TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCMKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG... B
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
STT HỌ TÊN MSSV % THAM GIA
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để chúng tôi có một môi trường học tập hết sức thoải mái với đầy đủ cơ sở vật chất
Xin cảm ơn Quản trị kinh doanh đã tạo cơ hội và điều kiện để chúng tôi được học bộ môn lý thú và bổ ích này
Chúng tôi chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn chúng tôi môn học này – NCS Trần Thị Huế Chi Xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến cô
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu luận theo hướng hoàn chỉnh nhất, nhưng do chưa có kiến thức sâu rộng về chuyên môn cũng như tầm nhìn còn hạn chế nên nếu bài tiểu luận có sai sót gì rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô và những người quan tâm
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……….
Trang 5MỤC LỤC
Phần Mở đầu 4
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 6
Phần Nội Dung 7
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 7
1.1 Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Mục tiêu 7
1.1.3 Ý nghĩa 7
1.2 Đối tượng phân tích tài chính 9
1.2.1 Bảng cân đối kế toán 9
1.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9
1.3 Các phương pháp phân tích tài chính 10
1.3.1 Phương pháp so sánh 10
1.3.2 Phương pháp tỷ số 11
1.4 Nội dung phân tích cơ bản 11
1.4.1 Phân tích so sánh 11
1.4.1.1 Phân tích xu hướng 11
Trang 61.4.1.2 Phân tích cơ cấu (common size analysis) 11
1.4.2 Phân tích tỷ số 12
1.4.2.1 Tỷ số thanh khoản 12
1.4.2.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 13
1.4.2.3 Tỷ số quản lý nợ 14
1.4.2.4 Tỷ số quản lý khả năng sinh lợi 16
1.4.2.5 Tỷ số giá trị thị trường 17
1.4.3.Phân tích Du Pont 18
Chương 2: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang 20
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Dược Hậu Giang 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 21
2.1.2.1 Nguồn nhân lực 21
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty 21
2.1.3 Thị trường và hệ thống phân phối 22
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh 24
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần dược Hậu Giang 24
2.2.1 Phân tích so sánh 24
2.2.1.1.Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 26
2.2.1.2 Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (bảng 3) 33
2.2.2.Phân tích tỷ số (bảng 4) 36
2.2.2.1.Tỷ số thanh khoản 36
2.2.2.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 37
2.2.2.3.Tỷ số quản lý nợ 38
Trang 72.2.2.4.Tỷ số khả năng sinh lợi 39
2.2.2.5.Tỷ số giá trị thị trường 41
2.2.2.Phân tích Dupont 42
: CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 42
3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 43
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 47
Phần KẾT LUẬN 50
Tài liệu tham khảo 52
Phần phụ lục 53
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cầnphải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu vềvốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý
và đạt hiệu quả cao nhất Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nắm vững các nhân tố ảnhhưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanhnghiệp Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính Việc thường xuyêntiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõthực trạng hoạt động tài chính, từ đó nhận ra được mặt mạnh, mặt yếu của doanhnghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai vàđồng thời đề xuất những biện pháp hữu hiệu để ổn định và nâng cao chất lượng côngtác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh Đó cũng chính là lý do nhómchúng tôi chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính công ty Cổ phần Dược Hậu Gianggiai đoạn 2008 - 2010” làm đề tài tiểu luận
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình tài chính để nắm rõ thực trạngtài chính và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược HậuGiang Để thực hiện được mục tiêu chung như vậy cần phải đi sâu phân tích các mụctiêu cụ thể sau:
+ Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán:
- Phân tích cơ cấu tài sản
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Trang 9- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn + Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh:
- Phân tích tình hình doanh thu
1.3.1 Không gian và thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
- Số liệu được sử dụng phân tích trong đề tài từ năm 2008 đến năm 2010
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Là các báo cáo tài chính qua ba năm (từ năm 2008-2010) của Công ty Cổ phầnDược Hậu Giang:
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trang 10+ Đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giaiđoạn 2008 - 2010” mà nhóm đang làm để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
+ Ở phần giải pháp đề tài phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hộicủa doanh nghiệp để từ đó giúp cho những ai quan tâm đến đề tài thấy được những mặttồn tại của doanh nghiệp
+ Ở phần giải pháp và kiến nghị đề tài đưa ra các kiến nghị rất thiết thực đối vớiCông ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm em mong nó góp phần làm phong phú thêmnội dung phân tích tình hình tài chính của Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang nói riêng
và tại các doanh nghiệp trên cả nước nói chung
1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang giaiđoạn 2008 - 2010
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp – Kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động củacông ty cổ phần Dược Hậu Giang
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
Trang 11PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phân tích tài chính để hiểu và nắm vững các số liệu có trong các báo cáo tàichính, hay nói cách khác là biết đọc và viết một báo cáo tài chính như thế nào?
