Loại I cho các bậc phụ huynh và nhà giáo dục: Chín ý tưởng giúp đỡ con cá

Một phần của tài liệu động lực 3.0 (Trang 113)

dục: Chín ý tưởng giúp đỡ con cái

Tất cả trẻ em ban đầu đều là những con người thuộc Loại I, tò mò và biết tự định hướng. Nhưng cuối cùng, họ lại trở nên thiếu nhiệt huyết và phục tùng – đặc điểm của Loại X. Điều gì đã xảy ra vậy? Có lẽ vấn đề là ở chúng ta – là thế giới người lớn điều hành trường học và đứng đầu gia đình. Nếu muốn trang bị cho giới trẻ, giúp các em đương đầu được với công việc sau này – mà điều quan trọng hơn là, nếu muốn chúng sống một cuộc sống thỏa mãn, chúng ta cần phá bỏ vòng kèm kịp của Động lực 2.0 lên giáo dục và tư duy của cha mẹ.

Thật không may là, cũng tương tự như trong kinh doanh, ở đây cũng có một sự khập khiễng giữa những gì mà khoa học biết và những gì mà các trường học vẫn làm. Khoa học biết rằng (và nếu đọc Chương 2, chắc bạn cũng sẽ biết điều đó) nếu bạn hứa với một em học mẫu giáo là sẽ trao cho em một chứng nhận rất đẹp nếu em vẽ một bức tranh, em bé đó chắc sẽ vì em mà vẽ tranh – và rồi em không còn thấy hứng thú gì nữa với việc vẽ vời. Tuy nhiên, dù có chứng cứ này – và dù nền kinh tế thế giới hiện tại đòi hỏi ở con người nhiều khả năng phi truyền thống, sáng tạo và trí tuệ hơn nữa – quá nhiều trường học hiện nay lại đi theo hướng sai lầm. Họ lại nhấn mạnh gấp đôi về tầm quan trọng của công việc thường nhật, câu trả lời đúng và sự tiêu chuẩn hóa. Không chỉ có thế, họ còn kéo theo cả một xe chứa đầy các phần thưởng kèm điều kiện dạng “nếu-thì” – ai đọc sách sẽ được ăn bánh pizza, ai đến lớp sẽ được tặng iPod, ai thi được điểm cao sẽ nhận được tiền mặt. Chúng ta đang hối lộ học sinh để khiến các em phải tuân thủ thay vì thách thức chúng tự nguyện tham gia vào công việc học tập. Chúng ta có thể làm tốt hơn thế. Và chúng ta nên làm thế. Nếu muốn tạo ra những đứa trẻ Loại I, ở trường và cả ở nhà, chúng ta cần phải giúp chúng hướng đến sự tự chủ, làm chủ và có mục tiêu. Sau đây là chín cách để bắt đầu công cuộc đó.

ÁP DỤNG BÀI KIỂM TRA LOẠI I GỒM 3 PHẦN CHO BÀI TẬP VỀ NHÀ Liệu đống bài tập nhồi nhét trong chiếc balo của trẻ có thực sự giúp chúng học hay không? Hay chúng lại cướp đi khoảng thời gian tự do của trẻ để phục vụ cho một cảm giác chăm chỉ giả tạo? Kính thưa các thầy cô giáo, trước khi các vị lại giao thêm nhiều bài tập làm phí thời gian nữa, xin hãy làm qua bài kiểm tra Loại I này bằng cách tự hỏi mình ba câu:

• Mình có cho học sinh quyền tự chủ nào trong việc làm bài tập này như thế nào và vào khi nào không?

• Bài tập này có nâng cao mức độ làm chủ kiến thức của các em bằng cách đưa ra một nhiệm vụ mới mẻ và thú vị (so với việc làm lại máy móc những gì đã dạy ở trên lớp) không?

• Học sinh của mình có hiểu mục đích của bài tập này không? Tức là chúng có thể biết rằng việc làm thêm bài này sẽ đóng góp vào hoạt động lớn hơn mà cả lớp cùng tham gia không?

Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trên đây là không, các vị có thể thay đổi bài tập theo hình thức khác không? Và kính thưa các vị phụ huynh, các vị có kiểm tra các bài tập về nhà của trẻ thường xuyên để xem liệu chúng có tác dụng nâng cao tính phục tùng hay sự tham gia tích cực của trẻ không? Chúng ta hãy đừng làm lãng phí thời

gian của các em bằng những bài tập vô nghĩa nữa. Với một chút tư duy và nỗ lực, chúng ta có thể biến bài tập về nhà thành hoạt động học tập ở nhà.

