1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang

101 446 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các cặp gà lai F1 này nhằm xác định được nguồn giống chủ lực trong phương thức chăn nuôi gà thả vườn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng

Trang 1

–––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GÀ LAI F1 GIỮA GÀ CHỌI, MÍA, HỒ VỚI

GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2013

Trang 2

–––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GÀ LAI F1 GIỮA GÀ CHỌI, MÍA, HỒ VỚI

GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TẠI TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THÚY MỴ

THÁI NGUYÊN - 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào

Mọi sự giúp đỡ của các quí thầy cô, cơ quan, đơn vị, đồng nghiệp và gia đình cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thúy Mỵ, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới trạm Thú y, trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Yên và các hộ chăn nuôi tại tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn tới người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 1

2

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3

1.1.1 Cơ sở khoa học của di truyền các tính trạng ở gia cầm 3

1.1.2 Cơ s ưu thế lai 5

1.1.2.1 Khái niệm ưu thế lai 5

1.1.2.2 Bản chất di truyền của ưu thế lai 7

1.1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai 10

1.1.3 Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng sinh trưởng 13

1.1.3.1 Khái niệm 13

1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng 14

1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng 15

1.1.3.4 Cơ s 18

1.1.3.5 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn 21

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 23

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 24

Trang 6

26

1.3.1 Giống gà Lương Phượng 27

1.3.2 Giống gà Hồ 29

1.3.3 Giống gà Mía 30

1.3.4 Giống gà Chọi 31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu nghiên cứu 32

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32

2.3 Nội dung nghiên cứu 32

2.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 32

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu 32

2.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 34

2.4.2.1 Tỷ lệ nuôi sống 34

2.4.2.2 Nhóm chỉ tiêu sinh trưởng 34

2.4.2.3.Nhóm chỉ tiêu thức ăn 35

2.4.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi của gà thí nghiệm 36

2.4.2.5 Nhóm chỉ tiêu khảo sát thân thịt của gà thí nghiệm 36

2.4.2.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng thân thịt 38

2.4.2.7 Một số chỉ tiêu lý hóa tính đánh giá thịt tươi… ……….38

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 39

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 40

3.2 Kết quả sinh trưởng của các cặp gà lai 41

3.2.1 Khối lượng qua các tuần tuổi 41

3.2.2 Tăng khối lượng tuyệt đối của gà thí nghiệm 44

Trang 7

3.3 Tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm 46

3.4 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn 48

3.4.1 Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 48

3.4.2 Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng 50

3.4.1.1 Tiêu tốn protein (g) cho 1kg tăng khối lượng 52

3.4.1.2 Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng 54

55

3.5.1 Năng suất thịt 55

3.5.2 Thành phần hóa học của thịt 57

3.6 Đánh giá chất lượng thịt của gà thí nghiệm 58

3.7 Chỉ số sản xuất PI (Performance -Index) 60

3.8 Chỉ số kinh tế (EN) (Economic Number) 61

3.9 Hiệu quả kinh tế 63

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65

1 Kết luận 65

2 Đề nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 33

Bảng 2.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà 33

Bảng 2.3: Lịch dùng vacxin cho gà thí nghiệm 34

Bảng 3.1 Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 40

Bảng 3.2: Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm 42

Bảng 3.3: Tăng khối lượng tuyệt đối của gà thí nghiệm 44

Bảng 3.4: Tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm 47

Bảng 3.5: Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3) 49

Bảng 3.6: TTTA/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (Kg) (n = 3) 51

Bảng 3.7: Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 53

Bảng 3.8: Tiêu tốn ME cộng dồn cho kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 54

Bảng 3.9: Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi (n= 3) 56

Bảng 3.10: Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm 12 tuần tuổi 57

Bảng 3.11: Chỉ tiêu lý hóa đánh giá chất lượng thịt sống của gà thí nghiệm 59

Bảng 3.12: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (n=3) 61

Bảng 3.13: Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 62

Bảng 3.14: So sánh hiệu quả kinh tế của gà thịt 63

Trang 10

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

Đồ thị 3.1: Khối lƣợng cơ thể qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm 43

Biểu đồ 3.2: Tăng khối lƣợng tuyệt đối của gà thí nghiệm 45

Biểu đồ 3.3: TTTA/kg tăng khối lƣợng của gà TN ở 12 tuần tuổi 51

Biểu đồ 3.4: Độ dai của thịt gà thí nghiệm 60

Biểu đồ 3.5: chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 63

Trang 11

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Nuôi gà thả vườn là phương thức chăn nuôi bán thâm canh nên đòi hỏi phải có giống gà phù hợp với những đặc điểm chung như: đa dạng về màu lông, khả năng thích nghi cao, sức kháng bệnh cao, chịu bới nhặt, có tỷ lệ sống cao và khả năng cho thịt hợp lý… Phần lớn các giống gà nội địa ở nước

ta đều là những giống gà thả vườn có nhiều đặc điểm tốt như gà Mía, gà Chọi,

gà Hồ… Đây là những giống gà nội có tầm vóc to nhưng thành thục chậm và

hệ số nhân giống thấp nên khó tổ chức chăn nuôi lớn Để khắc phục hiện tượng này người sản xuất đã cho lai gà trống nội với gà mái Lương Phượng

để tận dụng sức đẻ trứng của giống này nhằm giải quyết nhu cầu con giống

Trong những năm qua con lai F1 thương phẩm giữa gà trống Mía lai mái Lương Phượng đã được sử dụng nhiều và được đánh giá cao trong phong trào chăn nuôi gà thả vườn tại Bắc Giang Tuy nhiên, trong thực tế của địa phương con lai giữa trống Chọi, trống Hồ với Mái Lương Phượng cũng bắt đầu được sử dụng Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các cặp gà lai F1 này nhằm xác định được nguồn giống chủ lực trong phương thức chăn nuôi gà thả

vườn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 giữa gà Chọi, Mía, Hồ với gà Lương Phượng nuôi tại tỉnh Bắc Giang”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Làm phong phú thêm các công thức lai gà chăn thả và bán chăn thả góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển

- Chọn lựa được cặp lai phù hợp với đặc điểm địa phương và thị hiếu của người tiêu dùng

Trang 12

- Đề tài sẽ bổ sung thêm minh chứng khoa học cho lý thuyết lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm: từ nguồn nguyên liệu là các giống gà Hồ, gà Chọi,

gà Mía với nhiều ưu điểm nổi trội, với phương pháp lai đơn giản, giữa trống

gà Hồ, Chọi, Mía với giống gà mái Lương Phượng

- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn góp phần cung cấp gà lai thương phẩm thích hợp với phương thức chăn thả và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của nước ta

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Cơ sở khoa học của di truyền các tính trạng ở gia cầm

Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó

Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như: Sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt…đều là những tính trạng số lượng (Quantitative Character) và do các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể (NST) quy định Theo Lê Đình Trung và Đặng Hữu Lanh (2000) [60] bản chất di truyền của các tính trạng số lượng là đa gen và sự di truyền của chúng cũng phù hợp với các quy luật Mendel Mỗi alen của chúng

có một hiệu ứng nhỏ riêng biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp mọi hiệu ứng của các alen Nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tính trạng bằng cách tăng cường hay giảm bớt hiệu ứng giống như tác động của các alen

Nguyễn Văn Thiện (1995) [49] cho biết giá trị đo lường của tính trạng

số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của

cá thể đó Các giá trị có liên quan đến kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên quan đến môi trường là sai lệch môi trường (Environmental deviation) Như vậy kiểu gen qui định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác Quan hệ đó được biểu thị như sau:

P= G + E Trong đó: P là giá trị kiểu hình

G là giá trị kiểu gen

E là sai lệch môi trường

Trang 14

Tuy nhiên khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng

số lượng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành Đó là hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội, tương tác gen nên được biểu thị theo công thức sau:

G = A+ D + I Trong đó: G là giá trị kiểu gen

A là giá trị cộng gộp

D là giá trị sai lệch trội

I là giá trị sai lệch tương tác

Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống qui định, là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và

di truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống

Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cùng có vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con đường thực nghiệm D và I không di truyền được và phụ thuộc vào vị trí và sự tương tác giữa các gen Chúng là cơ sở của việc lai giống Đồng thời tính trạng số lượng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung và môi trường riêng:

- Sai lệch môi trường chung (General environmental) (Eg) là sai lệch

do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi Loại này

có tính chất thường xuyên không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu…do vậy đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các thành phần khác nhau trên một cơ thể

- Sai lệch môi trường riêng (Environmental deviation) (Es) là các sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi

Trang 15

hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật Loại này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như: thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý gây ra…

Như vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G), môi trường (E) của một cá thể biểu hiện như sau:

P = A+ D+I + Eg + Es

Do đó để đạt được năng suất, chất lượng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình như mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi trường thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống

1.

1.1.2.1 Khái niệm ưu thế lai

Thuật ngữ "ưu thế lai" được Shul G.H nhà di truyền học người Mỹ đề cập từ năm 1914, sau đó vấn đề ưu thế lai đã được ứng dụng rộng rãi ở cả động vật và thực vật Cơ sở di truyền của ưu thế lai là thể dị hợp tử con lai

Ưu thế lai làm tăng mức trung bình giữa con lai so với 2 giống gốc, hai dòng thuần nhất là đối với các tính trạng số lượng (Nguyễn Văn Thiện, 1996 [50])

Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994) [28]: khi các loài, chủng, giống hoặc dòng nội phối khác nhau với nhau thì con lai F1 thường vượt bố mẹ ban đầu về tốc độ tăng trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, tính chống chịu bệnh tật Ưu thế lai tăng sức sống, sức chịu đựng về năng suất của đời con do giao phối không cận huyết và nuôi dưỡng trong điều kiện khác nhau (Lebedev, 1972) [24] Theo Kushler (1969) [22], ưu thế lai có nghĩa là sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ ở đời con, tính chịu đựng và năng suất của nó cao hơn bố mẹ

Nguyễn Ân và cs (1983) [1] cho rằng trong chăn nuôi: việc lai các cá thể khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung đã xuất hiện ưu thế lai ở tính trạng sản xuất Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện đa dạng khó xếp loại

Trang 16

rành mạch, nhưng một điều thể hiện rõ nhất là con lai F1 có ưu thế lai so với bất kỳ con lai nào ở thế hệ tiếp theo là F2, F3 Fn Song dựa vào sự thể hiện của tính trạng mà người ta thấy ưu thế lai ở động vật có thể phân thành các loại sau:

Theo Đặng Vũ Bình (2000) [3], mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức sau:

1/2(AB + BA)-1/2(A + B)

1/2(A + B) Trong đó: H: ưu thế lai (tính theo %)

AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A A: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A B: giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B Nếu chỉ sử dụng năng suất của một loại con lai, chẳng hạn bố giống A lai với mẹ giống B, chúng ta đã bỏ qua ảnh hưởng ngoại cảnh của mẹ (sản lượng sữa, tính nuôi con khéo, năng suất thịt ) thì ưu thế lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức sau:

AB-1/2(A + B)

