Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên rau, màu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3.5.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Trình độ dân trí là trở ngại không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề nhất là ở khu vực nông thôn; phấn đấu đến năm 2015 có trên 40% và đến 2020 đạt trên 50% lao động trong nông nghiệp được đào tạo nghề, nâng cao tỷ lệ đào tạo nghề dài hạn cho lao động trong nông nghiệp - nông thôn.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kiến thức quản lý; kiến thức kinh tế - thị trường cho nông dân; xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng để nông dân có thể làm theo được. Cải tiến phương pháp tập huấn cho nông dân; phát huy kiến thức, hiểu biết của họ để phổ biết lẫn cho nhau vì “tiểu nông chính là các nhà chuyên nghiệp”. Chú trọng chuyển giao công nghệ sau thu hoạch như: phơi, sấy, chế biến, vận chuyển, bảo quản sản phẩm... cho nông dân. Khâu tập huấn, chuyển giao các kiến thức về quản lý kinh tế hộ, hạch toán và thị trường đối với hộ nông dân

hiện nay đang là khâu rất yếu và chưa được quan tâm đúng mức; kể cả đối với cán bộ quản lý nông nghiệp, cán bộ khuyến nông các cấp (lực lượng khuyến nông hiện nay cơ cấu chưa hợp lý, hầu hết là cán bộ kỹ thuật) hiểu biết về lĩnh vực này cũng còn hạn chế.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Có chính sách thu hút, khuyến khích các sinh viên đại học mới tốt nghiệp về công tác tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành và đội ngũ cán bộ chuyên môn có tính chuyên nghiệp cao. Đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng, phải bố trí, sử dụng tốt và có chế độ đãi ngộ thảo đáng nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Quản lý sử dụng hợp lý cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với chuyên môn đào tạo; tăng cường cán bộ xuống cơ sở, đặc biệt là tăng cường cán bộ ngành cho các huyện vùng cao. Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý cho ngành nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sử dụng dụng đúng người, đúng việc để cán bộ phát huy được trình độ năng lực của mình.

3.3.6. Giải pháp thị trƣờng

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì thị trường đóng vai trò rất quan trọng. Huyện Hoài Đức có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện đất đai, các nông sản hàng hóa của huyện để có được thị trường tiêu thụ mạnh thì cần khuyến khích mở rộng thị trường trong huyện, thành phố, thị trường vùng, liên vùng.

Chủ động tổ chức tiếp cận các thị trường truyền thống nhằm hỗ trợ xác định kế hoạch sản xuất cho từng cây con cụ thể. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối nông sản hàng hóa. Thúc đẩy việc tổ chức tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, tập trung trước hết vào những nông sản hàng hóa có quy mô lớn, sản xuất tập trung.

Xây dựng trung tâm thương mại thị trấn Trạm Trôi, các chợ bán buôn đầu mối nông sản để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông dễ dàng.

3.3.7. Giải pháp về môi trƣờng

Cần có cơ chế quản lý sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo chất lượng sản phẩm bảo vệ môi trường tạo ra những sản phẩm sạch.

Tóm lại, để thực hiện tốt các giải pháp trên cần xây dựng tốt mối quan hệ 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Hoài Đức là huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, có vị trí địa lý thuận lợi nằm gần các trung tâm lớn như Hà Nội, và những khu công nghệ, khu đô thị mới. Toàn huyện có 634.20 ha đất trồng cây hàng năm, chiếm 44,07% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất trồng lúa diện tích 2,689.52 ha, đất trồng cây hàng năm khác diện tích 944.68 ha. Trên địa bàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 33 kiểu sử dụng đất khác nhau, phân bố ở 2 vùng. Sản xuất hàng hóa ở huyện đang hình thành và phát triển.

2. LUT sản xuất hàng hóa (rau, màu) cho hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội cao nhất là LUT chuyên rau với 5 kiểu sử dụng đất, có TNHH trung bình là 173.160,34 nghìn đồng/ha, tỷ suất đồng vốn là 2,05, sử dụng 925 công lao động và giá trị công lao động đạt 224,22 nghìn đồng/công.

LUT rau màu kết hợp được bố trí ở cả 2 vùng, hiệu quả kinh tế và xã hội của các kiểu sử dụng trong LUT này khá cao. Vùng bãi: các kiểu sử dụng đất cho TNHH trung bình là 137.409,15 nghìn đồng, tỷ suất đồng vốn 1,53, sử dụng 1034 lao động và giá trị công lao động là 171,10 nghìn đồng/công. Điển hình là các kiểu sử dụng đất: Ngô bao tử - Đỗ ăn quả các loại - Cà chua - Bắp cải, Ngô bao tử - Đỗ ăn quả các loại - Cà chua - Su hào, Cà chua - Đỗ tương - Su hào, Ngô bao tử - Ngô - Cà chua.

