KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên rau, màu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Hoài Đức là huyện đồng bằng thuộc trung tâm thủ đô Hà Nội + Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ;

+ Phía Đông giáp huyện Từ Liêm;

+ Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; + Phía Tây giáp huyện Quốc Oai.

Hoài Đức có các quốc lộ lớn chạy qua : QL 32, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, tỉnh lộ 423 (tỉnh lộ 72 cũ), tỉnh lộ 422 (tỉnh lộ 79 cũ), tỉnh lộ 70. Đây là những tuyến giao thông quan trọng nối liền huyện với nội thành Hà Nội và các địa phương khác trong vùng.

Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 8.246,77 ha. Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn trong đó vùng đồng gồm 09 xã và 01 thị trấn, vùng bãi sông Đáy gồm 10 xã. Huyện có dạng địa hình đồng bằng, dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam và chia thành 2 vùng là vùng bãi và vùng đồng.

2.1.1.2. Khí hậu

Huyện nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa; có 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800 mm. Mưa lớn thường tập trung vào tháng 6, 7, 8 chiếm 80 - 86% lượng mưa cả năm; cho nên bão úng thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm.

2.1.1.3. Thủy văn

Là 1 phân lưu của sông Hồng, lưu vực đoạn sông chạy qua huyện có tổng chiều dài khoảng 23 km và khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình là

1,8 km. Chế độ dòng chảy sông Đáy: Từ năm 1971 đến nay chưa có lũ phân về; vì vậy vào mùa kiệt đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, lưu lượng xấp sỉ bằng 0, nên nước bị ô nhiễm và không đủ để bơm tưới.

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên cả huyện khoảng 82,47 km2 (8.246,77ha), nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất được bồi lắng phù sa. Do vậy, phân loại đất ở đây được xác định là đất phù sa không được bồi hoặc ít được bồi hàng năm, đất có phản ứng ít chua, có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ. Đất trong vùng được phân thành 2 tiểu vùng:

- Vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tổng diện tích 2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; được phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.

Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ hệ thống Sông Hồng, đất mới hình thành có màu nâu đỏ, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất.

- Vùng trong đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn (trừ Vân Côn) chủ yếu được tưới bằng nước Sông Hồng nên được bổ sung phù sa hàng năm, thành phần cơ giới đất thịt trung bình.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa hàng năm thì Hoài Đức còn được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp qua hệ thống thuỷ nông Đan Hoài, sông

Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha. Nhìn chung nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây vùng đồng; còn vùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc tưới cho cây trồng.

Nguồn nước ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa là nước mặt và có liên quan đến mực nước của sông Hồng.

c. Tài nguyên du lịch

Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong các ngành dệt, chế biến thực phẩm, đồ gỗ, … có điều kiện thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu và mua sắm. Với tiềm năng cảnh quan và di tích lịch sử văn hoá, vị trí địa lý liền kề trung tâm Hà Nội và tam giác du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, có hệ thống giao thông đường bộ phát triển nên Hoài Đức có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

d. Tài nguyên nhân văn

Hoài Đức là vùng đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc văn hóa. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 80 di tích lịch sử đã được xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước; nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian (bơi Đăm, rước Giá, hội Chùa Thày).

2.1.1.5. Cảnh quan môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số khu vực làng nghề chế biến nông lâm sản, thực phẩm đang ở trong tình trạng báo động. Tại các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế có nhiều khu vực bị ô nhiễm từ các làng nghề chế biến nông sản như làm bánh, bún, bột sắn, dong giềng và chế biến gỗ. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm là do các chất thải (bã củ dong giềng, sắn, nước thải...) không được xử lý, đổ quanh khu vực dân cư, tồn đọng lâu ngày sinh ra nhiều khí độc hại, phát sinh các ổ dịch bệnh.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Từ khi sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, Hoài Đức đã không ngừng cố gắng vượt khó, vươn lên. Từ chỗ lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo, hơn 5 năm qua, kinh tế huyện Hoài Đức đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2010 giá trị sản xuất đạt 3050 tỷ đồng đến năm 2012 tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt 3520 tỷ đồng. Về giá trị tăng thêm (GDP), luôn có sự tăng trưởng khá từ 1260 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 1643 tỷ đồng năm 2010 và 1.955 tỷ đồng vào năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 32,1 triệu đồng/người/năm, gấp 3,2 lần năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 giảm còn 2,47%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo giá trị sản xuất: Cơ cấu kinh tế của huyện Hoài Đức tính theo giá trị sản xuất đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; giảm mạnh tỷ trọng của ngành nông lâm thủy sản từ 12.3% năm 2010 xuống còn 7,2% năm 2013; đồng thời tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng từ 52,2% năm 2010 lên 57,1% vào năm 2013; dịch vụ tăng nhẹ từ 35,6% năm 2010 lên 35,8% năm 2013.