H (%) =

Trang 17

1.1.2.2 Bản chất di truyền của ưu thế lai

Theo Nguyễn Huy Đạt (1991) [6] cơ sở của ưu thế lai chính là ở ngay tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền Kết quả nghiên cứu của Hutt (1978) [81] cho thấy: cơ thể ở trạng thái dị hợp A1A2 phát triển mạnh hơn cơ thể ở trạng thái đồng hợp A1A1, A2A2 Ưu thế lai của A1A1 là ở chỗ mỗi alen trong quá trình tổng hợp sinh hoá đảm đương một chức năng ít nhiều khác các alen cùng loại, kết quả là gây ảnh hưởng bổ sung cho nhau, từ đó tăng hiệu quả tác động Khi nghiên cứu về tính trạng số lượng cho thấy: các tính trạng số lượng

có hiệu ứng xấu nhất khi có sự cận huyết thì lại thể hiện mạnh mẽ nhất do ưu thế lai Hơn nữa, các tính trạng có hệ số di truyền (h2) cao dường như ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai, trong khi đó các tính trạng có hệ số di truyền (h2

) thấp lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn Mức ưu thế lai phụ thuộc vào mức độ sai khác di truyền của các cặp bố mẹ đem lại

Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995) [35] thì bản chất của ưu thế lai được giải thích tập trung vào hai thuyết chính: thuyết gen trội

và thuyết gen siêu trội

Giả thiết một locus có hai alen A1 và A2 ta sẽ có các kiểu gen trong quần thể A1A1, A1A2, A2A2 với giá trị kiểu gen tương ứng là +a, d, -a

Thuyết trội:

Theo thuyết này trong điều kiện chọn lọc lâu dài các gen trội phần lớn

là các gen có lợi và lấn át sự hoạt động của các gen lặn, do đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có

Trang 18

giá trị hơn bố mẹ (AA =Aa > aa) Theo Kushner K.F (1969) [22], nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo gen trội thường là gen có ích, được biểu hiện ra kiểu hình của sinh vật Biểu hiện kiểu hình của con lai là do các gen quy định, các gen này chính là sự tổ hợp các gen của bố

mẹ Các gen trội có thể biểu hiện thành kiểu hình, có thể ức chế các gen lặn tương ứng tạo ra tác dụng lẫn nhau làm tăng các đặc điểm trộ lên, các gen lặn bao giờ cũng bị che lấp, còn gen trội khi lai sẽ có tác động mạnh hơn nên biểu hiện ra kiểu hình có năng suất cao hơn

Các tính trạng số lượng như khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản… được nhiều gen điều khiển nên rất hiếm các gen đồng hợp tử Thế hệ con được tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ được biểu hiện do tất cả các gen trội, trong đó một nửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và một nửa gen trội của

mẹ Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống) thì sác xuất để mỗi cặp cha mẹ truyền cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên, từ đó dẫn đến ưu thế lai càng tăng

Những giải thích của thuyết trội vẫn chưa thỏa đáng đối với một số hiện tượng khác như bên cạnh các gen trội có lợi vẫn có những gen trội có hại, hay một hiện tượng thực tế là khi tạp giao giữa các cá thể dị hợp tử với nhau để có con lai 4 dòng thì chúng lại có ưu thế lai cao hơn khi lai giữa 2 dòng

Để khắc phục điều này, năm 1946 Jull đã đưa ra thuyết siêu trội Hiệu quả của mỗi cặp alen ở trạng thái dị hợp thường khác với hiệu quả của từng alen biểu hiện ở trạng thái đồng hợp Cho nên, có thể tính trạng là thể dị hợp

sẽ vượt qua bất kỳ dạng bố hoặc mẹ nào đồng hợp về mặt alen này hay một alen khác trong đó Trạng thái siêu trội có thể là do ở thể dị hợp, sự tương tác giữa hai alen sẽ tác động lên kiểu hình Trong phần lớn các trường hợp alen trội sẽ thắng thế (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995) [35]

Thuyết siêu trội đã giải thích thoả đáng hơn trường hợp ưu thế lai trong

Trang 19

lai kép 4 dòng mà hiện nay được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia cầm

Ưu thế lai cao nhất ở đời F1 rồi cứ sau mỗi thế hệ ưu thế lai giảm đi một nửa

Ưu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ Khi nghiên cứu về khả năng phối hợp Lebedev M.N (1972) [24] cho rằng muốn đạt ưu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng lại có khả năng phối hợp với nhau tốt

Con lai thường có sức chống chịu bệnh tốt hơn, sức sản xuất sản phẩm tốt hơn Mặc dù vậy ưu thế lai không thể đoán trước được Sự khác biệt giữa 2 giống càng lớn thì ưu thế lai càng lớn, ưu thế lai chỉ có thể xảy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải tiến hành nhiều công thức lai khác nhau, ưu thế lai không di truyền, nếu tiếp tục cho giao phối đời con với nhau thì kết quả sẽ làm mất ưu thế lai và mất sự đồng đều Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 rồi từ đó giảm dần Các đời sau, ưu thế lai giảm bớt vì có sự thay đổi nhất định trong

sự tương hỗ và tương tác giữa các gen thuộc các locut khác nhau Hơn nữa biểu hiện của một tình trạng bao giờ cũng chịu ảnh hưởng không những của kiểu di truyền mà còn cả ở ngoại cảnh nhất định Nói cách khác mức độ ưu thế lai cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào sự tương quan âm hay dương (Trần Huê Viên, (2001) [67])

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [34] cho biết mức độ biểu

Trang 20

hiện của ưu thế lai cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và kiểu di truyền

Khi nghiên cứu về ưu thế lai, nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài quan niệm khả năng kết hợp chung còn có khả năng kết hợp đặc biệt, khả năng này

có được là do đặc tính của dòng bố mẹ được chọn đã có từ trước

1.1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai, trong đó có các yếu tố chủ yếu sau:

- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ:

Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa thì ưu thế lai lại càng cao Điều này giải thích tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ưu thế lai cao hơn khi lai giữa các dòng trong cùng một giống