Vùng nội đồng: TNHH trung bình là 103462,50 nghìn đồng, tỷ suất đồng vốn 1,43, sử dụng 840 lao động và giá trị công lao động là 129,07 nghìn đồng/công. Điển hình là các kiểu sử dụng đất: Dưa chuột - Đỗ tương - Bí đỏ, Cà các loại - Bí đỏ - Ngô bao tử

LUT chuyên màu được bố trí sản xuất ở vùng bãi, có TNHH trung bình là 81.178,64 nghìn đồng, tỷ suất đồng vốn 1,19, sử dụng 868 lao động và giá trị công lao động là 127,08 nghìn đồng/công. LUT này chỉ có 2 kiểu sử dụng đất: Lạc - Đỗ tương – Ngô, Lạc - Đỗ tương - Khoai lang.

hưởng không tốt đến môi trường, nên cần có quy trình sản xuất hợp lý để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng tới môi trường đất. Các LUT rau màu cho hiệu quả kinh tế thấp hơn nhưng ít ảnh hưởng đến môi trường.

4. Một số kiểu sử dụng đất sản xuất hàng hóa chuyên rau, màu được đề xuất:

Vùng bãi: LUT chuyên rau (Cà chua - Bí xanh - Dưa chuột, Cà chua - Cải ăn lá các loại - Bắp cải, Cà chua - Đỗ ăn quả các loại - Cải củ), LUT rau màu (Ngô bao tử - Đỗ ăn quả các loại - Cà chua - Bắp cải, Ngô bao tử - Đỗ ăn quả các loại - Cà chua - Su hào, Cà các loại - Bắp cải - Khoai lang, Cà các loại - Bí đỏ - Ngô bao tử).

Vùng nội đồng: LUT lúa màu (Lúa xuân - Bí đỏ - Đỗ ăn các loại, Lúa xuân - Cà các loại - Khoai tây, Dưa chuột - Ngô bao tử - Lúa mùa - Đỗ tương, Cà chua - Lúa mùa - Bắp cải, Ngô bảo tử - Lúa mùa - Cà chua, Lúa xuân - Bí đỏ - Cải ăn lá các loại, Dưa chuột - Lúa mùa - Su hào), LUT rau màu (Cà các loại - Bắp cải - Khoai lang, Cà các loại - Bí đỏ - Ngô bao tử, Dong riềng - Đỗ tương, Dưa chuột - Đỗ tương - Bí đỏ).

Những giải pháp chính trợ giúp cho định hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp rau màu được đề xuất là mở rộng hệ thống chợ đầu mối, cải thiện hệ thống tưới tiêu, áp dụng giống mới và bảo vệ môi trường.

2. Kiến nghị

1. Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.

2. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và hỗ trợ nguồn vốn giúp người nông dân phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở vận dụng tiềm năng đất đai và các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Việt Anh, Phan Sỹ Mẫn (2001), “Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Hà Nội. 2. Nguyễn Việt Anh, Phan Sỹ Mẫn (2001), “Những giải pháp cho nền nông

nghiệp hàng hóa”, Tạp chí Tia sáng.

3. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, Trường Đại Học Nông Nghiệp, Hà Nội

4. “Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp”, http://www.phapluat.vn. 5. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

6. Quyền Đình Hà (2005), Bài giảng kinh tế đất, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

7. Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo

hướng sinh thái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Kinh tế nông nghiệp (1996), Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

10. Luật đất đai Việt Nam (1993), NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội 11. Luật đất đai Việt Nam (2003), NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội

12. Trần ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng, Đặng Văn Minh (1999), Giáo trình Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phùng Hữu Phú ( 2008), Đô thị hóa ở Việt Nam – từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển, http://www.cefurds.com

14. Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng (2001), “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 274.

15. Lê Văn Tiềm – Viện khoa học Nông nghiệp (2010), “Ăn lạm” đất nông nghiệp, liệu có an toàn, Báo doanh nhân sài gòn cuối tuần.

16. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Tổng cục quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Báo cáo kiểm kê đất đai toàn quốc tính đến 01/01/2010, Hà Nội.

18. “Thận trọng khi sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp”, http://wwwvovnews.vn - Đài tiếng nói việt Nam.

19. Vũ Thị Ngọc Trân (1997), Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng đồng bằng sông hồng, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

20. Lê Văn Trưởng (2006), Nghiên cứu xác định một số đặc điểm của nông nghiệp đô thị, Hội Thảo khoa học 50 năm Khoa Địa lý, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

21. Lê Văn Trưởng (2008), Phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị Việt Nam. Tạp chí kinh tế phát triển số 136, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

22. Đỗ Văn Viện, Vũ Thị Phương Thụy (2000), “Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trong điều kiện đô thị hóa ở ngoại thành hà nội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.

24. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006), Đánh giá tác động của các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được công nhận trong 10 năm qua đối với ngành nông nghiệp.

25. Vụ thông tin báo chí bộ ngoại giao ngày 8/3/2009, Tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và những kinh nghiệm trong việc nâng cao đời sống của nông dân.

II. Tài liệu tiếng Anh:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên rau, màu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79)