HÃY TỔ CHỨC MỘT NGÀY FEDEX

Ở Chương 4, chúng ta đã biết công ty phần mềm Atlassian đưa quyền tự chủ vào nơi làm việc bằng cách dành ra một ngày mỗi quý cho phép các nhân viên làm bất cứ dự án nào họ chọn, theo bất cứ cách nào họ muốn, và với bất kỳ ai họ thích. Tại sao lại không áp dụng phương thức này với học sinh – hay thậm chí là với con cái bạn? Hãy dành ra một ngày học ở trường (hay một ngày nghỉ của gia đình) để yêu cầu lũ trẻ đưa ra một vấn đề phải giải quyết hay một kế hoạch phải thực hiện. Sau đó để chúng tự làm. Sáng hôm sau, yêu cầu chúng báo cáo lại với lớp hoặc gia đình về những phát hiện hoặc trải nghiệm của mình. Cách làm này giống như Dự án Đường băng – tụi trẻ tự thực hiện việc làm của mình, và phần thưởng dành cho chúng là cơ hội chia sẻ những gì mình sáng tạo nên và những điều chúng học hỏi được trong suốt quá trình tự trải nghiệm đó.

THỬ DÙNG CÁC BẢN BÁO CÁO HỌC TẬP TỰ LÀM

Rất nhiều học sinh bước qua cánh cổng trường học với duy nhất một mục tiêu trong đầu: đạt điểm số cao. Và thông thường, cách tốt nhất để đạt tới mục tiêu này là học theo chương trình của nhà trường, tránh rủi ro, và đưa ra những câu trả lời đúng ý giáo viên. Điểm cao trở thành phần thưởng cho sự phục tùng – nhưng nó chẳng giúp gì cho việc học tập cả. Trong khi đó, những học sinh có điểm số thấp thường tự coi mình là kẻ thất bại và từ bỏ ý muốn học hành.

Phương pháp của Loại I thì khác. Bản báo cáo không phải là một phần thưởng tiềm năng, đó chỉ là một cách đưa thông tin phản hồi cho học sinh về tiến bộ của các em trong quá trình học tập. Và các học sinh Loại I hiểu rằng một cách tuyệt vời để nhận được thông tin phản hồi là tự đánh giá tiến bộ của mình.

Vậy thì bạn hãy thử thí nghiệm với bản báo cáo học tập tự làm. Đầu học kỳ, hãy yêu cầu học sinh liệt kê ra các mục tiêu học tập hàng đầu của mình. Tới cuối kỳ, bảo chúng lập ra một bản báo cáo với một hoặc hai đoạn tự đánh giá tiến bộ. Chúng thành công ở lĩnh vực học tập nào? Còn thiếu sót chỗ nào? Còn phải học thêm những gì? Sau khi học sinh hoàn thành bản tự báo cáo, hãy đưa chúng xem bản báo cáo của thầy cô; rồi dựa trên sự so sánh giữa hai bản, hãy bắt đầu thảo luận với chúng về kết quả chúng đã đạt được trên con đường tiến tới sự làm chủ tri thức. Thậm chí chúng ta còn có thể để các em tham gia vào các cuộc họp giữa phụ huynh và giáo viên. (Các bậc phụ huynh xin lưu ý: nếu giáo viên của con bạn không cho học sinh làm bản báo cáo học tập tự làm, các vị có thể tự thực hiện hoạt động đó tại nhà. Đó là một cách khác để

ngăn không cho trường học làm thay đổi môi trường tự nhiên của con bạn và biến chúng từ người Loại I sang Loại X).

CHO TRẺ TIỀN TIÊU VẶT VÀ GIAO VIỆC NHÀ CHO CHÚNG – NHƯNG ĐỪNG KẾT HỢP CẢ HAI LÀM MỘT

Đây là lý do tại sao cho trẻ nhỏ tiền tiêu vặt lại là việc nên làm: Trẻ có tiền riêng, và tự quyết định nên tiêu tiền hay tiết kiệm tiền, đây là một biện pháp đo lường tính tự chủ của trẻ và dạy trẻ có trách nhiệm với đồng tiền.

Đây là lý do tại sao giao trẻ việc nhà lại là việc nên làm: Việc nhà cho trẻ thấy rằng gia đình được xây dựng dựa trên trách nhiệm chung, và rằng các thành viên trong gia đình cần phải giúp đỡ lẫn nhau.

