Tổng quan về công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 25)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 (thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ).

Tháng 11/1975, chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ.

Năm 1976, đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.

Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu.

Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang. Ngày 02/09/2004: chuyển thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với vốn điều lệ ban đầu là 80.000.000.000 đồng.

Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG ngày 21/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp .

- Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là một trong những công ty làm ăn hiệu quả nhất của TP. Cần Thơ hiện nay. Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn được Tỉnh uỷ, UBND Thành phố công nhận là đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản lượng, sản phẩm, doanh số tăng và xuất sắc hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN. Bên cạnh đó Công ty luôn tìm mọi biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, CNV với sứ mạng: “Dược Hậu Giang cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu bảo vệ sức khoẻ vì hạnh phúc của mỗi người.”.- Trong những

năm qua Công ty luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Thành phố giao phó và đạt nhiều thành tích xuất sắc. Từ đó, tạo được uy tín trên thương trường góp phần không nhỏ vào chiến lược cạnh tranh với các đơn vị bạn và đơn vị nước ngoài, tiếp tục mở rộng và nâng cao thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và khu vực, đồng thời từng bước nâng cao lợi nhuận công ty.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

2.1.2.1. Nguồn nhân lực

Nhân sự tại thời điểm 31/12/2010:

Số lượng lao động tại DHG tăng dần qua các năm, tổng số lao động tại công ty là 2.485 người. Trong đó, trên đại học và đại học chiếm 19%; Cao Đẳng và Trung học chiếm 43%; Trung học phổ thông chiếm 38%.

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao và luôn tâm huyết với công ty

Dược Hậu Giang xác định con người là nguồn vốn quí nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cho xã hội. Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ.

2.1.3. Thị trường và hệ thống phân phối

Trải qua 38 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) đã không ngừng sáng tạo để trở thành Công ty dược phẩm không chỉ mạnh về sản xuất, hệ thống phân phối mà luôn hết lòng hoạt động để chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng (NTD).

16 năm qua, sản phẩm của Dược Hậu Giang luôn được người tiêu dùng tín nhiệm Với những thành tích này, DHG đã vinh dự 16 năm liền đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do NTD bình chọn.

Theo ông Đoàn Đình Duy Khương, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối, có thể nói, thành công lớn nhất để DHG có thị phần như ngày hôm nay đó là việc chăm sóc khách hàng. Bằng sự kiên trì, chịu khó, các nhân viên bán hàng của DHG đã chiếm được tình cảm của khách hàng, tạo cho họ những xúc cảm bằng nét văn hóa riêng và tình người DHG. Chính vì thế, với khoảng 20.000 khách hàng hiện tại trên thị trường, DHG đã có đến hơn 1/3 khách hàng thân thiết trở thành thành viên “Câu lạc bộ cùng thịnh vượng”, trở thành người của đại gia đình DHG, cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường.

Từ 25 sản phẩm sản xuất trong năm 1998, đến nay, DHG đã cung ứng ra thị trường tân dược trên 200 mặt hàng thuốc các loại; đáp ứng đủ danh mục thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước và thương hiệu "Dược Hậu Giang" còn xuất hàng qua một số quốc gia khác như: Ukraina, Lào, Mông Cổ, Hàn Quốc, Campuchia, Nga, Moldova, Myanmar, Nigeria và Singapore. Năm 2010, doanh thu thuần của Công ty là 2.035 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 379 tỷ đồng (trong đó kim ngạch XK đạt 21 tỷ đồng); năm 2011, doanh thu thuần của Công ty đạt 2.491 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 502 tỷ đồng (trong đó kim ngạch XK đạt 27 tỷ đồng), tăng trưởng 27% so với năm 2010.

Mục tiêu trước mắt, Công ty đang mở rộng phân phối sản phẩm sang thị trường châu Á và châu Phi, đây là những thị trường nhiều tiềm năng và có hệ thống rào cản thương mại không quá khắc khe. Chất lượng sản phẩm và uy tín trong kinh doanh là những yêu cầu cần thiết để sản phẩm DHG có thể trụ vững và ngày càng phát triển ở các thị trường XK hiện nay. Hơn nữa, đây còn là những mục tiêu hàng đầu để sản phẩm DHG có thể mở rộng khả năng hội nhập của mình trên trường quốc tế.