Trên cơ sở phân tích các số liệu có trong các báo cáo tài chính, so sánh nó cả ởgóc độ không gian và thời gian, từ đó đưa ra các dự báo cho tương lai và trên cơ sở các
dự báo này mà các quyết định được đưa ra
1.1.3 Ý nghĩa
Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính là giúp chonhững người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chínhxác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp Bởi vậy, việc phân tích báocáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía (nhà quản trị doanh nghiệp vànhững người quan tâm đến doanh nghiệp)
Trang 12Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thì mối quan tâm hàng đầu của họ là tìmkiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Bên cạnh đó, các nhà quản trị còn quan tâm đếnnhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cungcấp nhiều sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội,bảo vệ môi trường Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mụctiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: kinhdoanh có lãi và thanh toán được nợ Như vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp
và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giátình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi,rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họhướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến sốlượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi nhanh thành tiền; từ đó, so sánh với số
nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Ngoài ra, cácchủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sởhữu; Bởi vì, số vốn chủ sở hữu là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanhnghiệp gặp rủi ro Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin cho thấy ngườivay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó có thể và sẽ được thanh toán khi đếnhạn Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì đó là cơ
sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ quyết định xem
có cho phép khách hàng sắp tới mua chịu hàng hay thanh toán chậm không? Nhómngười này cũng cần phải biết khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới củakhách hàng
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi
ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn…Vì vậy, họ cần nhữngthông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềmnăng tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như việc điều hành hoạt động và tính hiệu
Trang 13quả của công tác quản lý Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quảcho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính củadoanh nghiệp Đó là các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tíchtài chính, những người lao động…Những nhóm người này có nhu cầu thông tin về cơbản giống như các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp…bởi vì nóliên quan đến quyền lợi và trách nhiệm đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ
1.2 ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh (thời điểm lập báo cáo tài chính)
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanhnghiệp Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có củadoanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tàisản đó Thông qua bảng cân đối kế toán, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá kháiquát tình hình tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, có thể phân tích tình hình sửdụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chính trên ý nghĩa đó, người ta có thể nhận xét rằng: nhìn vào bảng cân đối kếtoán, có thể đánh giá doanh nghiệp giàu lên hay nghèo đi, doanh nghiệp đảm bảo haykhông đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp phát triển hay chuẩn bị phá sản
Bảng cân đối kế toán được trình bày hai phần: phần “Tài sản” và phần “Nguồnvốn”
1.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 14Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhtổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theohoạt động sản xuất kinh doanh chính, các hoạt động tài chính và các hoạt động bấtthường Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp phản ánh tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp cũngnhư chi tiết các chỉ tiêu về thuế giá trị gia tăng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba phần:
+ Phần I: Lãi, lỗ
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
+ Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGTđược giảm, thuế GTGT hàng bán
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh thường được dùng để đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn:
Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản”, cho phép đánh giá tổng quátnăng lực và trình độ sử dụng tài sản Về mặt pháp lý, phần “Tài sản” thể hiệntiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đíchthu được các khoản lợi ích trong tương lai
Về mặt kinh tế, khi phân tích nguồn vốn người sử dụng có thể thấy được thựctrạng tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp lý, người sử dụng bảng cân đối
kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinhdoanh với nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay của ngân hàng vàvốn vay của các đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các
Trang 15khoản nợ với người lao động, với cổ đông, với nhà cung cấp, với trái chủ, vớinhà nước.