- Tính trạng xem xét:

Các tính trạng có hệ số di truyền càng thấp thì ưu thế lai càng cao, ngược lại các tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì ưu thế lai càng thấp Các tính trạng số lượng thường được biểu hiện còn các tính trạng chất lượng

ít được biểu hiện hơn

- Công thức giao phối:

Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con vật nào làm bố, con vật nào làm mẹ Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất thì ngoài việc dựa trên cơ sở về khả năng sản xuất của giống người ta còn đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ ấp nở cao, thành thục sớm, khả năng vỗ béo cao; chọn dòng trống có khối lượng cơ thể lớn, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp

- Điều kiện nuôi dưỡng: Nếu nuôi dưỡng kém thì ưu thế lai có được sẽ thấp và ngược lại

- Môi trường: Mức độ biểu hiện của ưu thế lai chịu ảnh hưởng rõ rệt

Trang 21

của môi trường sống Theo Kushner K.F (1969) [22], ở những thay đổi mức

độ ưu thế lai thường xảy ra ở những trường hợp có liên quan đến địa điểm nuôi, mức độ dinh dưỡng, vị trí địa lý…

Blyth và Sang, 1960 [64] ; P Hull etal (1963) [80] cho rằng ưu thế lai

bị ảnh hưởng bởi chế độ chăm sóc, chuồng trại, nhiệt độ môi trường Mặt khác còn chịu ảnh hưởng của các mùa vụ ấp nở trong năm

- Tuổi: Theo Aggrwal.CK (1979) [70], Horn P (1980) [79], ưu thế lai của một số tính trạng chịu ảnh hưởng của tuổi trong giai đoạn đầu và ảnh hưởng bởi chu kỳ đẻ Trong giai đoạn sinh trưởng đầu của gà thịt, ưu thế lai đối với thể trạng tăng từ 0 (mới nở) lên 2 -10 % (lúc giết thịt 6-10 tuần tuổi),

ưu thế lai với sức sống từ 0 - 6 %, năng suất trứng/ mái từ 2 -10 %, tăng đáng

kể ở chu kỳ 2 so với chu kỳ đầu

- Tính thích nghi của gia cầm đối với điều kiện ngoại cảnh:

Tính thích nghi của gia cầm chính là sự phản ứng của cơ thể đối với các kích thích trong cơ thể và ngoài môi trường Khả năng thích nghi của con vật là yếu tố rất quan trọng giúp cho con vật sinh tồn và phát triển trong điều kiện sống mới Di truyền và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố có tác động cơ bản quyết đinh năng suất vật nuôi, có nghĩa là kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cơ thể và môi trường gây ra sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác Con giống được nuôi trong điều kiện phù hợp sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền, nhưng nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất của con giống Ngược lại không có con giống tốt thì yếu tố ngoại cảnh cũng không thể nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi

Trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi gia cầm nói riêng, khi mới nhập về môi trường mới, việc quan tâm đầu tiên là tính thích nghi của con vật, giống có khả năng thích nghi tốt mới có thể nhân giống và phát triển

Trang 22

rộng rãi được

- Lai kinh tế:

Lai kinh tế là phương thức lai giữa hai cá thể thuộc hai dòng hoặc hai giống khác nhau, con lai F1 không sử dụng làm giống mà để khai thác sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông, da lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp vì chỉ sử dụng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trong một đơn vị thời gian tương đối ngắn (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, (1995) [35])

Thường người ta tiến hành lai kinh tế là để sử dụng ưu thế lai vì ưu thế lai làm tăng mức trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là những tính trạng số lượng, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố mẹ, có thể phối hợp được đặc tính của bố mẹ, có thể giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc

Nghiên cứu về lai tạo, Darwin là người đầu tiên đã nêu lên lợi ích của lai và đi đến kết luận lai là có lợi và tự giao là có hại đối với động vật Lai giống còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai, làm cho sức sống của con lai, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lương

và Phan Cự Nhân, 1994) [28]

Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới được Mendel đưa vào để nghiên cứu, đó là phương pháp lai, liên quan đến việc nghiên cứu đặc điểm di truyền của từng tính trạng và đặc tính riêng rẽ Phương pháp này do ông phát hiện và hình thành nên các quy luật cơ bản của

di truyền Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [34] thì căn

cứ vào mục đích lai tạo người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai

Trang 23

phối hợp (lai tạo thành) Lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất

Muốn đạt được sự phối hợp cao giữa các dòng, công tác chọn giống phải theo một hướng nhất định, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ kém và năng suất chất lượng của thế hệ con lai sẽ bị giảm sút Bởi vậy để tạo

ra được những gia cầm lai có năng suất chất lượng tốt thì việc lựa chọn các cặp lai là điều không thể thiếu được trong công tác giống

Theo Phan Cự Nhân (1971) [39], sử dụng gia cầm lai là một phương pháp phổ biến ở nhiều nước vì người ta đã xác định là gia cầm di hợp tử có năng suất cao hơn gia cầm đồng hợp tử Trong chăn nuôi gia cầm, tuỳ theo điều kiện và mục đích khác nhau mà người ta sử dụng lai đơn hay lai kép, lai luân chuyển

Với phép lai kinh tế, căn cứ vào số bố mẹ tham gia vào phép lai và phương pháp sử dụng, người ta chia thành lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp (ngược lại và lai luân hồi)

