Lắng nghe chuyên gia: 6 chuyên gia kinh doanh hiểu rõ nhân tình thế thá

Một phần của tài liệu động lực 3.0 (Trang 127)

doanh hiểu rõ nhân tình thế thái

Dù rằng danh sách các công ty tán thành tư duy Loại I ngắn ngủi tới mức đáng báo động, song vẫn luôn có sẵn các hình mẫu giúp chúng ta xây dựng các công ty như thế.

Sáu tư tưởng gia trong kinh doanh sau đây sẽ mang đến những chỉ dẫn thông thái giúp gây dựng lên các công ty biết thúc đẩy sự tự chủ, làm chủ và sống có mục tiêu.

DOUGLAS MCGREGOR

Thân thế: Là một nhà tâm lý học xã hội và là một trong những giáo sư đầu tiên của Trường Quản lý Sloan thuộc Học viện Công nghệ Masachusetts. Cuốn sách bước ngoặt năm 1960 của ông, The Human Side of Enterprise (Phần con người của doanh nghiệp), đã cho thấy cần đưa nhân tính vào hoạt động quản lý.

Tư tưởng lớn: Thuyết X và Thuyết Y. McGregor đề cập tới hai cách thức quản lý rất khác nhau, mỗi cách đều dựa trên một quan điểm khác nhau về hành vi của con người. Cách đầu tiên (ông gọi là Thuyết X) cho rằng con người có xu hướng lẩn tránh nỗ lực, chỉ làm việc vì tiền và để đảm bảo an toàn cho mình, do vậy, cần phải kiểm soát họ. Cách thứ hai (ông gọi là Thuyết Y) lại quan niệm rằng với con người, công việc cũng là một điều tự nhiên như chơi đùa và nghỉ ngơi, rằng sự chủ động và sáng tạo rất phổ biến, và rằng nếu con người quyết tâm theo đuổi một mục tiêu, họ sẽ chủ động tự gánh lấy trách nhiệm. Theo ông, Thuyết Y là cách tiếp cận vấn đề đúng đắn hơn và hiệu quả hơn.

Tư duy Loại I: “Các nhà quản lý thường than phiền với tôi rằng ‘ngày nay’ cấp dưới của họ không chịu đảm nhận trách nhiệm gì. Tôi cũng rất lấy làm thú vị khi nhận thấy cũng những vị quản lý này thường xuyên giám sát công việc thường ngày của cấp dưới, đôi khi là cả những người dưới họ hai tới ba cấp”.

Thông tin thêm: Như tôi đã giải thích ở Chương 3, The Human Side of Enterprise chỉ là một trình bày những kiến thức sơ khai về Động lực 3.0. Tuy McGregor viết cuốn sách này tròn 50 năm về trước, nhưng những quan sát của ông về giới hạn của sự kiểm soát vẫn còn rất thông tuệ, mới mẻ và mang tính đương đại cao.

PETER F. DRUCKER

Thân thế: Tư tưởng gia về quản lý có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX. Ông viết tới 41 cuốn sách, là người tác động tới lối tư duy của hai thế hệ CEO, nhận được một Huân chương Tự do của tổng thống Mỹ, và tham gia giảng dạy trong ba thập kỷ tại Trường Kinh doanh Đại học Claremont (ngôi trường này giờ mang tên ông).

Tư tưởng lớn: Tự quản lý. Jim Collins từng viết: “Đóng góp lớn nhất của Drucker không phải là một tư tưởng đơn nhất, mà là cả một công trình nghiên cứu đồ sộ với một lợi thế lớn: gần như tất cả những nghiên cứu đó đều đúng”. Drucker là người đầu tiên sử dụng cụm từ “công nhân tri thức”, ông còn tiên đoán được sự gia tăng của lĩnh vực thương mại phi lợi nhuận, và là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh việc

đưa khách hàng lên vị trí quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh. Tuy rằng ông nổi tiếng nhất về những tư tưởng liên quan tới quản lý doanh nghiệp, song tới cuối sự nghiệp của mình, Drucker lại là người giương cao lá cờ khai phá một lãnh địa mới: tự quản lý bản thân. Theo ông, vì tuổi thọ con người càng ngày càng tăng và an toàn việc làm càng lúc càng giảm đi, nên các cá nhân phải tập trung suy nghĩ về điểm mạnh của mình, những gì họ có thể đóng góp, và họ phải làm như thế nào để nâng cao kết quả làm việc của mình. Không lâu trước khi qua đời năm 2005, ông viết: “Nhu cầu tự quản lý bản thân đang tạo ra một cuộc cách mạng trong cuộc sống loài người”.

Tư duy Loại I: “Cần thiết phải yêu cầu các công nhân tri thức phải tự xác định nhiệm vụ của mình cũng như kết quả của nhiệm vụ đó, bởi vì công nhân tri thức phải được tự chủ… phải để họ suy nghĩ về các kế hoạch làm việc của mình và rồi nộp kế hoạch đó cho cấp quản lý. Tôi dự định sẽ tập trung vào vấn đề gì? Tôi có thể đạt được những kết quả gì trong những công việc do tôi đảm trách? Thời hạn thực hiện là bao lâu?” Thông tin thêm: Drucker viết rất nhiều cuốn sách, và cũng có vô vàn cuốn sách viết về ông; nhưng để bắt đầu, có lẽ độc giả nên chọn cuốn The Daily Drucker (Drucker thường nhật) – đây là một viên ngọc nhỏ cung cấp cho bạn đọc 366 thông tin và “các điểm hành động” để đưa những tư tưởng của ông vào thực tiễn. Về chủ đề tự quản lý, các bạn có thể tìm đọc bài báo “Tự quản lý bản thân” trên tạp chí Harvard Business Reviewdo Drucker viết năm 2005. Để biết thêm thông tin và để truy cập các tác phẩm trực tuyến của ông, hãy vào trang: www.druckerinstitute.com.

