Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên cĩ thể thực hiện việc cải tiến PPDH nĩi chung và mơn Tiếng Việt lớp 4 nĩi riêng nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
NGƯỜI VIẾT: Trần Thị Loan
ĐƠN VỊ: Trường tiểu học Tân Lập B
TÂN LẬP ,ngày 4 tháng 5 năm 2011
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN
-Tên tác giả: Trần Thị Loan
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC
TÂN LẬP B
NĂM HỌC 2010-2011
LONG AN 2011
Trang 3PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN THẠNH
-oooOooo ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC
TÂN LẬP B
NĂM HỌC 2010-2011
HỌ VÀ TÊN : TRẦN THỊ LOAN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN LẬP B
LONG AN 2011
Trang 4NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
1.Caáp cơ sở giáo dục:
Tân lập, ngày tháng năm 2011
CT.HĐKHGD
2.Hội đồng khoa học giáo dục huyện:
Tân lập, ngày tháng năm 2011
CT.HĐKHGD
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm
Đổi mới phương pháp dạy học cĩ thể tìm hiểu con đường ngắn nhất để đạt chất lượng
và hiệu quả cao Con đường này khơng cĩ sẵn, khơng bằng phẳng mà đầy chơng gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sự đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái cũ và cái mới Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bao gồm cả hai mặt: Phải đưa vào các PPDH mới đồng thời đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của PPDH truyền thống Lý luận dạy học đã khẳng định khơng cĩ phương pháp vạn năng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố kinh nghiệm và sự kế thừa thể hiện khá đậm nét (thuyết trình , vấn đáp là những phương pháp rất xưa cũ nhưng hiện tại vẫn được sử dụng trong các tiết dạy với mức độ đậm nhạt khác nhau) Đổi mới PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa kinh nghiệm của giáo viên với những yếu tố mới của PPDH hiện đại Với cách nhìn từ phương pháp mới, giáo viên cĩ thể thực hiện việc cải tiến PPDH nĩi chung
và mơn Tiếng Việt lớp 4 nĩi riêng nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng sự hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nĩi, đọc, viết để học sinh giao tiếp Thơng qua việc dạy Tiếng Việt gĩp phần rèn luyện thao tác tư duy
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, cĩ đọc được thì mới hiểu được nội dung Vì thế phân mơn Tập đọc cĩ vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học Nĩ đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinhTiểu học đồng thời làm cơ sở, nền mĩng cho mọi sự phát triển Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội
Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình Từ đĩ con người cĩ điều kiện tự học và hiểu biết các mơn học khác Như vậy cĩ thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi mơn học Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học
Trang 6cả đời Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất hữu hạn Giáo viên tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm
Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng mới
đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”
Do đó với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học
sinh lớp 4 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
A CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học.
Học sinh Tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơ thể đang phát triển Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo chức năng của chúng Chức năng phát âm - Tập đọc
Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát triển
Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình
Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường Tiểu học
Trang 7Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học
Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó mà phương tiện là nghe, nói, đọc, viết có được nhờ học Tập đọc Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ
2 Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc
Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu ,đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc của thầy và trò bậc Tiểu học
Văn học nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức lý tưởng tình yêu, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú và sâu sắc
Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa lsf học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học
3 Cơ sở giáo dục và phát triển
Tập đọc là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc
Trang 8cĩ ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm) Cần phải hiểu kĩ năng đọc cĩ nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau
Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khố” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tĩm tắt nội dung của đoạn Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau
PHẦN I: THỰC TRẠNG
I Thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
1 Thực trạng của việc dạy học phân mơn Tập đọc nĩi chung.
Phân mơn Tập đọc cĩ một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học Do
đĩ, vấn đề dạy học phân mơn Tập đọc hiện nay rất được chú trọng Cĩ nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng lên Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ tập trung đến các lớp đầu cấp để làm sao các em đọc đúng, đọc trơi chảy là được Cịn ở các lớp cuối cấp, giáo viên chỉ tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc trơn chứ chưa cĩ biện pháp cụ thể để dành cho việc luyện đọc diễn cảm
2 Thực trạng dạy học phân mơn Tập đọc lớp 4, ở trường Tiểu học Tân Lập B, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân mơn Tập đọc của học sinh lớp 4 bản thân tơi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn Cĩ em chẳng cần quan tâm mình cĩ đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đĩ khơng mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được
Qua tìm hiểu tơi rút ra được một số nguyên nhân sau:
- Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các
em thường mắc lỗi sau:
+ Các lỗi về thanh: Các em đọc cịn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghí; nghĩ kĩ/ nghí kí…
+ Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết
Trang 9+ Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc.
Nên ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 4 như sau:
Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 4.
Khối
Lớp
Tổng
số HS
Số em đọc chưa đạt yêu cầu
Số em đọc đạt trung bình
Số em đọc đúng, rõ ràng
Số em đọc diễn cảm tốt
SL % SL % SL % SL %
Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và học sinh đọc trung bình chiếm hơn 60% Tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm còn thấp Từ lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”
Đây là một việc làm thiết thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp nói chung và dạy đọc diễn cảm cho học sinh cuối bậc Tiểu học nói riêng
Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm có sự thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa
ra một số biện pháp sau:
PHẦN GIẢI PHÁP
Dựa vào chương trình, nội dung của phân môn Tập đọc lớp 4, công văn 896/ BGD &
ĐT – GDTH V/v : “ Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học “ của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về : “Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học”, trong đó có Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học Tôi lần lượt thực hiện
các giải pháp sau :
1.Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.
Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3 Đối với học sinh lớp 4 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau:
Trang 10a) Luyện đọc đúng:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nối tiếp
- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh thạm gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng đọc Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ với tâm thế sẵn sàng đọc nối tiếp
- Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng:
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với
cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đứng và đọc rành mạch
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (việc tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trìng đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài) Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở
Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: Đọc diễn cảm
b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm)
- Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài… (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung) Tuy nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc
Trang 11vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu
- Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhậ được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản) khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm” của học sinh Tiểu học
c) Các hình thức luyện đọc.
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp, theo nhóm)
- Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần: Ví dụ: Đọc đồng thanh để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học
- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc)
2 Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp phần năng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm
Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung của đoạn, của bài Ví dụ: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh mẽ…
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 3 trong bài “Mẹ ốm” (lớp 4) để trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu nào?
- Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện hoặc
bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời cau hỏi
Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài “Tre Việt Nam” (lớp 4) nên tách thành 3 ý nhỏ để học