1.1.3 Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng sinh trưởng

1.1.3.1 Khái niệm

Sinh trưởng là một quá trình phức tạp của cơ thể con vật Người ta thường dùng phương pháp xác định thể trọng hoặc kích thước để đánh gía sự sinh trưởng, nhưng phương pháp này không thể nói lên được thực chất của sinh trưởng Trong giai đoạn sinh trưởng sự trao đổi chất xảy ra mạnh mẽ, quá trình đồng hóa cao hơn dị hóa Không những các tổ chức trong cơ thể cũng như số lượng, chất lượng tế bào có sự tăng lên rõ rệt, mà các cơ quan như tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, nội tiết… đều có sự tăng lên ở các mức độ khác nhau Sự sinh trưởng của các cơ quan, hệ thống có mối quan hệ tương hỗ, ức chế để tạo nên cơ thể hoàn chỉnh Sự sinh trưởng của con vật phụ thuộc vào những điều kiện ngoại cảnh nhất định, đặc biệt là điều kiện nuôi dưỡng Như vậy sinh trưởng là một quá trình biến hóa phức tạp của động vật có quan hệ mật thiết

Trang 24

với điều kiện ngoại cảnh chịu sự tác động của con người (Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [11])

Tác giả Trần Đình Miên và cs (1992) [34] đã khái quát: “Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước” Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng và các điều kiện chăm sóc khác

1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng

Theo J.R Chambers (1990) [75], sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp kéo dài từ lúc rụng trứng được thụ tinh tới khi trở thành con vật trưởng thành Để theo dõi các tính trạng sinh trưởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo, đong các cơ quan bộ phận hay toàn cơ thể con vật Khoảng cách giữa các lần cân, đo, đong này phụ thuộc vào loại vật nuôi và mục đích theo dõi đánh giá Việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp

- Sinh trưởng là cường độ tăng các chiều của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định Trong chăn nuôi người ta thường dùng 3 chỉ tiêu để mô tả sinh trưởng đó là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối

+ Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện các phép đo Các thông số thu được qua các lần cân, đo là biểu hiện sự sinh trưởng tích lũy (Dương Mạnh Hùng, (2008) [17])

+ Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (T.C.V.N 2, 39 - 77, 1977) [52] Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, sinh trưởng tuyệt đối

Trang 25

thường được tính bằng g/con/ngày hay g/con/tuần Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

+ Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, so với khối lượng trung bình của thời gian khảo sát (T.C.V.N 2,40 - 77,1977) [53] Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi

1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng

Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức

ăn, phương thức chăn nuôi )

* Ảnh hưởng của di truyền đến dòng, giống

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giống, dòng có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của gia súc gia cầm Có thể so sánh tốc độ tăng trưởng của một số giống gà qua các số liệu đã được nghiên cứu ở nước ta Số liệu của Lê Hồng Mận và cs (1996) [33] trên gà Plymouth Rock và Ngô Giản Luyện (1994) [29] trên gà Hybro Ngay trong cùng một giống nếu khác dòng thì sự sinh trưởng cũng khác nhau Theo Trần Công Xuân và cs (2003) [63] khi nghiên cứu gà Sao nhập từ Hungari ở 12 tuần tuổi cho biết: dòng gà Sao nhỏ

có khối lượng trung bình đạt 1886g/con, dòng gà Sao trung có khối lượng trung bình đạt 1930g/con và dòng gà Sao lớn có khối lượng trung bình đạt 2560g/con Trần Long (1994) [23] cho biết tốc độ sinh trưởng của 3 dòng thuần (V1, V3, V5) của giống gà Hybrro HV85 hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện những sai khác trong cùng một giống và cường độ sinh trưởng trưởng ở gà con của các bố mẹ khác nhau Theo Chambers J.R (1990) [68], có nhiều gen ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Trang 26

của gà, có gen ảnh hưởng tới một nhóm tính trạng và có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung Có hơn 15 cặp gen quy định tốc độ sinh trưởng, trong đó có

ít nhất 1 gen liên kết với giới tính Hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể đã được nhiều tác giả nghiên cứu và kết luận: chúng biến động từ 0,26 - 0,7

* Ảnh hưởng của tính biệt

Ở gia cầm, giữa hai tính biệt có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng, thường con trống có cường độ sinh trưởng lớn hơn so với con mái Nhìn chung gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 -32%, sự sai khác này không phải hoàn toàn do ảnh hưởng của các homone sinh dục mà còn do gen liên kết giới tính Theo North và cs (1990) [83], lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2; 3; 8 tuần tuổi hơn tương ứng là: 5% ; 11% và 27% Phạm Quang Hoán và Nguyễn Kim Anh (1994) [15] cho biết có sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa gà trống

và gà mái broiler V135 từ 1 tuần tuổi Dựa vào sự chênh lệch về khối lượng

cơ thể giữa gà trống và gà mái, người ta đã nuôi tách riêng trống mái từ 1 ngày tuổi, phương pháp này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi

gà thịt thương phẩm

* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng

Gia cầm sử dụng thức ăn nhằm đảm bảo các hoạt động duy trì cơ thể và sản xuất Năng lượng và protein là 2 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong khẩu phần ăn của gà, ngoài ra các thành phần như axit béo, khoáng, vitamin

và nước cũng không thể thiếu được

Tác giả Bùi Đức Lũng và cs (1996) [27] đã nghiên cứu bổ sung khoáng

và vitamin vào khẩu phần nuôi gà HV85 cho thấy khối lượng cơ thể gà ở 7 tuần tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng Lã Văn Kính (1995) [19] kết luận: nuôi gà thịt V135 tốt nhất là khẩu phần chứa 24% CP, 3000 - 3150kcal ME

Trang 27

chỉ số ME/CP = 131 - 138 cho giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi và 20% CP, 3150 - 3300Kcal ME, chỉ số ME/CP = 158 - 165 giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi

Để phát huy tối đa khả năng sinh trưởng của gà cần phải cung cấp thức

ăn tối ưu với đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và axit amin với năng lượng Ngoài ra thức ăn cho gà cần phải được bổ sung hàng loạt những chế phẩm sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng, làm tăng chất lượng thịt (Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993) [26])