Còn đây là lý do tại sao kết hợp cho tiền tiêu vặt và giao việc nhà lại không hề tốt cho trẻ nhỏ. Khi kết hợp tiền bạc với việc hoàn thành việc nhà, các bậc phụ huynh đã biến tiền tiêu vặt thành một phần thưởng có điều kiện. Điều này gửi tới trẻ nhỏ một thông điệp rõ ràng (và rõ là sai lầm): Nếu không được trả công, không có đứa trẻ biết tự trọng nào lại sẵn lòng làm những việc như dọn bàn, đổ rác, hay dọn giường ngủ của chính mình. Nó biến một nghĩa vụ đạo đức và gia đình thành giao dịch thương mại – và nó dạy cho trẻ nhỏ thấy rằng lý do duy nhất để làm những công việc không mấy thú vị cho gia đình mình là để đổi lấy tiền công. Trong trường hợp này, việc kết hợp hai điều tốt lại mang đến cho bạn ít hơn chứ không phải nhiều hơn. Vậy nên, hãy tách riêng tiền tiêu vặt và việc nhà của trẻ, từ đó bạn có thể sai chúng đổ rác. Hay hay hơn nữa, con cái bạn sẽ dần học được sự khác nhau giữa kỷ luật và tiền thưởng.

KHEN NGỢI… ĐÚNG CÁCH

Nếu được thực hiện đúng cách, khen ngợi sẽ là một cách quan trọng để đưa thông tin phản hồi và khích lệ trẻ. Nhưng nếu làm sai cách, nó có thể lại trở thành một phần thưởng có điều kiện khác, có thể đè bẹp trí sáng tạo và bóp nghẹt động lực tự thân. Nghiên cứu xuất sắc của nhà tâm lý học Carol Dweck, cũng như của nhiều người khác trong lĩnh vực này, đã đưa ra một danh sách các việc cần làm nhằm khen ngợi trẻ sao cho có thể khuyến khích hành vi Loại I ở chúng:

• Khen ngợi nỗ lực và cách làm, không khen trí thông minh của chúng. Nghiên cứu của Dweck chỉ ra rằng những trẻ được khen ngợi vì “thông minh” thường tin rằng mỗi thử thách chúng gặp là một bài kiểm tra xem chúng có thật đúng là thông minh hay không. Vì thế, chúng sẽ tránh không để người khác biết là mình không biết, nên chúng không muốn nhận những thử thách mới và chọn con đường đi dễ nhất cho mình. Ngược lại, những đứa trẻ hiểu rằng nỗ lực và làm việc chăm chỉ là con đường

dẫn tới sự làm chủ và phát triển thường tỏ ra sẵn sàng đón nhận các thử thách mới và khó khăn hơn.

• Đưa ra lời khen cụ thể. Phụ huynh và giáo viên nên đưa những thông tin hữu ích về kết quả thực hiện của trẻ nhỏ. Thay vì tuôn ra một tràng những lời lẽ chung chung, hãy nói cho chúng biết cụ thể những gì chúng đã làm là có ích.

• Khen riêng. Khen ngợi là một dạng thông tin phản hồi, nó không phải là lễ trao giải. Vì thế mà sẽ tốt hơn nếu khen trực tiếp và khen riêng.

• Chỉ khen ngợi khi có lý do chính đáng để khen. Đừng trêu đùa trẻ nhỏ. Chúng có thể nhận rõ lời khen giả tạo trong tích tắc. Hãy chân thành – hoặc giữ im lặng. Nếu khen ngợi thái quá, chúng sẽ coi đó là lời khen không chân thực và chúng không xứng đáng với lời khen đó. Thêm nữa, khen ngợi thái quá sẽ trở thành phiên bản khác của phần thưởng có điều kiện, khiến cho việc nhận được lời khen ngợi trở thành mục tiêu của trẻ, chứ không phải là hướng tới sự làm chủ tri thức.

GIÚP TRẺ NHÌN CÂY THẤY RỪNG

Trong các hệ thống giáo dục chỉ nhăm nhăm hướng đến các bài kiểm tra theo chuẩn, điểm số và các phần thưởng có điều kiện, học sinh thường không biết lý do cho việc mình đang làm là gì. Hãy thay đổi điều đó bằng cách giúp chúng thấy được bối cảnh rộng hơn. Dù chúng học gì, thiết nghĩ cũng nên đảm bảo rằng chúng có thể trả lời được các câu hỏi sau: Tại sao mình lại học cái này? Nó có mức độ phù hợp thế nào với thế giới mình đang sống? Sau đó đưa chúng ra khỏi lớp học và áp dụng những gì chúng đang được học. Nếu chúng học tiếng Tây Ban Nha, hãy đưa chúng tới một văn phòng, cửa hiệu hay một trung tâm cộng đồng có sử dụng ngôn ngữ này. Nếu chúng học môn hình học, hãy yêu cầu chúng vẽ bản kế hoạch kiến trúc cho một phần xây phụ ở trường hoặc ở nhà. Nếu là môn lịch sử, hãy yêu cầu chúng vận dụng những gì vừa học vào một sự kiện thời sự mới. Hãy nghĩ về yếu tố thứ tư: đọc, viết, số học… và sự phù hợp.

