MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 48)

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

• Giải pháp về tình hình công nợ:

Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty cần có một số biện pháp như việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỉ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà các doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù phù hợp

Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời, nhanh chóng xác định và thu hồi những khoản thuế được hoàn lại trong năm để góp phần giảm mức ứ đọng vốn.

Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt. Đồng thời khi bán hàng công ty nên ký hợp đồng với khách hàng, đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy, vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng lại với công ty.

Đối với các khoản phải trả: theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ tương ứng với từng chủ nợ, xác định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào đã đến hạn cần thanh toán nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tăng lên sự tin cậy của đối tác kinh doanh.

• Giải pháp về công tác quản lý hàng tồn kho:

Phải tăng cường hơn nữa chính sách bán hàng như tổ chức những đợt khuyến mãi giảm giá để thu hút khách hàng giải phóng bớt lượng hàng còn tồn trong kho. Đồng thời phải tăng số lượng khách hàng ở các thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm những khách hàng mới ở các thị trường chưa khai thác.

Các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý. Đối với thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho và số lượng, chất lượng sản phẩm trong kho, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, bao bì, theo dõi độ ẩm trong kho tránh hư hỏng, hao hụt, mất mát

Đội vận chuyển, bốc xếp phải chú ý bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển tránh việc hư bể gây thất thoát.

Cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm hợp lý. Tăng cường công tác quản lý, bảo quản hàng tồn kho.

• Giải pháp hệ số nợ trên tài sản và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Với tỉ lệ nợ trên tổng tài sản và tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao như thế sẽ làm tăng rủi ro và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để giảm thiểu rủi ro này công ty không nên sử dụng nợ vay quá nhiều cho hoạt động đầu tư mà thay vào đó công ty có thể sử dụng vốn đầu tư hoặc vốn huy động bằng cách huy động từ các cổ đông hiện hành hoặc thông qua việc phát hành cổ phiếu.

Hàng năm, doanh nghiệp phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết để xem vốn lưu động thừa hoặc thiếu nhằm

xử lý số thừa, tổ chức huy động nguồn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nếu thừa phải mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh,…Nếu thiếu phải tìm nguồn tài trợ, trước hết là nguồn bên trong sau đó mới đến bên ngoài.

• Giải pháp về nguyên vật liệu:

Ngoài nguyên vật liệu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn và có uy tín trên thế giới công ty cũng nên tìm kiếm và mở rộng thêm các nhà cung ứng khác để nguồn nguyên vật liệu có thể ổn định hơn và nhập khẩu với giá cạnh tranh hơn.

Tiến hành dự trữ đối với các nguồn nguyên vật liệu trên thị trường đang khan hiếm để giảm nguy cơ bị đình trệ sản xuất đối với các sản phẩm cần loại nguyên vật liệu này và cũng giảm nguy cơ tăng giá.

Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên chủ động thương lượng với nhà cung ứng về giá và ký hợp đồng cung ứng với thời gian ấn định trước hoặc cho cả năm để hạn chế tối đa sự biến động giá.

• Giải pháp đối với tài sản:

Việc tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay là rất cần thiết. Vì vậy công ty cần phải: Tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất và để đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả. Công ty phải có kế hoạch xác định rõ nhu cầu đầu tư của mình để có trình tự ưu tiên đầu tư hợp lý, tránh việc xây dựng, mua sắm tài sản nhưng chưa sử dụng đến dễ dẫn đến hao mòn hữu hình lẫn vô hình.

Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy, xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với qui mô sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định, đầu tư thêm máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng được số vòng quay của tài sản lên.

Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho các công nhân. Lập kế hoạch sửa chữa kịp thời.Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: việc Việt Nam gia nhập WTO và nhu cầu dược phẩm trong nước tăng lên là cơ hội để cho doanh nghiệp phát triển thị trường dược phẩm trong nước và ngoài nước.

• Vì vậy công ty nên:

Có những hoạt động tích cực để tăng doanh thu: Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu khách hàng, doanh nghiệp nên đa dạng hóa mặt hàng và phát huy những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng hơn nữa. Phấn đấu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo.

Công ty cần tìm các đối tác cung ứng trực tiếp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng tốt, ổn định và giá cả hợp lý để từ đó sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Công ty nên chú trọng xây dựng một đội ngũ marketing có trình độ, nghiệp vụ cao để tìm hiểu thị trường và tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm như thực hiện chào hàng trên mạng, nâng cấp trang web, tham gia các kỳ hội chợ quốc tế. Chú ý đến thị hiếu của khách hàng, chú trọng đến thị trường nước ngoài chứ không chỉ quan tâm đến thị trường trong nước.

Công ty phải từng bước hiện đại hóa phương pháp quản lý, cập nhật nhanh thông tin, giữ nghiêm tính kỷ luật của chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ để làm cơ sở ra quyết định nhanh chóng, chính xác. Đối với thị trường nước ngoài, việc nghiên cứu về luật pháp, thông lệ quốc tế, thu thập thông tin qua mạng lưới thông tin quốc tế và trao đổi giao dịch qua fax, telex...là cần thiết và phù hợp với qui mô công ty hiện nay. Tăng cường xúc tiến thương mại, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp bằng cách tìm những cơ hội giao thương thông qua mạng, báo chí, những cuộc triển lãm hội chợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường hoặc có thể hợp tác với những khách hàng quen thuộc để tìm khách hàng mới với những thỏa thuận hấp dẫn như: cho họ hưởng hoa hồng hoặc giảm giá khi mua hàng.

Đối với những khách hàng chưa là khách hàng thường xuyên của công ty phải luôn giữ vững uy tín bằng những lần giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần hơn nữa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 48)