Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 38)

động kinh doanh (bảng 3)

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối chiếu những khoản tiền thu được khi bán hàng hoá, dịch vụ cũng như những khoản thu khác với tất cả các khoản chi phí và chỉ tiêu phát sinh để vận hành công ty. Kết quả thu được là khoản thu nhập ròng hay một khoản lỗ ròng trong năm. Những chi phí phát sinh bao gồm chi phí để sản xuất sản phẩm, chi phí thời kỳ và các khoản chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 3 trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang trong ba năm 2008 – 2010

 Tình hình doanh thu

Ta thấy doanh thu thuần năm 2009 so với năm 2008 tăng khá cao tăng hơn 260 tỷ đồng (tăng 17,54%). Đến năm 2010, doanh thu thuần vẫn tăng hơn 288 tỷ đồng so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần giảm nhẹ còn 16,52%. Sự tăng lên của doanh thu thuần qua ba năm là do công ty hoạt động hiệu quả, năng lực sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ không ngừng tăng. Nguyên nhân tăng của doanh thu thuần có thể bị ảnh hưởng bởi:

+ Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ngày càng nhiều góp phần làm cho doanh thu bán hàng tăng mạnh do đó kéo theo sự tăng lên của doanh thu thuần.

+ Sự đa dạng, phong phú về sản phẩm, chủng loại, có chất lượng tốt phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, giá cả hợp lý, cạnh tranh. Sản phẩm của DHG 11 năm liền được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

+ Một nhân tố ảnh hưởng rất lớn làm tăng doanh thu bán hàng của công ty là do chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất thuốc để bình ổn sự tăng lên của giá thuốc một cách chóng mặt như hiện nay.

Kết luận, tốc độ tăng của doanh thu thuần trong ba năm là rất tốt và khá cao. Điều này cho thấy rằng công ty không ngừng đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ, khai thác hết công suất của máy móc thiết bị để cung ứng đủ số lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

 Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh

Tổng chi phí chiếm trong doanh thu năm 2009 giảm khoảng 10% so với năm 2008 ( từ 91,85% còn 79,14%) nhưng đến năm 2010 lại tăng nhẹ lên 80,91, chi phí còn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, cần có những biện pháp thích hợp để giảm tỉ trọng nay. Mặt khác, qua so sánh tốc độ tăng của chi phí thì chi phí có xu hướng ngày càng tăng như năm 2009 chỉ tăng 1,28%, đến năm 2006 tăng lên đến 16,06%. Tốc độ tăng của chi phí như vậy là chưa tốt và để hiểu rõ hơn ta đi nghiên cứu sâu hơn về các khoản mục ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Giá vốn hàng bán: Cùng với sự tăng lên của số lượng sản phẩm bán ra giá vốn hàng bán cũng tăng lên so với năm 2008 là 18,43%, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Chứng tỏ công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn nguyên vật liệu, quá trình sản xuất sản phẩm chưa thực sự tốt và hiệu quả. Đến năm 2010, giá vốn hàng bán tăng với tốc độ khá cao là 23.53%, nguyên nhân là do tình hình giá cả nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào đều tăng như giá xăng, dầu, điện nước tăng lên làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng trong năm 2009 giảm khá nhiều so với năm 2008, ở mức -21,47%. Đến năm 2010 thì chi phí bán hàng tăng đột biến hơn 74 tỷ đồng (18,09%), chi phí bán hàng tăng nhanh trong năm 2010 có thể do công ty tăng cường xúc tiến hoạt động bán hàng: quảng cáo, tiếp thị, tìm hiểu khách hàng, khảo sát thị

trường trong và ngoài nước và nguyên nhân chủ yếu do chính sách khen thưởng khi đạt và vượt doanh số bán, chi phí bao bì, bốc xếp, vận chuyển tăng tương ứng so với tốc độ tăng của lượng hàng tiêu thụ. Tuy nhiên, chi phí bán hàng này vẫn ở mức chấp nhận được vì mức tăng vẫn thấp hơn tốc độc tăng của doanh thu.

+ Chi phí quản lý: Tốc độ của chi phí quản lý tăng dần qua các năm. Năm 2009 tăng 9,41% so với năm 2008, đến năm 2010 tốc độ tăng của chi phí quản lý là tăng hơn 21 tỷ đồng (18,09%) so với năm 2009.

+ Chi phí tài chính: khoản mục này chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng doanh thu và giảm dần qua các năm. Đặc biệt giảm mạnh vào năm 2010, giảm hơn 20 tỷ so với năm 2009. Điều này cho thấy khoản nợ vay tài chính của công ty khá nhỏ và công ty đã thanh toán dần qua các năm.

Kết luận: Sự quản lý của công ty về khoản mục chi phí là khá tốt, nhất là chi phí tài chính. Tuy nhiên giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng cao góp phần vào tăng giá thành sản phẩm, cần có biện pháp kìm hãm tốc độ tăng của các khoản mục này.