1.3.2 Phương pháp tỷ số
Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tíchbáo cáo tài chính Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụngcác tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của công
ty Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xácđịnh, tỷ số tài chính có thể chia làm 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tàisản, tỷ số tài chính từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính từ cả 2 báo cáo vừa nêu Dựavào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các
tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khảnăng sinh lợi và các tỷ số tăng trưởng
1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN
1.4.1 Phân tích so sánh
1.4.1.1 Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng là kĩ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công
ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt hay xấu đi của các tỷ số tài chính
1.4.1.2 Phân tích cơ cấu (common size analysis)
Phân tích cơ cấu là kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi củatừng khoản mục trong báo cáo tài chính
Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích cơ cấu được thực hiện bằngcách tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu qua các năm đểthấy khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục
Trang 16Trong phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán cũng tương tự , chúng ta cũng tính toán và
so sánh tỷ trọng của từng khoản mục tài sản với tổng tài sản và khoản mục nguồn vốnvới tổng nguồn vốn
1.4.2 Phân tích tỷ số
1.4.2.1 Tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ của công ty Tỷ số thanhkhoản đo lường khả năng doanh nghiệp đó có thể đối phó với tình hình tài chính ngắnhạn
Tỷ số thanh khoản bao gồm: tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanhkhoản nhanh (quick ratio) Chúng thường được xem là tỷ số được xác định từ bảng cânđối tài sản
Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn được gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn) chỉ rõ khả
năng của công ty trong việc đối phó với nợ ngắn hạn Tỷ số này nhấn mạnh đến khảnăng chuyển hoá thành tiền mặt của các tài sản lưu động để đối phó với nợ ngắn hạn
Tỷ số này được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trịtài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả
Tỷ số này cung cấp một dấu hiệu đơn giản và tốt nhất về đảm bảo các khoản nợ ngắnhạn bằng các tài sản dự kiến có thể chuyển thành tiền nhanh Nếu nợ ngắn hạn tăngnhanh hơn tài sản lưu động thì tỷ số thanh khoản hiện thời sẽ giảm và công ty sẽ lâmvào tình trạng khó khăn Tuy nhiên tỷ số này chỉ là một công cụ đo lường thô vì nókhông tính đến khả năng chuyển nhượng của từng loại tài sản trong nhóm tài sản lưuđộng
Tỷ số thanh khoản nhanh là một công cụ đo lường chặt chẽ hơn tỷ số thanh khoản hiện
thời Tỷ số này bổ sung cho tỷ số thanh khoản hiện thời, chủ yếu tập chung vào các tài
Trang 17sản có tính chuyển hoá thành tiền nhanh hơn như tiền mặt, chứng khoán khả nhượng vàcác khoản phải thu Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từbảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong tài khoản khi tínhtoán.
1.4.2.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty
Vòng quay hàng tồn kho ( inventory activity )
Tỷ số hoạt động tồn kho để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty Tỷ sốnày diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinhdoanh phù hợp trên thị trường Nó thường được sử dụng khi phân tích hiệu quả sử dụngnguồn vốn Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trongmột năm hoặc số ngày tồn kho
Thông thường, vòng quay hàng tồn kho càng cao, hoạt động quản lý hàng tồn kho cànghiệu quả Tuy nhiên, đôi lúc, vòng quay hàng tồn kho càng cao là dấu hiệu duy trì quá
ít hàng tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng dự trữ Vòng quay hàng tồn kho quáthấp là dấu hiệu nhiều hàng lỗi thời, quá hạn
Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period – ACP )
Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu Nó chobiết bình quân các khoản phải thu mất bao nhiêu ngày Công thức như sau:
Trang 18Nếu kỳ thu tiền bình quân lơn hơn thời hạn bán cho phép của công ty thì đây là dấuhiệu không tốt, nó cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, nếu kỳ thutiền bình quân quá thấp cũng không tốt vì nó cho thấy công ty có chính sách quá chặtchẽ Trong trường hợp này có lẽ công ty nên nới lỏng chính sách hơn.
Tỷ số khoản phải thu khách hàng
Tỷ số này cung cấp thông tin nội bộ về chất lượng khoản phải thu của công ty và mức
độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ Tỷ lệ này được xác định:
Vòng quay tài sản cố định ( Fixed assets turnover ratio )
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhàxưởng Công thức:
Vòng quay tổng tài sản ( Total assets turnover ratio )
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt tài sảnlưu động hay tài sản cố định Công thức tính:
1.4.2.3 Tỷ số quản lý nợ
Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông,mặt khác gia tăng rủi ro Do vậy, quản lý nợ cũng rất là quan trọng
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Trang 19Thường được gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản.Công thức xác định:
Tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả
Tỷ số khả năng trả lãi ( Ability to pay interest ) hay tỷ số trang trải lãi vay
Khi lợi nhuận tao ra cao hơn lãi vay thì cổ đông sẽ có lợi khi sử dụng nợ Nếu khôngcông ty sẽ không có khả năng trả lãi vay và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho các cổđông Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi Côngthức xác định:
Khả năng trả nợ của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi vàmức độ sử dụng nợ của công ty
Tỷ số này lại có khuyết điểm:
- Lãi vay không phải là khoản nợ duy nhất – các công ty còn phải giảm nợ gốc theo kếhoạch, nhiều công ty phải thuê tài sản vì thế phải thanh toán các khoản thuê đó Nếucông ty không có khả năng chi trả các khoản nợ này có khả năng công ty sẽ bị phá sản
- EBIT không biểu diễn toàn bộ ngân quỹ có thể trả nợ, đặc biệt là một công ty cókhấu hao lớn
Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoàilãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác như tiền thuê tài sản như đã nói ởtrên Chúng ta quan tâm đến khả năng trả nợ chung của công ty Công thức xác định:
Trang 20Khi tính tỷ số cần lưu ý khôi phục tiền thuê, do tiền thuê đã được khấu trừ như là chiphí hoạt động ra khỏi EBITDA.
