Giun trắng (Enchytraeidae)

Một phần của tài liệu Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 3 ppsx (Trang 29 - 31)

Giun trắng là động vật trung gian giữa động vật nhỏ và động vật trung bình (giữa tuyến trùng và giun đất), có thể xếp là động vật trung

bình. Chúng đòi hỏi có môi trường giống tuyến trùng nhưng hoạt động

giống giun đất. Chúng có vai trò nhào trộn chất hữu cơ với phần khoáng của đất và tích luỹ lượng lớn các cục đất thải với tỷ lệ hữu cơ cao.

Chúng nghiền các mô tế bào và tiếp tục biến đổi trong thành ruột. Trong đất canh tác có thể đạt 8- 14 ngàn cá thể trên 1 m2. Ở đất trồng cỏ thâm canh còn cao hơn nhiều (hơn 20- 30 ngàn cá thể trên 1 m2). Đặc biệt, giun trắng có thể phát triển trong đất chua, nghèo dinh dưỡng như đất sa mạc, đất potzon. Cũng có thể thấy chúng bám theo tảo thành đám ở vùng đất ngập thuỷ triều.

f. Giun đất

Giun đất là động vật hoại sinh, thuộc động vật trung bình

(mezofauna). Theo vị trí cư trú, ta thấy có loài chuyên sống ở lớp đất mặt, có loài sống sâu dưới đất và có loài sống lưng chừng giữa những loài trên.

Giun đất tham gia vào quá trình phân huỷ xác hữu cơ, chuyển hoá thành mùn và chất khoáng. Trong ống tiêu hoá của giun người ta thấy có

nhiều loại dịch và men tiêu hoá, chính nhờ vậy mà xác hữu cơ sau khi được nghiền nhỏ tiếp tục được phân huỷ.

Giun yêu cầu đất có độ ẩm phù hợp, giàu thức ăn, phản ứng trung tính hoặc ít chua. Khi đất có pH nhỏ hơn 4,5 giun đất phát triển rất kém. Sự phân bố của giun đất trong các loại đất rất khác nhau (hình 3.10). Trong đất đồng cỏ vùng ôn đới khối lượng giun đất có thể lên 1000- 4000 kg/ ha. Ngược lại ở đất trồng trọt chỉ đạt 50- 500 kg/ ha.

Hình 3.10. Mật độ quần thể giun đất Lumbricus terrestris trong các loại đất

(Theo Guilda)

Hình 3.11. Lát cắt hang giun (theo Tischlerim)

a. Trứng b. Ấu trùng

Rất có ý nghĩa là việc giun đào hang lấy đất ăn và thải "phân giun" (hình 3. 11) Các hạt đất đã qua bụng giun là những đoàn lạp lớn

(macroaggregates) rất giàu và đầy đủ thành phần dinh dưỡng (N, P, K,

đất thịt nặng đất thịt t/bình đất thịt nhẹ

phù sa cát rời

a

Ca, Mg…) đến mức ta có thể xem là những viên phân. Các nhà khoa học đã tính rằng nếu trong đất có 150 cá thể trên 1 m2 thì hàng năm có tới hơn 120 tấn viên phân giun trong đó 20 tấn được đùn lên khỏi mặt đất (theo Nguyễn Kim Vũ). Giun đất tạo ra một hệ thống "hang" có thể

chiếm tới 2/ 3 thể tích khe hở chung của đất (Uggla, 1976), rất có lợi cho chế độ không khí - nước - nhiệt nhất là trong đất nặng. Do có nhiều tác dụng như vậy nên giun đất được ví là "anh thợ cày cần mẫn".

Một phần của tài liệu Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 3 ppsx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)