 Tình hình lợi nhuận

* Đánh giá chung tình hình lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng đều qua ba năm. Cụ thể năm 2008 là trên 145 tỉ đồng, năm 2009 là 409,5 tỉ đồng, năm 2010 là 434,1 tỉ đồng. Đây là xu hướng phát triển rất tốt. Đặc biệt, tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế năm 2009 rất cao, lên đến 182,43% tuy nhiên, đến năm 2010 thì tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế giảm chỉ còn 5,99%.

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:Qua ba năm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn đóng góp vào lợi nhuận trước thuế là rất lớn vì vậy sự biến động của nó ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận là rất lớn. Cũng như lợi nhuận kế toán trước thuế, tốc

độ tăng của lợi nhuận thuần năm 2009 rất cao, 173,06% và đến năm 2010 thì giảm xuống còn 7,13%.

+ Lợi nhuận khác:Hoạt động kinh doanh khác chiếm không nhiều trong tổng lợi nhuận của công ty nhưng cũng có sự ảnh hưởng nhất định. Năm 2005, lãi từ hoạt động khác chỉ 6,1 tỷ đồng nhưng tỉ lệ tăng của nó là rất cao trên 136,36% góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.

Kết luận: Tổng lợi nhuận trước thuế tăng đều trong ba năm và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong doanh thu thuần là do sự đóng góp chủ yếu của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Sự tăng lên của lợi nhuận trước thuế cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng. Đây là xu hướng phát triển tốt công ty nên phát huy hơn nữa.

2.2.2.Phân tích tỷ số (bảng 4)

2.2.2.1.Tỷ số thanh khoản

• Tỷ số thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty vào năm 2010 là 3,06 lần, năm 2009 là 2,74 lần và năm 2008 là 2,13 lần. Các tỷ số này đều lớn hơn 1, qua đó cho thấy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khá tốt. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá lớn thì gây mất cân đối của nguồn vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể giảm hiệu quả vì tập trung quá nhiều vào khoản mục này thì không sinh lợi nhiều.

Tỷ số thanh khoản hiện thời bình quân ngành giai đoạn này là 2,6 lần. Từ đó, ta thấy tỷ số này của công ty tương đương với tỷ số bình quân ngành. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt, không cần phải thanh lý hàng tồn kho để chi trả.

Tỷ số thanh khoản nhanh tăng đều qua các năm. Vào năm 2008 là 1,29 lần, năm 2009 là 2,04 lần và năm 2010 là 2,32 lần. Các tỷ số này đều lớn hơn 1, từ đó tạo sự an tâm cho nhà đầu tư về khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.Với tỉ số khả năng thanh khoản nhanh này cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của công ty nên các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào khả năng điều hành quản lý của các nhà quản trị công ty.

2.2.2.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tỷ số hoạt động tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho bình quân tăng dần qua các năm. Năm 2008 là 4,93 lần, năm 2009 là 5,77 lần và năm 2010 là 5,91 lần. Số vòng quay hàng tồn kho tăng lên do doanh số bán hàng tăng dần, điều này góp phần giải phóng hàng tồn kho và qua đó cũng cho thấy rằng công ty cũng đã có chính sách cải thiện hàng tồn kho một cách hiệu quả thông qua chính sách khuyến khích khách hàng mua sản phẩm để tăng doanh số bán.

• Kỳ thu tiền bình quân (ACP)

Kì thu tiền bình quân năm 2008 là 60,49 ngày, đến năm 2009 giảm nhẹ còn 60,39 ngày và năm 2010 tăng lên 78,27 ngày. Ta thấy đến năm 2010, thời gian thu tiền bình quân tăng lên khá nhiều, nghĩa là công ty thực hiện chưa tốt việc quản lý khoản phải thu. Trong tương lai, công ty cần nhấn mạnh quan tâm đến mặt này.

• Vòng quay tài sản cố định

Số vòng quay tài sản cố định không đều qua 3 năm. Năm 2008 là 7,25 lần tức là trên 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 7,25 đồng doanh thu, năm 2009 tăng nhẹ lên 7,47 lần nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 6,76 lần. Số vòng quay tài sản cố định năm 2010 có thể nguyên nhân là do mức độ tăng tài sản dài hạn bình quân năm 2010 lớn và so với tốc độ tăng của doanh thu thì lớn hơn nhiều làm cho vòng quay tài sản dài hạn

giảm. Đây là dấu hiệu không tốt công ty nên có chính sách quản lý quản lý, sử dụng tài sản dài hạn hiệu quả hơn để tăng vòng quay tài sản dài hạn hơn.

• Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2008 vòng quay tổng tài sản là 1,4 lần, đến năm 2009 chỉ quay được 1,16 lần và đến năm 2010 thì chỉ còn 1,13 lần. Việc tỷ số này giảm cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty đang biến chuyển theo chiều hướng xấu đi. Trong tương lai, công ty nên chú ý cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách nỗ lực gia tăng doanh thu hoặc bán bớt đi những tài sản ứ đọng không cần thiết.