1.4.2.4 Tỷ số quản lý khả năng sinh lợi
Kết quả của các chính sách và quyết đinh liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản vàquan lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của công ty
Tỷ số này đo lường hiệu quả công ty trong việc sử dụng tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ( profit margin on sales )
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồngdoanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông Công thức tính:
Tỷ số suât sinh lợi căn bản
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnhhưởng của thuế và đòn bảy tài chính Công thức xác định:
Tỷ số này thường được sử dụng để so sánh giữa các công ty có thuế thu nhập doanhnghiêp và mức độ sử dụng nợ khác nhau
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ( return and total assets)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tàisản của công ty Công thức xác định:
Trang 21Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (return on common equity)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ đông thường Công thứcxác định:
1.4.2.5 Tỷ số giá trị thị trường
Các tỷ số thi trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ đông, thểhiện giá trị tương lai của công ty
Tỷ số P/E (price/ Earning ratio)
Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có một đồng lợi nhuận củacông ty Công thức tính:
Tỷ số P/C
Tỷ số này chỉ sử dụng trong một số ngành mà giá cổ phiếu có quan hệ chặt chẽ và ngânlưu hơn là với lợi nhuận ròng Công thức tính:
Tỷ số M/B
Trang 22Tỷ số này so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị số sách hay mệnh giá cổphiếu Công thức xác định:
1.4.3.Phân tích Du Pont
Phân tích Du Pont là kỷ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thànhnhững bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quảsau cùng Các nhà quản lý trong nội bộ công ty thường sử dụng kỷ thuật này để có cáinhìn cụ thể và ra quyết định nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào
Kỹ thuật phân tích Du Pont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây, gọi chung làphương trình Du Pont
ROA = Lãi gộp × Vòng quay tổng tài sản
= Lãi gộp × Vòng quay tổng tài sản × Hệ số sử dụng vốn CP
Trang 23Sơ đồ Du Pont trong quan hệ hàm số giữa tỷ suất
ROA Tài sản/Vốn cổ phần thưởng
Tỷ lệ lãi góp Vòng quay tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản
×
×
Trang 24CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Năm 1976, đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang
Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược thuộc Ty
Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công tyDược phẩm và Công ty Dược liệu
Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.Ngày 02/09/2004: chuyển thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với vốn điều lệ banđầu là 80.000.000.000 đồng
Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG ngày 21/12/2006 trên sàn giaodịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp
- Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là một trong những công ty làm ăn hiệu quả nhấtcủa TP Cần Thơ hiện nay Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn được Tỉnh uỷ,UBND Thành phố công nhận là đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản lượng, sản phẩm,doanh số tăng và xuất sắc hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN Bên cạnh đó Công ty luôntìm mọi biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, CNV với sứmạng: “Dược Hậu Giang cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đápứng tốt nhất nhu cầu bảo vệ sức khoẻ vì hạnh phúc của mỗi người.”.- Trong những
Trang 25năm qua Công ty luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Thành phốgiao phó và đạt nhiều thành tích xuất sắc Từ đó, tạo được uy tín trên thương trườnggóp phần không nhỏ vào chiến lược cạnh tranh với các đơn vị bạn và đơn vị nướcngoài, tiếp tục mở rộng và nâng cao thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và khuvực, đồng thời từng bước nâng cao lợi nhuận công ty.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.1.2.1 Nguồn nhân lực
Nhân sự tại thời điểm 31/12/2010:
Số lượng lao động tại DHG tăng dần qua các năm, tổng số lao động tại công ty là 2.485người Trong đó, trên đại học và đại học chiếm 19%; Cao Đẳng và Trung học chiếm 43%; Trung học phổ thông chiếm 38%