HÃY NGHIÊN CỨU VỀ NĂM TRƯỜNG LOẠI I SAU ĐÂY

Tuy rằng phần lớn các trường học trên thế giới đều vẫn được xây dựng theo hệ điều hành Động lực 2.0, nhưng một số nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ từ lâu đã hiểu ra rằng người trẻ đang sôi sục với động lực thứ ba. Sau đây tôi xin liệt kê ra năm trường học Loại I ở Mỹ, qua đó chúng ta có thể học hỏi cách làm của họ và nhận lấy những câu chuyện đáng khích lệ từ họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Trường Bức Tranh Lớn (Big Picture Learning). Từ năm 1996, với sự ra đời của ngôi trường phổ thông công lập hàng đầu tại Met, Providence ở Đảo Rhode, Big

Picture Learning đã xây dựng nên nhiều ngôi trường khác cùng chung mục đích bồi dưỡng tinh thần tham gia chủ động thay vì đòi hỏi sự phục tùng. Do hai nhà cải cách giáo dục Dennis Littky và Elliot Washor sáng lập, Big Picture là một tổ chức phi lợi nhuận với hơn 60 trường học trên khắp nước Mỹ; điểm chung của họ là để học sinh tự có trách nhiệm với chính sự nghiệp học tập của bản thân. Các học sinh của Big Picture học kiến thức cơ bản. Nhưng các em cũng sử dụng kiến thức đó và học hỏi thêm các kỹ năng khác thông qua các công việc thực tế trong cộng đồng dưới sự hướng dẫn của một giáo viên có kinh nghiệm. Và thay vì dùng các biện pháp đánh giá của Động lực 2.0, học sinh của Big Picture cũng được đánh giá theo cách đánh giá người lớn – tức là dựa trên kết quả công việc, sự thể hiện của cá nhân, nỗ lực, thái độ và hành vi ứng xử nơi làm việc. Phần lớn các học sinh tại Met cũng như tại nhiều trường khác thuộc hệ thống Big Picture đều đang đứng trước nguy cơ sau ngày ra trường chỉ kiếm được mức thu nhập thấp, và có một số em phải chịu sự giáo dục nghèo nàn của các trường truyền thống. Tuy nhiên, nhờ có phương pháp giáo dục tân tiến theo Loại I này mà hơn 95% học sinh ở đây sau khi tốt nghiệp vẫn học tiếp lên đại học. Để tìm hiểu kỹ hơn, các bạn hãy truy cập vào trang http://www.bigpicture.org/ (Xin được tiết lộ thêm là tôi cũng tham gia vào ban giám đốc của Big Picture (không nhận lương) kể từ năm 2007).

• Trường Thung Lũng Sudbury. Các bạn hãy tìm hiểu trường học độc lập này ở Framingham, bang Massachusetts, để xem điều gì sẽ xảy ra khi trẻ nhỏ được trao quyền tự chủ thực sự. Xuất phát từ quan điểm rằng bản chất của con người là sự hiếu kỳ, và rằng cách học tập tốt nhất là khi nó được chính học viên khởi tạo và theo đuổi, Sudbury Valley School trao cho học sinh toàn quyền kiểm soát đối với môn học, thời gian và cách học. Trách nhiệm của giáo viên và đội ngũ phục vụ là giúp các em thực hiện điều đó. Đây là ngôi trường trong đó đề cao quy tắc chủ động tham gia và sự phục tùng không nằm trong danh sách lựa chọn của họ. Để biết thêm thông tin, các bạn hãy truy cập trang web http://www.sudval.org/.

• Trường Vụng Về. Nơi này giống một phòng thí nghiệm hơn là trường học. Trường học hè này, do nhà khoa học máy tính Gever Tulley sáng lập, cho phép trẻ em tuổi từ 7 đến 17 chơi đùa cùng những vật dụng thú vị và tạo ra những thứ tuyệt vời. Tại trụ sở chính ỏ Montara, bang California, những học sinh “vụng về” của Tulley đã cho ra đời: hàng rào làm việc, xe máy, robot chải răng, đường sắt dùng cho tàu trượt, và các cây cầu xây bằng túi nilong nhưng vẫn rất chắc chắn, đủ để khách bộ hành bước qua. Không phải ai trong chúng ta cũng có thể đưa con mình tới California trong một tuần hè để học cách vụng về, nhưng chúng ta có thể học biết về “Năm điều nguy

Một phần của tài liệu động lực 3.0 (Trang 113)