Theo ông Đoàn Đình Duy Khương, để tạo được lòng tin với NTD, DHG đã không ngừng đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu hoạt chất mới, tìm kiếm công nghệ đặc biệt để tạo nên các dòng sản phẩm độc đáo, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi ích cho NTD. Sản phẩm Spivital là một trong những thành tựu nổi bật của DHG trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ tảo Spirulina tại Việt Nam. Naturenz là sản phẩm được sản xuất dựa trên đề tài nghiên cứu cấp Nhà

nước của Viện Công nghệ sinh học và Viện Khoa học và Công nghệ hơn 20 năm qua. Với thành phần chính được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên đặc trưng của Việt Nam như: Đu đủ, củ cải, khổ qua, và các chất trích tinh từ nhộng tằm… tạo thành các chất chống oxy hoá và các enzym thiên nhiên an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm của Công ty DHG liên tục 16 năm liền được NTD bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" (1997 – 2012). Sản phẩm của Công ty hiện có mặt trong hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh của 64 tỉnh, thành trong cả nước. Các nhà máy sản xuất của DHG đều đạt và được các cơ quan trong và ngoài nước chứng nhận các tiêu chuẩn về Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Thực hành bảo quản kho tốt (GSP), Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000...

2.1.4. Ngành nghề kinh doanh

• Sản xuất kinh doanh dược.

• Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

• Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.

• Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến. • In bao bì.

Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1.Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu tài sản (bảng 1)

Qua bảng số liệu của Bảng 1 trang cho thấy tốc độ tăng của tài sản trong năm 2009 là tương đối cao tăng trên 40,69% so với năm 2008, đến năm 2010 thì tốc độ tăng này giảm hơn nhiều chỉ còn 19,56% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm có tăng nhưng không đều. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích các khoản mục:

• Tài sản ngắn hạn

Qua ba năm tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là khá cao, năm 2008 đến 2009 tăng 54.75%, năm 2009 đến 2010 tăng 18.93%. Sự tăng lên này là do các nhân tố sau:

 Tiền và các khoản tương đương tiền

Qua bảng số liệu ta thấy tỉ trọng của các khoản mục tiền qua các năm đều trên 19% (cao nhất là năm 2009 trên 38.38%). Năm 2009 lượng tiền mặt của công ty giảm không đáng kể chỉ 44.949.657.317 đồng (giảm 21,7% so với năm 2008). Nhưng đến năm 2010 lượng tiền mặt tăng mạnh, tăng 124.299.376.909 đồng (tăng 76,63% so với năm 2009). Sự tăng giảm này là do:

- Qua ba năm doanh số bán của công ty không ngừng tăng trưởng kéo theo sự tăng lên của sản lượng sản xuất nên các khoản tiền phục vụ cho nhu cầu mua nguyên liệu, chi trả tiền lương, các khoản tiền phải trả cho người bán cũng tăng lên.

- Đồng thời, với sự tăng lên của doanh số bán trong năm 2009, 2010 nên lượng tiền thu được từ các đại lý, chi nhánh, hiệu thuốc của công ty cũng tăng lên nên nó cũng góp phần làm lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty cũng tăng lên.

- Quy mô của công ty không ngừng tăng trưởng nên nhu cầu về vốn lưu động của công ty không ngừng tăng, để đáp ứng cho nhu cầu về mở rộng thị trường, đầu tư của công ty.

Kết luận: Tỉ trọng của tiền như thế là hợp lý nhưng nếu có thể giảm lượng tiền mà vẫn đáp ứng được cho nhu cầu thanh toán bằng tiền thì tốt hơn nhất là trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện nay.

 Các khoản phải thu

Tỉ trọng khoản phải thu qua ba năm là khá cao, trung bình chiếm tỉ trọng là khoảng 22% trong tổng tài sản. Ta thấy tốc độ tăng của nó trong năm 2009, 2010 là cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do:

- Khoản phải thu khách hàng: cùng với sự tăng lên của doanh số bán thì khoản phải thu của khách hàng cũng tăng lên do chính sách bán hàng của công ty. Trong 2 năm 2009, 2010 công ty tăng cường mở rộng thị trường, công ty đã mở thêm một số chi nhánh hiệu thuốc ở ba miền và các đại lý, chi nhánh muốn thu hút nhiều khách hàng nên có chính sách kéo dài thời gian thu nợ.

- Trả trước cho người bán: qua ba năm lượng tăng giảm không đáng kể cụ thể năm 2009 giảm 8.27% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên 6.67% so với năm 2009. Sự tăng lên này là do trong năm 2010 công ty mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong đó một số công cụ dụng cụ được nhập từ nước ngoài nên công ty phải trả trước một khoản tiền bằng đồng Việt Nam và cả ngoại tệ cho người bán.

Kết luận: Với tỉ trọng không cao và tốc độ tăng thấp của các khoản phải thu như vậy cũng có lợi cho công ty vì công ty phải bỏ ra một khoản chi phí ít để tài trợ cho khoản vốn bị chiếm dụng và chưa thu hồi này. Điều đó chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn không nhiều. tuy nhiên, công ty cũng cần có biện pháp để thu hồi nhanh các khoản phải thu này.

