Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 29)

• Sản xuất kinh doanh dược.

• Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

• Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.

• Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến. • In bao bì.

Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

2.2.1.1.Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu tài sản (bảng 1)

Qua bảng số liệu của Bảng 1 trang cho thấy tốc độ tăng của tài sản trong năm 2009 là tương đối cao tăng trên 40,69% so với năm 2008, đến năm 2010 thì tốc độ tăng này giảm hơn nhiều chỉ còn 19,56% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm có tăng nhưng không đều. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích các khoản mục:

• Tài sản ngắn hạn

Qua ba năm tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là khá cao, năm 2008 đến 2009 tăng 54.75%, năm 2009 đến 2010 tăng 18.93%. Sự tăng lên này là do các nhân tố sau:

 Tiền và các khoản tương đương tiền

Qua bảng số liệu ta thấy tỉ trọng của các khoản mục tiền qua các năm đều trên 19% (cao nhất là năm 2009 trên 38.38%). Năm 2009 lượng tiền mặt của công ty giảm không đáng kể chỉ 44.949.657.317 đồng (giảm 21,7% so với năm 2008). Nhưng đến năm 2010 lượng tiền mặt tăng mạnh, tăng 124.299.376.909 đồng (tăng 76,63% so với năm 2009). Sự tăng giảm này là do:

- Qua ba năm doanh số bán của công ty không ngừng tăng trưởng kéo theo sự tăng lên của sản lượng sản xuất nên các khoản tiền phục vụ cho nhu cầu mua nguyên liệu, chi trả tiền lương, các khoản tiền phải trả cho người bán cũng tăng lên.

- Đồng thời, với sự tăng lên của doanh số bán trong năm 2009, 2010 nên lượng tiền thu được từ các đại lý, chi nhánh, hiệu thuốc của công ty cũng tăng lên nên nó cũng góp phần làm lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty cũng tăng lên.

- Quy mô của công ty không ngừng tăng trưởng nên nhu cầu về vốn lưu động của công ty không ngừng tăng, để đáp ứng cho nhu cầu về mở rộng thị trường, đầu tư của công ty.

Kết luận: Tỉ trọng của tiền như thế là hợp lý nhưng nếu có thể giảm lượng tiền mà vẫn đáp ứng được cho nhu cầu thanh toán bằng tiền thì tốt hơn nhất là trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện nay.

 Các khoản phải thu

Tỉ trọng khoản phải thu qua ba năm là khá cao, trung bình chiếm tỉ trọng là khoảng 22% trong tổng tài sản. Ta thấy tốc độ tăng của nó trong năm 2009, 2010 là cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do:

- Khoản phải thu khách hàng: cùng với sự tăng lên của doanh số bán thì khoản phải thu của khách hàng cũng tăng lên do chính sách bán hàng của công ty. Trong 2 năm 2009, 2010 công ty tăng cường mở rộng thị trường, công ty đã mở thêm một số chi nhánh hiệu thuốc ở ba miền và các đại lý, chi nhánh muốn thu hút nhiều khách hàng nên có chính sách kéo dài thời gian thu nợ.

- Trả trước cho người bán: qua ba năm lượng tăng giảm không đáng kể cụ thể năm 2009 giảm 8.27% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên 6.67% so với năm 2009. Sự tăng lên này là do trong năm 2010 công ty mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong đó một số công cụ dụng cụ được nhập từ nước ngoài nên công ty phải trả trước một khoản tiền bằng đồng Việt Nam và cả ngoại tệ cho người bán.

Kết luận: Với tỉ trọng không cao và tốc độ tăng thấp của các khoản phải thu như vậy cũng có lợi cho công ty vì công ty phải bỏ ra một khoản chi phí ít để tài trợ cho khoản vốn bị chiếm dụng và chưa thu hồi này. Điều đó chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn không nhiều. tuy nhiên, công ty cũng cần có biện pháp để thu hồi nhanh các khoản phải thu này.

 Hàng tồn kho

Tỉ trọng và mức tăng của hàng tồn kho năm 2009 giảm so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 thì tỉ trọng này lại tăng cao. Cụ thể như sau:

Năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.504.523.634 đồng (giảm 0,49%), năm 2010 so với năm 2009 tăng 40.367.752.031. đồng (tăng 13,16%). Nguyên nhân là do năm 2009 công ty đã giảm lượng hàng tồn kho, và đến năm 2010 lại tăng lượng hàng tồn kho này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường ngày càng tăng và khách hàng Kết luận

Hàng tồn kho qua ba năm có tăng ở năm 2010 nhưng có giảm ở năm 2009. Tuy nhiên mức tăng là khá mạnh. Điều này chứng tỏ sự quản lý của công ty đối với khoản hàng tồn kho là khá tốt năm 2009 và chưa tốt năm 2010. Vì vậy, công ty có thể đưa ra các chiến lược tốt hơn để giảm lượng hàng tồn kho, từ đó giảm được chi phí bảo quản và lưu kho và các khoản chi phí liên quan khác để tăng lợi nhuận.

 Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác qua ba năm có tăng có giảm (đặc biệt năm 2009 tăng trên 39%). Mặc dù tăng như thế nhưng tỉ trọng trong tổng tài sản là không đáng kể chỉ chiếm trên dưới 1%. Nên sự thay đổi của nó không ảnh hưởng đến tổng tài sản. Sự tăng lên là do công ty có mua một số lượng nhỏ công cụ dụng cụ, thiết bị thay thế bên ngoài nên các khoản ứng trước, trả trước ngắn hạn tăng và các khoản thuế còn phải khấu trừ của công ty ngày càng tăng.

• Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn mặc dù chiếm tỉ trọng không cao so với tổng tài sản nhưng nó thể hiện sự quan tâm của công ty trong việc mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và hiệu quả hơn.

 Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình: chiếm tỉ trọng cao nhất trong tài sản dài hạn và tốc độ tăng của tài sản cố định vào năm 2009 là 13,14% (tăng 27.530.615.484 đồng) sang năm 2010 tài sản cố định hữu hình tăng khá mạnh tăng 28,03% so với năm 2009. Sự tăng lên này là do:

- Năm 2009, năm 2010 công ty mua thêm phương tiện vận tải phục vụ cho nhu cầu phân phối sản phẩm, xây dựng nhà xưởng đã được hoàn thành, cải tạo nhà xưởng và trong năm công ty cũng thay đổi nâng cấp, cải tiến một số máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cũng để tiết kiệm chi phí.

Tài sản cố định vô hình: tăng nhẹ qua các năm, đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh, năm 2009 tăng 3.259.792.694 đồng (tăng 162.78%) tiếp tục năm 2010 tăng 2.457.649.606 đồng (tăng 46.70%). Nguyên nhân do công ty tăng cường mua sắm, xây dựng, sữa chữa tài sản cố định nên đã làm cho khoản mục này tăng đáng kể. Kết luận: Tài sản cố định không ngừng tăng qua ba năm, đặc biệt là năm 2010 tăng trên 28.03%. Điều này thể hiện sự quan tâm của công ty đến việc đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng để phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là định hướng đầu tư đúng đắn nhất là trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện nay.

 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác

Hai khoản mục này có sự tăng giảm khác nhau. Đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn, tốc độ giảm của nó rất cao năm 2009 giảm 53.24% và năm 2010 tăng là 27.91% nhưng tỉ trọng của nó đối với tài sản thì lại rất thấp và đều nhỏ hơn 6.18%. Do trong năm 2009 công ty giảm góp vốn vào các đơn vị khác, giảm khả năng sinh lời của nguồn vốn nhàn rỗi làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khác với đầu tư tài chính dài hạn thì khoản mục tài sản dài hạn khác có xu hướng tăng giảm không đều năm 2009 tài sản dài hạn khác tăng 19.373.951.231 đồng, tăng 88,63% so với năm 2008 và đến năm 2010 thì giảm 32.52% và tỉ trọng của nó trong tổng tài sản chỉ là 0,09%. Do trong năm 2009 các chi phí san lấp, chi phí thuê kho bãi tăng dần. và đến năm 2010 thì giảm dần.

Kết luận: Qua ba năm công ty luôn nâng cấp, mua mới, đầu tư các tài sản dài hạn (nhất là tài sản cố định) để phục vụ sản xuất. Từ đó ta có thể nói trong ba năm công ty sử dụng rất hiệu quả tài sản cố định, không có tình trạng máy móc sử dụng không hết công suất. Mặc dù tỉ trọng của nó không lớn so với tài sản ngắn hạn, trung bình chỉ

chiếm khoảng 22% nhưng so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm thì mức độ đầu tư cho tài sản cố định của Dược Hậu Giang là hợp lý.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn (bảng 2)

Qua sự phân tích tốc độ tăng giảm của tài sản ta thấy tốc độ tăng của tài sản qua các năm là khá nhanh nên theo nguyên tắc cân đối tài sản và nguồn vốn thì qua các năm nguồn vốn cũng tăng như tài sản để đáp ứng nhu cầu tăng nguồn vốn. Tuy nhiên mức độ tăng của từng khoản mục nguồn vốn là khác nhau. Vì vậy để hiểu rõ hơn chúng ta tiến hành đi sâu nghiên cứu từng khoản mục:

Nợ phải trả:Tỉ trọng của nợ phải trả qua ba năm là tương đối cao trên 29%. Tuy nhiên, khoản mục này có tốc độ giảm nhẹ qua các năm. Từ khoảng 35% năm 2008 còn khoảng 32% năm 2009 và khoảng 29% năm 2010.

 Nợ ngắn hạn:

Tỉ trọng của nợ ngắn hạn là cao nhất trong nguồn vốn, nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ khoảng 33% năm 2008 còn khoảng 29% năm 2009 và khoảng 25% năm 2010. Tuy nhiên, số tiền nợ vẫn tăng nhẹ qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 75,751 tỉ và từ năm 2009 đến 2010 tăng 28,304 tỉ.

