Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên rau, màu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 74)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3.1.Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển, xây dựng nông thôn mới; cần khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Làm tốt công tác dự tính, dự báo tình hình thế giới, trong nước và của tỉnh về những vấn đề có liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh ta đề xây dựng phương án quy hoạch có tính thực tế và tính khả thi cao. Làm tốt công tác thẩm định; cần lấy nhiều ý kiến tham gia, phản biện của các cơ quan và nhà chuyên môn có liên quan trước khi phê duyệt phương án quy hoạch. Trong xây dựng quy hoạch cần tính đến sự liên kết vùng, liên kết sản phẩm theo ngành hàng và theo vùng lãnh thổ; đồng thời có sự phù hợp với quy hoạch chung của cả nước.

Tiến hành rà soát, bổ xung xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến 2015 và tầm nhìn đến 2020; trên cơ sở đó xác định và xây dựng quy hoạch một số cây trồng vật nuôi chủ yếu gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá làm căn cứ để lập các dự án đầu tư và xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp 5 năm, hàng năm.

Quy hoạch sản xuất hàng hoá ở các cấp theo quan điểm quy hoạch “một cây, một con”, nghĩa là mỗi địa phương cần xác định 01 loại cây trồng và một con vật nuôi chủ lực (hoặc một nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực) để tập trung đầu tư phát triển thành hàng hoá chủ lực, có nhiều lợi thế so sánh của địa phương. Hoài Đức có thể xác định rõ 02 loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu có nhiều lợi thế so sánh; cần tập trung phát triển mạnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả là chính.

Tăng cường quản lý nhà nước trong khâu tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, bám sát quy hoạch để xây dựng kế hoạch và các dự án đầu tư để tổ chức thực hiện có hiệu quả theo đúng phương án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Các phương án quy hoạch cần được phổ biến rộng rãi và có sự tham gia của người nông dân, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong chỉ đạo thực hiện tránh sự “khép kín” trong công tác quy hoạch. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch cũng cần hết sức linh hoạt, nếu phát hiện sự bất hợp lý cần có phương án bổ xung, điều chỉnh kịp thời. Khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch nông nghiệp đang là khâu yếu kém nhất; xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp là nông dân làm là chủ yếu nên thường dễ dẫn đến làm theo kiểu “phong trào” và theo cái lợi trước mắt; khó đảm bảo tính cân đối chung. Vấn đề này cần sớm được khắc phục bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo sản xuất, bằng các cơ chế chính sách hỗ trợ theo đúng đối tượng được thụ hưởng trong vùng quy hoạch được duyệt. Kiên trì chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, chuyên canh để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khối lượng lớn, chất lượng cao, tỷ suất hàng hóa lớn với bước đi phù hợp.

Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực theo hướng tăng năng suất là chủ yếu đi đôi với tăng chất lượng ở những vùng có điều kiện sản xuất lương thực hàng hoá nhằm đảm bảo an ninh lương thực và thức ăn cho phát triển chăn nuôi. Phát triển và tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất cây chè, cây ăn quả, cây sắn… theo quy hoạch. Phát triển và nâng cao

chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm. rộng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Xây dựng các chương trình, dự án thu hút vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và chế biến hàng nông sản. Nâng cao chất lượng xây dựng các dự án đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cần khuyến khích sự tham gia của các nhà chuyên môn và sự tham gia tích cực của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Chú trọng khâu tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm kể cả các dự án chưa thành công.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chuyên rau, màu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 74)