c. Khu vực kinh tế nông nghiệp

+ Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2010 - 2012 nhìn chung tăng. Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) đạt 289 tỷ đồng, năm 2012 là 294 tỷ đồng.

+ Trồng trọt:

Năm năm 2010 giá trị sản xuất của ngành đạt 368 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 586 tỷ đồng. Nhiều giống cây rau màu đã được nhân dân đưa vào sản xuất vì vậy đến nay toàn huyện có trên 500 ha đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm.

Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật hàng năm được thực hiện khá tốt. Cây công nghiệp chủ yếu của huyện là cây lạc, cây đỗ tương, cây mía. Trong giai đoạn 2006 - 2010 tổng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp chủ yếu có xu hướng giảm từ 318 ha năm 2006 xuống còn 207,2 ha.

*) Một số mặt hạn chế và khó khăn trong ngành trồng trọt của huyện đó là:

- Việc thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa gặp nhiều khó khăn do giá trị sử dụng đất tăng nhanh, nhiều người dân không muốn chuyển đổi ruộng đất, dẫn đến công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy đang được chỉ đạo thực hiện nhưng vẫn còn chậm. Quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ còn chưa tạo ra được những vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Sản xuất rau an toàn là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp ven đô. tuy nhiên khả năng phát triển trên địa bàn của huyện còn chậm, mặc dù đã có một số mô hình sản xuất rau an toàn được sản xuất ở Song Phương, Vân Côn, ... nhưng diện tích còn ít, sản phẩm chưa đa dạng, chưa tạo được uy tín trên thị trường.

- Là huyện có tốc độ đô thị và công nghiệp tăng nhanh; quy hoạch sử dụng đất luôn có sự biến động do có nhiều dự án quy hoạch được đưa vào trên địa bàn.

+ Chăn nuôi:

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển mạnh; tăng nhanh về số lượng, đa dạng về sản phẩm, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 880 tỷ đồng.

Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, với quy mô lớn nên đã trở thành hộ giàu từ sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên chăn nuôi chủ yếu tập trung chủ yếu ở trong khu

dân cư; chưa có các khu chăn nuôi tập trung riêng biệt. + Nuôi trồng thuỷ sản:

Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2012 (theo giá so sánh năm 1994) đạt 1.072 triệu đồng, chiếm khoảng 0,36% tổng giá trị sản xuất của khối ngành nông ngư nghiệp, sản lượng đạt 134 tấn.

d. Khu vực kinh tế công nghiệp

Ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá đa dạng - tập trung vào các mặt hàng nông sản thực phẩm, bánh kẹo, dệt len, đồ gỗ tạc tượng, sản xuất kim khí… Hàng hóa của các làng nghề đã được tiêu thụ trên nhiều tỉnh, thành trong cả nước, một số mặt hàng đã được xuất khẩu sang nước ngoài… Những năm gần đây, thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp giảm dần, và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên.

e. Khu vực kinh tế dịch vụ

Giá trị xuất khẩu trên địa bàn năm 2012 đạt 7,9 triệu USD, tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006 - 2012 là 35,9%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện như hàng dệt len, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, bún khô, phở khô... Hiện nay trên địa bàn huyện Hoài Đức có 21 chợ với tổng diện tích khoảng 6.4781 m2. Toàn huyện có trên 5.300 hộ sản xuất kinh doanh, tăng 96,8% so với năm 2010.

2.1.2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng

Cùng với xây dựng nông thôn mới, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng đô thị cũng được huyện Hoài Đức đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của huyện. Trong giai đoạn 2008 - 2013, huyện đã triển khai xây dựng nhiều công trình trường học, nhà văn hóa, đường giao thông… Riêng hai năm 2012 và 2013 có 18 trường học được thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia, nhiều công trình văn hóa thể thao được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CHUYÊN RAU MÀU CHUYÊN PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN CHUYÊN PHỤC VỤ SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 8246,77 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 4.217,09 ha, chiếm 51,14% tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất phi nông nghiệp là 3.972,38 ha, chiếm 48,17%; Diện tích đất bằng chưa sử dụng của huyện là 57,30 ha, chiếm 0,69%.