* Ảnh hưởng của môi trường

Các yếu tố môi trường như độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ chuồng nuôi, đặc biệt là nhiệt độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng Khi nhiệt độ môi trường lên cao trên 36 - 370

C sẽ gây stress nhiệt, làm giảm quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm tốc độ sinh trưởng

Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến tốc độ sinh trưởng không liên quan đến các quá trình bên trong như đối với sinh sản, mà chỉ ảnh hưởng đến cường độ vận động và lượng thức ăn lấy vào Ngược lại với quá trình chiếu sánh tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo liên tục với cường độ thấp sẽ trợ giúp cho quá trình sinh trưởng, vì nhờ ánh sáng nhân tạo mà gà vận động được nhiều hơn và lượng thức ăn tiêu thụ cũng nhiều hơn (Pingel và Jeroch, 1980) [84] Schwark và cs (1987) [86] đã đề nghị chế độ chiếu sáng cho gà mới nở đến 2, 3 tuần là 24/24 giờ, theo ông đối với gà thịt trong thời gian chiếu sáng như vậy mức tiêu thụ thức ăn của gà sẽ đạt tối đa và tốc độ sinh trưởng cũng đạt tối đa

Nguyễn Hữu Cường và cs (1996) [5], nghiên cứu trên gà broiler BE11, V35, AV35 từ 1 - 49 ngày tuổi cho biết, khi mật độ nuôi cao thì mức tăng khối lượng cơ thể sẽ giảm Trong chăn nuôi gà thịt, mật độ nuôi thường là từ

Trang 28

7 - 20 con/m2 tuỳ theo từng giai đoạn tuổi

Qua các tham khảo các tài liệu về kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển gia cầm Trong chăn nuôi gà thịt, để đạt được năng suất cao cần phải đồng thời có hai điều kiện: giống tốt và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn khoa học, phù hợp với từng giống, từng dòng

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, khả năng cho thịt luôn được các nhà chăn nuôi quan tâm Khả năng cho thịt được phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng

cơ thể, sự phát triển của hệ cơ, kích thước và khối lượng của khung xương

* Năng suất thịt

Năng suất thịt hay tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt và năng suất cơ là tỷ

lệ phần trăm của cơ so với thân thịt (Chamber, 1990) [75]

Tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi so với khối lượng thịt xẻ là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất khả năng cho thịt (năng suất thịt) của gia cầm Thông thường, khi tỷ lệ thịt xẻ cao thì tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi cũng cao và ngược lại (Nguyễn Duy Hoan và cs, (2001) [14] Ở gà thường tính tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng Mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ là khá cao (r = 0,9), còn giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn (r = 0,2 đến 0,5)

+ Những nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất thịt

Trần Công Xuân và cs (1998) [62] cho biết năng suất thịt còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y

Theo Chambers (1990) [74]: giữa các giống, dòng gia cầm khác nhau

Trang 29

luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ; hay năng suất các phần thịt như thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân; hay phần thịt ăn được (không xương)

và từng phần thịt, da, xương

- Loài, giống, cá thể: Ngỗng, gà tây khả năng cho thịt cao hơn vịt, gà Trong một loài các giống khác nhau khả năng cho thịt khác nhau Hướng sản xuất của gia cầm liên quan chặt chẽ với ngoại hình thể chất của nó Gia cầm hướng thịt khả năng cho thịt cao hơn gia cầm hướng kiêm dụng Gia cầm hướng trứng chuyên dụng khả năng cho thịt thấp Gia cầm hướng thịt thường

có ngoại hình: đầu to, cổ ngắn, thân dài rộng, ngực sâu, lườn dài, đùi dài, khả năng đẻ trứng kém, kém linh hoạt, phản ứng chậm với các yếu tố của tress Thể trọng lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh cho năng suất và phẩm chất thịt cao

Ngô Giản Luyện (1994) [29], khi nghiên cứu ba dòng gà thuộc giống Hybro HV85 cho biết: trong cùng một dòng tỷ lệ thân thịt ở con trống cao hơn con mái 1 - 2% Trong cùng điều kiện gia cầm trống có khối lượng cao hơn gia cầm mái từ 24-32% Khối lượng gà khi nở phụ thuộc khối lượng trứng đem ấp: 64-68%

Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [13]: Thông qua chọn lọc, lai tạo, người ta đã tạo ra được rất nhiều giống gà có năng suất cao như các giống gà siêu thịt Arbor Acres, Lohmann, Ros 208, 308, Isa vedette Sau khi chọn lọc thì con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để nâng cao năng suất thịt gia cầm

là lai tạo Về mặt nguyên tắc để nâng cao khối lượng cơ thể của một giống gia cầm nào đó cần cho lai với dòng trống thuộc giống khác có tiềm năng lớn về tăng trọng áp dụng biện pháp đó, đã làm tăng khả năng tăng trọng của các giống gà Ri, gà Mía, vịt Cỏ, vịt Bầu của nước ta từ 10 - 30% so với giống nội Theo GS.TS H Brandsch khi lai các cá thể có sự khác nhau lớn về khối lượng ta sẽ có đàn con mang di truyền trung gian về tính trạng này

* Chất lượng thịt

Trang 30

Chất lượng thịt phản ánh qua các thành phần hóa học, thành phần vật lý

và giá trị dinh dưỡng của thịt như nước, protein, mỡ, hydratcacbon, vitamin, khoáng và một số chất cần thiết khác Ngoài ra chất lượng thịt còn liên quan đến một số chỉ tiêu về sinh học, hóa học ví dụ trong thịt không được chứa một

số chất tồn dư độc hại như độc tố, nấm, kim loại nặng, kháng sinh, hormone Thành phần hóa học của thịt được xác định qua phân tích thịt Tỷ lệ các chất này trong thịt phụ thuộc vào giống, giới tính và cấu trúc mô ở các phần khác nhau của thân thịt Khi xác định thành phần thịt xẻ của gà Cornish và Plymouth Rock cùng con lai của chúng cho thấy: thịt của các dòng gà khác nhau có sự khác nhau về tỷ lệ nước, protein và mỡ (Chambers (1990) [74])