2.2.2.3.Tỷ số quản lý nợ

• Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản qua ba năm đều giảm. Năm 2008 tỷ số này là 0,35 lần, hệ số này cho ta biết cứ 100 đồng tài sản của công ty đã có 35 đồng nợ, năm 2009 là 0,33 lần, giảm 0,02 lần (tức giảm 2 đồng nợ trong nguồn vốn), sự giảm xuống này tuy là rất nhỏ nhưng nó thể hiện khả năng thanh toán của công ty tốt hơn. Đến năm 2010 thì hệ số này là 0,29 lần, tiếp tục giảm so với năm 2009.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản bình quân ngành là 0,32 lần. Chênh lệch giữa tỷ số này của công ty và bình quân ngành không lớn lắm, cho thấy công ty có khả năng trả nợ khá tốt.

• Tỷ số khả năng trả lãi

Qua ba năm tỉ số này luôn rất cao. Năm 2008 chỉ số này là 28,8 lần nhưng đến năm 2009 tăng vọt lên 121.8 lần và năm 2010 là 128,3 lần. Qua đó cho thấy, công ty vay ít đi qua các nam và khả năng trả lãi của công ty rất cao, khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của công ty rất tốt. Nó góp phần thuận lợi cho công ty khi muốn huy động vốn thêm từ các khoản vay.

• Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả nợ có biến động qua các năm. Vào năm 2008, tỷ số này là 1,06 lần, đến năm 2009 tăng lên 2,09 lần nhưng đến năm 2010 giảm xuống chỉ còn 0,01 lần. Việc tỷ số này giảm đột ngột vào năm 2010 không có nghĩa là khả năng trả nợ của công ty kém đi, mà là do năm 2010 công ty ít vay tài chính hơn, dẫn đến tiền chi trả nợ thuê tài chính cũng giảm theo, làm tỷ số giảm đi với các kì trước.

2.2.2.4.Tỷ số khả năng sinh lợi

• Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Hệ số này thể hiện mức sinh lợi thật sự của công ty mà công ty được hưởng. Tỉ số này rất được các cổ đông quan tâm vì tỉ số này cao hay thấp quyết định mức sinh lời của cổ phiếu mà họ được hưởng. Ta thấy: Năm 2008 chỉ số này là 8,56%. Chỉ số này cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 8,56 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2009 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được lợi nhuận sau thuế là 20,47 đồng. Năm 2010 thì lợi nhuận sau thuế có trong 100 đồng doanh thu giảm đi chút ít là 18,68 đồng. Đây là tỉ lệ khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty bằng hình thức góp vốn.

• Tỷ số sức sinh lợi căn bản

Tỷ số sức sinh lợi căn bản của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2008 là 2,4%, năm 2009 là 2,16% và năm 2010 là 2,13%. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến thuế và đòn bẩy tài chính. Điều này cho thấy, khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm có giảm đi đôi chút nhưng không đáng kể, tuy nhiên, nhà quản trị vẫn cần để ý đến tỷ số này để tránh trường hợp sức sinh lợi bị giảm sút nghiêm trọng.

• Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)

Tỉ số này trong năm 2009 tăng mạnh lên 23,81% so với năm 2008 là 12,02% nhưng đến năm 2010 thì giảm nhẹ xuống còn 21,07%. Sự suy giảm khả năng sinh lời của tài

sản trong năm 2010 là do tỉ trọng tài sản lưu động chiếm trong tài sản đã giảm hơn so với năm 2009 làm cho khả năng tạo thêm doanh thu từ tài sản do đầu tư mang lại ít đi. Mức lợi nhuận này vào năm 2010 tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao. Tuy vậy, các nhà quản trị công ty cũng đừng quá tin tưởng vào chỉ số còn khá cao này mà nên có phương án đầu tư hơn nữa cho tài sản lưu động để tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Từ đó làm tăng khả năng sinh lời của tài sản lên cao hơn nữa.

• Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lời và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Đây cũng là thành quả của việc phối hợp, tận dụng, sử dụng các nguồn đầu tư hợp lý của công ty và cũng là tỉ số mà các nhà đầu tư quan tâm và đánh giá khả năng quản trị tài chính, khả năng kinh doanh của công ty. Đối với công ty trong ba năm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là khá cao, năm 2008 là 18,68%, đến năm 2009 là 35,59% và năm 2006 là 29,94%. Để có được một mức lợi nhuận là cao như thế đó là sự nỗ lực hết mình của các nhà quản trị công ty. Năm 2008, 2009 công ty đã có các quyết định và chính sách đúng đắn để tăng doanh thu thuần tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu thuần cao như thế cũng đẩy đến việc sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng nhanh và công ty cũng đã biết tận dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty CP dược hậu giang (Trang 38)