51.14% 48.17%

0.69%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 huyện Hoài Đức(%)

Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 4.272,12 ha, chiếm 51,14% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Bao gồm các loại đất sau:

*) Đất sản xuất nông nghiệp:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện là 4.272,12 ha, chiếm 51,14% trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm: Có diện tích 3.634,20 ha, chiếm 44,07% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất trồng lúa diện tích 2.689,52 ha, đất trồng cây hàng năm khác diện tích 944,68 ha.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 491,97 ha, chiếm 5,97% tổng diện tích tự nhiên.

*) Đất lâm nghiệp:

Trên địa bàn huyện không có diện tích đất lâm nghiệp. *) Đất nuôi trồng thuỷ sản:

*) Đất nông nghiệp khác:

Diện tích đất nông nghiệp khác của huyện đến 01/01/2013 là 34,85 ha, chiếm 0,42% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

2.2.2. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện

Các loại hình sử dụng đất hiện có của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra nông hộ tại các địa điểm nghiên cứu đại diện cho 2 vùng sinh thái: vùng bãi và vùng nội đồng. Vùng bãi là vùng được bồi tụ phù sa của sông Đáy, với diện tích sử dụng để canh tác là 817,92 ha; Vùng nội đồng là vùng nằm trong đê của sông Đáy, với diện tích sử dụng để canh tác là 2814,84 ha. . Kết quả điều tra về các loại hình và các kiểu sử dụng đất được thể hiện ở bảng 2.1.

*) Hiện trạng sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Hoài Đức:

Các loại hoa màu nhìn chung là cây trồng kén chọn đất màu mỡ phì nhiêu và là những cây trồng ngắn ngày (rau, củ) thường được sử dụng để tăng vụ, xen canh, luân canh. Các loại cây rau, màu ở đây chủ yếu được trồng như lạc, ngô, khoai, cải bắp, cải củ, bí đỏ, su hào, dưa chuột, hành tỏi, cà chua, đỗ ăn quả các loại đã được đầu tư về giống, khoa học kỹ thuật, rau được sản xuất theo mùa vụ, chủng loại rau cũng được thay đổi theo mùa vụ trong năm nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm rau xanh, rau an toàn cho nhân dân.

Bảng 2.1. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất canh tác huyện Hoài Đức

Loại hình SDĐ (LUT) Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng 3632,76 100,00 Vùng bãi 817,92 22,52 1. Rau – Màu kết hợp

1 Ngô bao tử - Đỗ ăn quả các loại - Cà

2 Ngô bao tử - Đỗ ăn quả các loại - Cà

chua - Su hào 34,56 0,95

3 Cà các loại - Bắp cải - Khoai lang 29,16 0,80

4 Cà các loại - Bí đỏ - Ngô bao tử 26,64 0,73

5 Dong riềng - Đỗ tương 36,00 0,99

6 Dưa chuột - Đỗ tương - 2 vụ cải ăn

lá các loại 45,00 1,24

7 Cà chua - Đỗ tương - Su hào 26,28 0,72

8 2 vụ cải ăn lá các loại - Đỗ tương -

Bắp cải 35,28 0,97

9 Cà các loại - Bí đỏ - Khoai lang 27,36 0,75

10 Ngô bao tử - Ngô - Cà chua 36,36 1,00

2. Chuyên rau

1 Cà chua - Bí xanh - Dưa chuột 66,60 1,83

2 Su hào - Bí xanh - Bí đỏ 95,40 2,63

3 Cà chua - Bí xanh - Bắp cải 79,20 2,18

4 Cà chua - Đỗ ăn quả các loại - Cải

củ 39,60 1,09

5 Cà chua - Cải ăn lá các loại - Bắp

cải 45,36 1,25

3. Chuyên màu

1 Lạc - Đỗ tương - Ngô 81,00 2,23

2 Lạc - Đỗ tương - Khoai lang 83,88 2,31

Vùng nội đồng 2814,84 77,48

1. Chuyên lúa

1 Lúa xuân - Lúa mùa 1029,96 28,35

2. Lúa – rau, màu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên rau, màu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)