JIM COLLINS

Thân thế: Một trong những giọng nói quyền lực nhất trong giới kinh doanh ngày nay, và là tác giả của các cuốn sách Built to Last (Xây dựng để trường tồn) (viết cùng Jerry Porras), Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại), và gần đây nhất là cuốn How the Mighty Fall (Những người khổng lồ sụp đổ như thế nào). Từng là cựu giáo sư Trường Kinh doanh Stanford, hiện giờ ông đang quản lý phòng thí nghiệm quản lý của riêng mình tại Boulder, Colorado.

Tư tưởng lớn: Tự tạo động lực và sự vĩ đại. Trong cuốn Từ tốt tới vĩ đại, Collins viết: “Dành công sức để khích lệ người khác thường là việc làm mất thời gian. Nếu tìm đúng người, họ sẽ biết tự tạo động lực cho mình. Khi đó, câu hỏi thực sự sẽ trở thành: Chúng ta quản lý ra sao để không làm những con người đó mất đi động lực của họ? Tư duy Loại I: Collins đưa ra bốn bước tập luyện đơn giản để tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp giúp các cá nhân tự xây dựng động lực cho mình:

2. “Tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh luận, không phải dùng uy quyền”. 3. “Đánh giá chứ không đổ lỗi”.

4. “Xây dựng các cơ chế ‘cờ đỏ’. Nói cách khác, hãy làm sao để các nhân viên và khách hàng cảm thấy dễ dàng cất tiếng nói khi phát hiện thấy một vấn đề nào đó. Thông tin thêm: Trang web của Collins, www.jimcollins.com, cung cấp nhiều thông tin hơn về công việc của ông; ngoài ra trang web này còn đưa ra nhiều công cụ chẩn đoán, các hướng dẫn và video xuất sắc.

CALI RESSLER VÀ JODY THOMPSON

Thân thế: Hai cựu chuyên gia về nhân sự của Best Buy này đã thuyết phục cấp trên thí nghiệm phương pháp mới để tổ chức công việc. Họ viết một cuốn sách về những kinh nghiệm của mình có tựa đề Why Work Sucks and How to Fix It (Tại sao công việc lại tồi tệ và cách sửa chữa); hiện giờ họ đang điều hành công ty tư vấn riêng của mình. Tư tưởng lớn: Môi trường chỉ tập trung vào kết quả làm việc. Rowe mà tôi đã đề cập ở Chương 4 trao cho nhân viên toàn quyền tự chủ về thời gian, địa điểm và cách thức làm việc. Điều quan trọng duy nhất là kết quả.

Tư duy Loại I: Một số nguyên tắc chính của ROWE:

“Nhân viên ở tất cả các cấp dừng làm bất kỳ hoạt động gì gây lãng phí thời gian của bản thân họ, khách hàng và công ty”.

“Nhân viên được tự do làm việc theo bất kỳ cách nào họ muốn”.

“Mỗi cuộc họp đều không mang tính chất bắt buộc nhân viên phải tham gia”. “Không có lịch trình công việc”.

Thông tin thêm: Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về Rowe tại trang web: www.culturerx.com.

GARY HAMEL

Thân thế: Theo tờ BusinessWeek, ông là “chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược kinh doanh”. Ông là đồng tác giả của cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn Competing for Future (Cạnh tranh cho tương lai), là giáo sư Trường Kinh doanh London, và là giám đốc phòng thí nghiệm Mlab tại California, nơi ông đang theo đuổi “đích ngắm trên

mặt trăng cho nhà quản lý” – đây là một bộ gồm các thách thức lớn nhằm cải cách lý thuyết và thực tiễn trong công tác điều hành doanh nghiệp.

Tư tưởng lớn: Quản lý là một công nghệ lỗi thời. Hamel ví việc quản lý như động cơ đốt trong – tức là công nghệ từ lâu đã ngừng phát triển. Ông nói, cứ đặt một vị CEO thời những năm 1960 lên cỗ máy thời gian rồi đưa ông ta tới năm 2010, và vị CEO đó “sẽ nhận thấy rất nhiều nghi thức quản lý ngày nay không hề có nhiều thay đổi so với một hay hai thế hệ trước”. Theo Hamel, đó là một chiến tích nhỏ bé. “Phần lớn những công cụ và kỹ thuật thiết yếu của ngành quản lý hiện đại đều do các cá nhân sinh ở thế kỷ XIX sáng tạo ra, không lâu sau cuộc Nội chiến Mỹ”. Giải pháp ư? Một cuộc đại tu triệt để cho công nghệ đang trở nên già cỗi này.

Tư duy Loại I: “Lần sau nếu bạn đang tham gia một cuộc họp, và những người tham dự đang bàn luận về cách nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên, bạn có thể đặt câu hỏi: ‘Các nhân viên của chúng ta được yêu cầu cống hiến để phục vụ mục đích gì, và phục vụ lợi ích của ai? Chúng ta có cam kết đi theo một mục đích thật sự xứng đáng với sự chủ động, sáng tạo và đam mê của họ hay không?”

Thông tin thêm: Cuốn The Future of Management (Tương lai của quản trị - đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam) do Hamel và Bill Breen làm đồng tác giả là một cuốn sách rất quan trọng. Để tìm hiểu thêm về các tư tưởng và nghiên cứu của Hamel, các bạn hãy truy cập vào trang -www.garyhamel.com và www.managementlab.org.

Một phần của tài liệu động lực 3.0 (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w