anh là vốn từ vựng phong phú, là ngôn ngữ mà trong đó các hình vị ở trong từ hòa kết với nhau, hình vị từ pháp. Thuộc loại ngôn ngữ biến hình nên có phụ tố với sự kết hợp trước hoặc sau chính tố - được gọi là tiền tố hoặc hậu tố. Việc xác định phụ tố phụ thuộc vào cấu tạo của hình vị mà xếp vào tiền tố hay hậu tố hay có khi là trung tố hoặc song tố. Từ biến đổi hình thái nên có thể dễ dàng để xác định từ loại.

Do sự khác nhau về đặc điểm loại hình: tiếng Anh thuộc ngôn ngữ biến hình, phương thức phụ gia là phương thức chủ yếu của ngôn ngữ này; còn tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập nên không có phương thức phụ gia. Chính vì vậy, điểm khác biệt chủ yếu của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt về các đơn vị cấu tạo chính là ở chỗ ngoài việc chúng đều được cấu tạo bằng các chính tố thì đơn vị cấu tạo cùa thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh là các phụ tố, thể hiện cụ thể qua các tiền tố, phụ tố hoặc có khi là song tố; còn đơn vị cấu tạo của thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt lại là các bán phụ tố.

Ví dụ: - Tiếng Anh

+ Tiền tố: anti- / bi- / contra- / dia- / hemi- / muti- / pseudo-... + Hậu tố: -ity / -ion / -able / -ance / -ant / -ic ...

+ Song tố: anti-/-ic, contra-/-ant... - Tiếng Việt

Bán phụ tố bách, bán, bất, đa, đối, đồng, đơn, nhị, nửa, phản, phân, siêu, song, tam, tối, trung, trực, tứ, tự, vô...

Thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt có nguồn gốc ngoại lai rất lớn, đa phần là thuật ngữ gốc Hán và có những thuật ngữ gốc Ấn – Âu. Trong đó, có những thuật ngữ đã được Việt hoá, có những thuật ngữ vẫn giữ nguyên cách phát âm quốc tế.

Ví dụ:

- Những thuật ngữ đã được Việt hoá:

véctơ = vector

compa = compass

compắc = compact

...

- Những thuật ngữ chưa được Việt hoá:

hyperboloid quadric ...

Các thuật ngữ gốc Ấn – Âu thường được đọc và ghi theo âm tiếng Pháp là chính.

Ví dụ:

compa (tiếng Pháp gọi là compas)

hec-ta (tiếng Pháp gọi là hectare - ếch-ta) mô-đun (tiếng Pháp gọi là module)

pa-ra-bôn (tiếng Pháp gọi là parabole) ô-van (tiếng Pháp gọi là ovale)

ra-đi-ăng (tiếng Pháp gọi là radian) véc-tơ (tiếng Pháp gọi là vecteur) ...

3.2.1.2. Các phương thức cấu tạo

Tuy giống nhau ở chỗ các thuật ngữ đơn tiếng Anh đều được cấu tạo bởi phương thức từ hóa hình vị nhưng lại có một số điểm khác biệt rõ nét. Trong tiếng Anh, phương thức chủ yếu là phương thức phụ gia hay còn gọi là phương thức phái sinh. Phương thức này được cấu tạo bởi các chính tố kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp với các phụ tố như tiền tố, hậu tố hoặc song tố. Chính vì đặc điểm này nên thuật ngữ đơn trong hệ thống Toán học thông dụng tiếng Anh không mang tính đơn nhất về nghĩa. Còn trong tiếng Việt không có phương thức phái sinh như vậy nên thuật ngữ đơn trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Việt mang tính đơn nhất về nghĩa.

Thuật ngữ phức trong hệ thống Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt đều giống nhau ở chỗ được cấu tạo bởi phương thức phức hóa hình vị chủ yếu là phương thức hợp thành hay còn gọi là phương thức ghép. Tuy nhiên, thuật ngữ phức trong hệ thống Toán học thông dụng tiếng Việt bao gồm cả các yếu tố độc lập (chính tố) và các yếu tố không độc lập (bán phụ tố); còn thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh chủ yếu bao gồm các yếu tố độc lập.

Cả hai hệ thuật ngữ đều có phương thức ghép tên các nhà khoa học nhưng khác nhau về cách phát âm. Do tiếng Việt khi dịch nghĩa giữ nguyên tên riêng các nhà khoa học nên về cách viết là giống nhau nhưng khác nhau về ngữ âm do thuật ngữ tiếng Việt đã được Việt ngữ hóa.

3.2.1.3. Các kiểu thuật ngữ phân chia theo cấu tạo

Cả hai hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh và tiếng Việt đều có các kiểu thuật ngữ cấu tạo tương đương nhau là cấu thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức.

Tuy nhiên, thuật ngữ đơn trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng tiếng Anh cao hơn so với tiếng Việt, còn thuật ngữ phức trong hệ thống thuật ngữ Toán học thông dụng lại thấp hơn so với tiếng Việt là do sự khác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa

kết, biến hình, thuật ngữ đơn tiếng Anh được cấu tạo bởi phương thức phái sinh như tiền tố, hậu tố và song tố nên ý nghĩa của thuật ngữ đơn được thể hiện ngay trong từ. Còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên tất cả

Một phần của tài liệu đối chiếu thuật ngữ toán học thông dụng tiếng anh và tiếng việt (Trang 61)