Tuyến trùng thuộc động vật bé. Sự phát triển của chúng trong đất phụ thuộc vào lượng xác hữu cơ và thực vật với bộ rễ của chúng. Tuyến trùng thường tập trung ở vùng có nhiều xác hữu cơ thối rữa và số lượng của chúng phụ thuộc vào cường độ giải phóng axit cacbonic. Tuyến trùng có loài ăn vi thực vật hoại sinh, tảo và các xác hữu cơ từ thực vật bậc cao. Có loài ký sinh, ăn thịt, ăn động vật nguyên sinh khác. Khả năng ăn và tiêu hoá của tuyến trùng nói riêng giun tròn nói chung là rất lớn. Ví dụ loài Rhabditis mỗi ngày tiêu hoá lượng thức ăn lớn gấp 10 lần cơ thể chúng (15 mg).
Hơn 1/3 lượng tuyến trùng ăn vi thực vật, tham gia trực tiếp phá huỷ mô tế bào thực vật (tiết dịch) mở đường cho động vật không xương sống xâm nhập vào cơ thể cây xanh gây bệnh (Banuge, 1963).
c. Bọ nhảy
Bọ nhảy thuộc lớp chân khớp, về kích thước thuộc động vật bé. Có ý nghĩa hơn cả là nhện và côn trùng. Về số lượng của chúng không có nhiều trong đất so với những động vật khác.Trên hình (3. 9) là một số động vật bé trong đất.
Vai trò của bọ nhảy đối với đất là nghiền nhỏ xác sinh vật thông qua ăn và tích luỹ phần thải ra ngoài dưới dạng các cục hay hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng trong tầng đất mùn (A1, A2). Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy vi sinh vật phân giải cenlulo có nhiều trong hệ thống tiêu hoá cũng như trong phần thải của bọ nhảy.
Chế độ nước- không khí ảnh hưởng rất lớn tới bọ nhảy, nhìn chung là nhện thích ứng với môi trường thiếu nước tốt hơn là côn trùng. Điều này có thể thấy rõ qua số liệu ở bảng 3.4.
Hình 3.9. Động vật đất nhỏ
a- Bọ nhảy Rhagidia ; b 1,2- Bọ nhảy Haploderma; c- Bọ cạp Neobisium;
d, e- Rết Polychaeta; f, g- Thân đốt Collembola; h- Bò vừng Anisophia; i- Izopoda
Bảng 3.4 Quan hệ giữa độ ẩm và tỷ số số lượng côn trùng và bọ nhảy trong đất Độ ẩm đất (%) Tỷ số côn trùng: nhện 63 61 57 23 19 11 1: 1,5 1: 2,3 1: 2,4 1: 3,2 1: 5,3 1: 8,8 a b 1 2 d c e f g h i
Nguồn: Margowski và Prusinkiewicz