7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Theo số liệu kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2012, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.095.351 ha. Tính riêng diện tích đất nông nghiệp là 26.280.449 ha (chiếm 75% tổng diện tích đất tự nhiên); Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm có diện tích là 6.401.338 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm là 3.749.747 ha. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của
cả nước thuộc loại thấp là 0,29 ha/người, tại ĐBSH bình quân đạt 0,04 ha/người, tại ĐBSCL đạt khoảng 0,15 ha/người. [17]
Theo Luật đất đai 2003 thì trong đất nông nghiệp còn được chia thành 5 nhóm đất chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [11]. Tính trong cả nước thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Tây Nguyên là lớn nhất với 4060,4 nghìn ha, vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất là Tây Bắc với 501,6 nghìn ha.
Thực tế những năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Điều dễ nhận thấy là diện tích đất trồng lúa ngày càng bị “cắt xén” để chuyển sang xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp. [18]
Mất đất, đồng nghĩa với giảm lương thực. Kinh nghiệm của các nước châu Á vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực chính cho thấy, mấy chục năm qua trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tỷ lệ mất đất canh tác hằng năm vào khoảng 0,5 - 2%/năm. Ví dụ trong thập niên 1980-1990 tỷ lệ mất đất canh tác hằng năm của Trung Quốc là 0,5%, Hàn Quốc là 1,4%, Nhật Bản là 1,6%. Đất canh tác bị mất phần nhiều lại là đất canh tác loại tốt, vì hầu hết các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ. Tỷ lệ mất đất canh tác ở Việt Nam thời gian qua vào khoảng 0,4%, nhưng riêng đất trồng lúa có tỷ lệ mất cao hơn, vào khoảng trên 1%. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa ngày càng tăng, thì tỷ lệ mất đất sẽ không dừng ở mức độ trên. [15]
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, bình quân mỗi năm có 73,3 nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi, làm ảnh hưởng đến khoảng 2,5 triệu người. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi bị thu hồi đất nhiều nhất. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ bị thu hồi nhiều nhất với 4,4%, tiếp đến là Đông Nam bộ (2,1%). [15]
Hậu quả của giảm diện tích đất canh tác, nhất là giảm diện tích đất trồng lúa đã ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp của các con rồng, con
hổ châu Á? Nông nghiệp các nước này chỉ còn chiếm dưới 10% GDP. Hàn Quốc chỉ còn 3,2%, Đài Loan còn 4% GDP, Malaysia chỉ tự túc được 65% nhu cầu lương thực. Với lợi nhuận thu được từ công nghiệp, các nước này nhập khẩu lương thực. Nhật Bản hằng năm nhập 23,7 tỉ USD, Hàn Quốc nhập 4,6 tỉ USD, Malaysia nhập 1,3 tỉ USD (FAO). Các nước này đã phải sử dụng nhiều