Prisas (1984) cho biết: hệ số di truyền về thành phần hoá học của thịt

gà như hệ số đi truyền của hàm lượng nước trong thịt là 0,38; protein là 0,47;

mỡ là 0,48 và khoáng là 0,25 (trích theo Chambers (1991) [74])

Becker và cs (1981) [73] đã so sánh tỷ lệ mỡ trong thịt xẻ của 5 đàn broiler cùng một chế độ dinh dưỡng, không thấy sự khác nhau khi kiểm tra 10 con trống và 10 con mái ở mỗi đàn Điều này chỉ ra rằng: trong cùng một chế

độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cùng một giống, dòng thì không có sự sai khác về thành phần hoá học của thịt

Giữa thành phần hoá học của thịt với tốc độ sinh trưởng có mối liên

hệ với nhau Theo Proudman và cs (1970): những dòng gà Plymouth trắng cho ăn tự do, và mổ khảo sát lúc 6 tuần cho thấy nhóm sinh trưởng chậm có hàm lượng nước trong thịt là 68,1%; protein 20,7%; mỡ 6,9% và khoáng 3%; còn nhóm sinh trưởng nhanh có tỷ lệ tương ứng là 69,8%; 20,6%; 4,8%

và 3,1%

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [13]: Giống là nhân tố rất quan trọng liên quan chặt chẽ đến chất lượng thịt Thông qua việc chọn lọc, nhân thuần qua nhiều thế hệ, các nhà tạo giống đã tạo nên các giống có chất lượng

Trang 31

thịt mang đặc thù riêng Khi nghiên cứu đặc điểm của tổ chức cơ của dòng thuần và con lai, người ta thấy sự vượt trội về hàm lượng vật chất khô và protein trong thức ăn của con lai Như vậy, thông qua lai tạo có thể cải thiện đáng kể các chỉ tiêu này của gia cầm

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều công nhận rằng: các giống gia cầm tự nhiên như: gà ri, vịt cỏ, ngỗng cỏ đều có chất lượng thịt tốt hơn so với các giống mới do con người thông qua lai tạo mà có Giữa chất lượng thịt và năng suất thịt có mối quan hệ nghịch, thường các giống có năng suất cao thì cho chất lượng thịt kém Để giải quyết vấn đề này các nhà tạo giống đã cho lai tạo giống gia cầm địa phương có chất lượng thịt cao với các giống cao sản và nuôi theo phương thức bán chăn thả vừa giữ được chất lượng thịt vừa nâng cao năng suất chăn nuôi Các giống gà Rốt Ri; BT1; VP1 là con lai theo hướng đó

Ngoài ra, chất lượng thịt còn được đánh giá bằng chỉ tiêu cảm quan, đó

là một chỉ tiêu tổng hợp gồm mùi vị, màu sắc, độ ngọt, hàm lượng nước liên kết, độ mịn của các sợi cơ và độ mềm của thịt Thông qua việc chấm điểm bằng thang điểm HEDONIC (thang điểm 9) Đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với người tiêu dùng, phương pháp này dựa vào cảm quan của con người thông qua các chỉ tiêu đánh giá chung của 6 - 10 người nếm và cho điểm (Krylowa và cs, (1972) [22])

1.1.3.5 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn

Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thường được tính cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể Chi phí thức ăn thường chiếm đến 70% giá thành của sản phẩm chăn nuôi Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó quyết định tới giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của các nhà chăn nuôi Đồng thời, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác giống vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng

Proudman và cs (1970), Pym và cs (1979) cũng cho biết: gà có tốc độ

Trang 32

tăng trọng cao thì hiều quả sử dụng thức ăn tốt hơn, bởi vì ở gà một phần năng lượng cho duy trì, còn một phần dùng để tăng trọng Cá thể nào có tốc

độ tăng trọng nhanh sẽ cần ít năng lượng cho duy trì hơn Mặt khác, tăng trọng nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn nên hiệu quả sử dụng thức

ăn cũng tốt hơn Box và Bohren (1954) [71], Willson (1969) đã xác định hệ

số tương quan giữa khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = 0,5

Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Đoàn Xuân Trúc và cs (1993) [58] cho biết: tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, dòng Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [26] cho biết: nuôi gà broiler đến 9 tuần tuổi tiêu tốn 2,39 - 2,41 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận (1993) [58] nghiên cứu trên 4 công thức lai gà: Hybro AV35 , AV53, V135, V153 cho biết tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi của các công thức lai tương ứng là 2,34 kg; 2,23 kg; 2,26 kg; 2,32 kg

Theo tài liệu He - Ross (1990) dẫn theo Phùng Đức Tiến (1996) [47]:

gà broiler Ross - 208 nuôi chung trống mái đến 63 ngày tuổi tiêu tốn 2,29 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng Nuôi riêng gà trống tiêu tốn 2,19 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng và gà mái tiêu tốn 2,39 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng Như vậy, gà trống tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp hơn gà mái, nghĩa là gà trống có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn gà mái

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng phụ thuộc vào độ tuổi Khi con vật còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng trọng càng cao Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, độ tuổi Theo Trần Công Xuân và cs (1998) [63] cho biết, khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi gà Tam hoàng 882 tiêu tốn 3,61kg thức ăn/kg tăng khối lượng