 Hàng tồn kho

Tỉ trọng và mức tăng của hàng tồn kho năm 2009 giảm so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 thì tỉ trọng này lại tăng cao. Cụ thể như sau:

Năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.504.523.634 đồng (giảm 0,49%), năm 2010 so với năm 2009 tăng 40.367.752.031. đồng (tăng 13,16%). Nguyên nhân là do năm 2009 công ty đã giảm lượng hàng tồn kho, và đến năm 2010 lại tăng lượng hàng tồn kho này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường ngày càng tăng và khách hàng Kết luận

Hàng tồn kho qua ba năm có tăng ở năm 2010 nhưng có giảm ở năm 2009. Tuy nhiên mức tăng là khá mạnh. Điều này chứng tỏ sự quản lý của công ty đối với khoản hàng tồn kho là khá tốt năm 2009 và chưa tốt năm 2010. Vì vậy, công ty có thể đưa ra các chiến lược tốt hơn để giảm lượng hàng tồn kho, từ đó giảm được chi phí bảo quản và lưu kho và các khoản chi phí liên quan khác để tăng lợi nhuận.

 Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác qua ba năm có tăng có giảm (đặc biệt năm 2009 tăng trên 39%). Mặc dù tăng như thế nhưng tỉ trọng trong tổng tài sản là không đáng kể chỉ chiếm trên dưới 1%. Nên sự thay đổi của nó không ảnh hưởng đến tổng tài sản. Sự tăng lên là do công ty có mua một số lượng nhỏ công cụ dụng cụ, thiết bị thay thế bên ngoài nên các khoản ứng trước, trả trước ngắn hạn tăng và các khoản thuế còn phải khấu trừ của công ty ngày càng tăng.

• Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn mặc dù chiếm tỉ trọng không cao so với tổng tài sản nhưng nó thể hiện sự quan tâm của công ty trong việc mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và hiệu quả hơn.

 Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình: chiếm tỉ trọng cao nhất trong tài sản dài hạn và tốc độ tăng của tài sản cố định vào năm 2009 là 13,14% (tăng 27.530.615.484 đồng) sang năm 2010 tài sản cố định hữu hình tăng khá mạnh tăng 28,03% so với năm 2009. Sự tăng lên này là do:

- Năm 2009, năm 2010 công ty mua thêm phương tiện vận tải phục vụ cho nhu cầu phân phối sản phẩm, xây dựng nhà xưởng đã được hoàn thành, cải tạo nhà xưởng và trong năm công ty cũng thay đổi nâng cấp, cải tiến một số máy móc thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cũng để tiết kiệm chi phí.

Tài sản cố định vô hình: tăng nhẹ qua các năm, đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh, năm 2009 tăng 3.259.792.694 đồng (tăng 162.78%) tiếp tục năm 2010 tăng 2.457.649.606 đồng (tăng 46.70%). Nguyên nhân do công ty tăng cường mua sắm, xây dựng, sữa chữa tài sản cố định nên đã làm cho khoản mục này tăng đáng kể. Kết luận: Tài sản cố định không ngừng tăng qua ba năm, đặc biệt là năm 2010 tăng trên 28.03%. Điều này thể hiện sự quan tâm của công ty đến việc đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng để phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là định hướng đầu tư đúng đắn nhất là trong giai đoạn kinh tế hội nhập như hiện nay.

 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác

Hai khoản mục này có sự tăng giảm khác nhau. Đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn, tốc độ giảm của nó rất cao năm 2009 giảm 53.24% và năm 2010 tăng là 27.91% nhưng tỉ trọng của nó đối với tài sản thì lại rất thấp và đều nhỏ hơn 6.18%. Do trong năm 2009 công ty giảm góp vốn vào các đơn vị khác, giảm khả năng sinh lời của nguồn vốn nhàn rỗi làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác với đầu tư tài chính dài hạn thì khoản mục tài sản dài hạn khác có xu hướng tăng giảm không đều năm 2009 tài sản dài hạn khác tăng 19.373.951.231 đồng, tăng 88,63% so với năm 2008 và đến năm 2010 thì giảm 32.52% và tỉ trọng của nó trong tổng tài sản chỉ là 0,09%. Do trong năm 2009 các chi phí san lấp, chi phí thuê kho bãi tăng dần. và đến năm 2010 thì giảm dần.

Kết luận: Qua ba năm công ty luôn nâng cấp, mua mới, đầu tư các tài sản dài hạn (nhất là tài sản cố định) để phục vụ sản xuất. Từ đó ta có thể nói trong ba năm công ty sử dụng rất hiệu quả tài sản cố định, không có tình trạng máy móc sử dụng không hết công suất. Mặc dù tỉ trọng của nó không lớn so với tài sản ngắn hạn, trung bình chỉ

chiếm khoảng 22% nhưng so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm thì mức độ đầu tư cho tài sản cố định của Dược Hậu Giang là hợp lý.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 25)