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao và luôn tâm huyết với công ty
Dược Hậu Giang xác định con người là nguồn vốn quí nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cho xã hội Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty
Trang 262.1.3 Thị trường và hệ thống phân phối
Trải qua 38 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) đãkhông ngừng sáng tạo để trở thành Công ty dược phẩm không chỉ mạnh về sản xuất, hệthống phân phối mà luôn hết lòng hoạt động để chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng(NTD)
16 năm qua, sản phẩm của Dược Hậu Giang luôn được người tiêu dùng tín nhiệm Với những thành tích này, DHG đã vinh dự 16 năm liền đạt danh hiệu “Hàng Việt Namchất lượng cao” do NTD bình chọn
Trang 27Theo ông Đoàn Đình Duy Khương, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược HậuGiang, trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối, có thể nói, thành công lớn nhất đểDHG có thị phần như ngày hôm nay đó là việc chăm sóc khách hàng Bằng sự kiên trì,chịu khó, các nhân viên bán hàng của DHG đã chiếm được tình cảm của khách hàng,tạo cho họ những xúc cảm bằng nét văn hóa riêng và tình người DHG Chính vì thế,với khoảng 20.000 khách hàng hiện tại trên thị trường, DHG đã có đến hơn 1/3 kháchhàng thân thiết trở thành thành viên “Câu lạc bộ cùng thịnh vượng”, trở thành ngườicủa đại gia đình DHG, cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường.
Từ 25 sản phẩm sản xuất trong năm 1998, đến nay, DHG đã cung ứng ra thị trường tândược trên 200 mặt hàng thuốc các loại; đáp ứng đủ danh mục thuốc cho các cơ sởkhám chữa bệnh trong cả nước và thương hiệu "Dược Hậu Giang" còn xuất hàng quamột số quốc gia khác như: Ukraina, Lào, Mông Cổ, Hàn Quốc, Campuchia, Nga,Moldova, Myanmar, Nigeria và Singapore Năm 2010, doanh thu thuần của Công ty là2.035 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 379 tỷ đồng (trong đó kim ngạch XK đạt 21 tỷđồng); năm 2011, doanh thu thuần của Công ty đạt 2.491 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là
502 tỷ đồng (trong đó kim ngạch XK đạt 27 tỷ đồng), tăng trưởng 27% so với năm2010
Mục tiêu trước mắt, Công ty đang mở rộng phân phối sản phẩm sang thị trường châu Á
và châu Phi, đây là những thị trường nhiều tiềm năng và có hệ thống rào cản thươngmại không quá khắc khe Chất lượng sản phẩm và uy tín trong kinh doanh là nhữngyêu cầu cần thiết để sản phẩm DHG có thể trụ vững và ngày càng phát triển ở các thịtrường XK hiện nay Hơn nữa, đây còn là những mục tiêu hàng đầu để sản phẩm DHG
có thể mở rộng khả năng hội nhập của mình trên trường quốc tế
Theo ông Đoàn Đình Duy Khương, để tạo được lòng tin với NTD, DHG đã khôngngừng đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu hoạt chất mới,tìm kiếm công nghệ đặc biệt để tạo nên các dòng sản phẩm độc đáo, có ưu thế cạnhtranh trên thị trường và đem lại lợi ích cho NTD Sản phẩm Spivital là một trong nhữngthành tựu nổi bật của DHG trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ tảo Spirulina tại ViệtNam Naturenz là sản phẩm được sản xuất dựa trên đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước
Trang 28của Viện Công nghệ sinh học và Viện Khoa học và Công nghệ hơn 20 năm qua Vớithành phần chính được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên đặc trưng của ViệtNam như: Đu đủ, củ cải, khổ qua, và các chất trích tinh từ nhộng tằm… tạo thành cácchất chống oxy hoá và các enzym thiên nhiên an toàn cho người sử dụng.
Sản phẩm của Công ty DHG liên tục 16 năm liền được NTD bình chọn "Hàng ViệtNam chất lượng cao" (1997 – 2012) Sản phẩm của Công ty hiện có mặt trong hệthống các cơ sở khám chữa bệnh của 64 tỉnh, thành trong cả nước Các nhà máy sảnxuất của DHG đều đạt và được các cơ quan trong và ngoài nước chứng nhận các tiêuchuẩn về Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Thực hành bảo quản kho tốt (GSP),Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩnISO 9001:2000
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất kinh doanh dược
Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế
Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theoquy định của Bộ Y tế
Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến
In bao bì
Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
2.2.1 Phân tích so sánh