Kết luận: Nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng liên tục qua ba năm. Điều này chứng tỏ công ty huy động nguồn vốn bên ngoài ngày càng tăng mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, mức độ tăng của nợ ngắn hạn không nhiều lắm, cần duy trì tốc độ tăng hợp lý để giảm nhẹ gánh nặng thanh khoản cho công ty.

 Nợ dài hạn

Năm 2008 tỉ trọng của nợ dài hạn là 1,4% và tốc độ tăng của nó cực kì cao là 248,6% (tăng 37,7 tỷ đồng), đến năm 2009 tỉ trọng này là 3,48% và năm 2010 là 3,25%, đến năm 2009 thì tốc độ tăng của nợ dài hạn giảm mạnh, chỉ còn 11,7%.

.Kết luận: Nợ dài hạn từ năm 2008 đến 2009 có xu hướng tăng khá nhanh, đến năm 2010 thì giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao. Công ty nên có kế hoạch thanh toán nợ dài hạn hợp lý để giảm chi phí tài chính nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu:

Nhìn bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là khá cao, trong năm 2009 là 46,28% (tương đương 322,09 tỷ đồng) và năm 2010 có giảm xuống nhưng vẫn ở mức là 25,76% (tương đương 262.288 tỷ đồng).

Kết luận: Với tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu khá cao như vậy là rất tốt. Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư vì tốc độ tăng và tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở khá cao sẽ đảm bảo được khả năng tự tài trợ tạo được tâm lý an toàn cho nhà đầu tư. Và cũng làm cho khả năng chủ động về nguồn vốn tăng tạo thuận lợi trong quá trình đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp nên có biện pháp giữ cho nguồn vốn chủ sở hữu duy trì mức tăng với tốc độ ổn định.

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: Năm 2009:

Tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là khá cao nhưng tốc độ tăng của tài sản dài hạn thì quá lại thấp:

+ Tài sản ngắn hạn: tăng 54,74% + Tài sản dài hạn: tăng 3,77%

Điều này cho ta biết rằng trong năm 2009 công ty đã tăng trưởng mạnh nên nhu cầu vốn là rất lớn, nhất là nhu cầu vốn lưu động và khoản mục này chiếm tỉ trọng khá cao, tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động cũng lớn do nhu cầu sản xuất tăng lên. Vì cần số lượng sản xuất với số lượng lớn hơn nên công ty phải cần đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng nhưng tài sản dài hạn có tăng nhưng tăng ít là do trong năm 2009 các

khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm đáng kể.Vì tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng nên công ty phải huy động các khoản vốn để tài trợ cho tài sản, cụ thể như sau: Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên 46,28% nhưng vẫn không tài trợ đủ cho tài sản nhất là tài sản lưu động vì vậy công ty phải huy động, tận dụng các khoản nợ nên khoản mục này cũng tăng 29,66%. Các khoản nợ được huy động này chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn và các khoản chiếm dụng vốn để đầu tư cho tài sản và sự đầu tư này nghiêng về đầu tư vào tài sản ngắn hạn nên việc sử dụng nợ ngắn hạn và các khoản chiếm dụng vốn để tài trợ là hợp lý vì các khoản mục tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm chủ yếu trong tài sản ngắn hạn nên khi cần thiết công ty có thể chuyển hoá các tài sản ngắn hạn này thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có tính thanh khoản cao này.

Năm 2010:

Tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn giảm nhiều so với năm 2009, chỉ còn 18,93% nhưng trong năm này tài sản dài hạn đã tăng mạnh so với năm 2010, cụ thể

:+ Tài sản ngắn hạn: tăng 18,93% + Tài sản dài hạn: tăng 22,03%

Trong năm này có thể thấy công ty đã ít mở rộng sản xuất hơn so với năm 2009 nên nhu cầu về vốn lưu động có tăng nhưng không tăng nhiều nhưng công ty lại tập trung đầu tư cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng… dẫn đến tài sản dài hạn tăng khá nhanh.Vì ít mở rộng sản xuất hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn 25,76%, khoảng vay ngắn hạn cũng chỉ có tốc độ tăng nhẹ là 6,96% Nhận xét: Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong năm 2010 cho thấy công ty bị áp lực thanh khoản là khá lớn vì nhu cầu vốn lưu động là trên 229 tỉ đồng trong khi đó các khoản vay ngắn hạn là trên 262 tỉ đồng, và công ty đã sử dụng khoảng 68 tỉ đồng để đầu tư cho tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định). Nguồn vốn đầu tư này là khá lớn mà chiếm chủ yếu là nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định vì vậy

rủi ro cũng sẽ cao. Chính vì lẽ đó công ty nên sử dụng các khoản vay dài hạn thay vì sử dụng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, từ đó sẽ giảm rủi ro, tạo sự cân đối giữa thời gian thanh khoản và thời gian thu hồi và sự an tâm hơn cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w