Theo Bùi Quang Tiến và cs (1994) [46]: đối với gà broiler Ross - 208

Trang 33

nuôi ở hai chế độ dinh dưỡng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng từ 2,25 - 2,36 kg; gà Ross - 208 V35 tiêu tốn 2,35 - 2,45 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) [30] đã kết luận: sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001) [31]: hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của gà Trong đó cũng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn

Nhìn chung, tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cần cho gia cầm ăn theo nhu cầu, phù hợp với đặc điểm sinh lý ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ứng dụng các thành tựu của di truyền học và lai tạo giống gia cầm của thế giới vào thực tiễn chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã được các nhà khoa học quan tâm từ lâu, nhưng những năm gần đây ứng dụng lai giống mới phát triển mạnh, tạo có đóng góp to lớn cho ngành chăn nuôi Các công trình nghiên cứu lai tạo được thực hiện theo 3 hướng: 1) lai giữa các giống, dòng gia cầm cao sản nhập nội; 2) lai giữa các giống gia cầm địa phương trong nước; 3) lai giữa một giống là gia cầm cao sản nhập nội với một giống địa phương Kết quả các công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành chăn nuôi như:

Trần Kim Nhàn và cs (2010), [38] nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà G15 với gà Ai Cập; Nguyễn Huy Đạt và cs (2007) [8] nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà R1 và R2; Nguyễn Huy Đạt và cs (2007) [7] công bố kết quả nuôi

Trang 34

VCN-giữ giống gốc các dòng gà Lương Phượng tại trại thực nghiệm Liên Ninh; Lương Thị Hồng và cs (2007) [16] đã nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập; Phùng Đức Tiến và cs, (2008) [48] Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà bố mẹ Marshall nhập nội; Nguyễn Thị Minh Tâm và cs (2008) [43] Khảo sát tổ hợp lai gà thả vườn của pháp giữa giống gà L11 x Mái HB7, Trống G99 x Mái HB7 tại Trạm nghiên cứu thử nghiệm TACN; Phạm Công Thiếu, và cs (2008) [51] công bố Kết quả bước đầu nghiên cứu khả năng sản xuất của ba giống gà nhập nội HW, RID, PGI, Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi; Nguyễn Quý Khiêm và cs (2008) [21]: Kết quả bước đầu nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà thịt TP1, TP2, TP3

và TP4… ở hầu hết các công thức lai và hầu như ở tất cả các đối tượng gia cầm khi lai đều cho ưu thế lai và có thể sử dụng trong sản xuất thịt, trứng có hiệu quả cao hơn các giống địa phương

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Giống và nguyên liệu di truyền của giống có ý nghĩa quan trọng và quyết định năng suất của chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gà thịt Kể từ những năm hai mươi của thế kỷ hai mươi (khi chăn nuôi gà broiler bắt đầu phát triển ở Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu) cho đến nay đã có nhiều thay đổi về giống Theo Card (1970) [65] thì giống gà thịt trải qua một số thay đổi như sau Thời kỳ những năm hai mươi, dùng các giống Wyandotte và Plymouth Rock làm dòng trống và mái là Newhampshire hoặc là Rhodes, năng suất con lai đạt lúc 68 - 75 ngay tuổi là 1,2 - 1,4 kg tiêu tốn thức ăn 2,8 - 3,2kg / kg tăng trọng, phải nuôi đến 12, 13 tuần mới đạt được 1,8kg bình quân Từ những năm 70 trở lại đây các giống gà không ngừng được lai tạo, chọn lọc, cố định các tổ hợp gen cho năng suất cao, ngày một nâng cao các tính trạng sản xuất trong đó có khả năng sinh trưởng, đồng thời khai thác triệt

để nguyên lý ưu thế lai Các tổ hợp lai cùng giống (giữa các dòng) và khác

Trang 35

giống có 3; 4,6 hoặc 8 dòng đã xuất hiện và phát triển phổ biến đến ngày nay

Giống gà thương phẩm “Label Rouge” là tổ hợp lai bốn dòng có lông màu vàng hoặc màu nâu vàng của công ty gà Kabir, đây là công ty lớn nhất của Israel do gia đình ZviKatz chủ sở hữu đựơc thành lập năm 1962 Hiện nay công ty có 28 dòng gà chuyên thịt trong đó có 13 dòng gà nổi tiếng Các nước có chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gà lông màu tiên tiến trên thế giới hiện nay là Pháp, Israel và Trung Quốc với các giống gà nổi tiếng như sau:

+ Tại Pháp, công ty Sasso đã tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai tạo và

đã tạo ra giống gà Sasso có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon Hiện nay, hãng đã đưa ra 18 dòng gà trống với mục đích sử dụng khác nhau Các dòng sử dụng rộng rãi hiện nay như: dòng ông X44N, T55, T55N, T77, T77N, T88 và T88N Về dòng mái hãng có 6 dòng, trong đó có hai dòng được sử dụng rộng rãi là dòng bà SA31 và SA51, đây là các dòng có khả năng chịu đựng tốt với môi trường nuôi khắc nghiệt và khí hậu nóng ẩm, nhưng vẫn cho khả năng sản xuất cao Sản lượng trứng thu được của một gà mái/năm từ 180 - 188 quả Nuôi thịt đến 63 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,3kg/con; TTTA từ 2,38 - 2,46kg (nuôi thâm canh) và từ 3,1 - 3,5kg (nuôi bán thâm canh)

+ Tại Israel, công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống

gà địa phương Sinai có sức chịu nóng cao vì chúng mang gen trụi lông cổ Naked neck (Na) với gà White Leghorn, Plymourh Rock Hiện nay, công ty Kabir tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu Trong đó, có 13 dòng nổi tiếng bán ra ở khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K14, K25, K123 (lông trắng) và K156 (lông nâu)

+ Tại Trung Quốc, công ty gia cầm Bạch Vân đã sử dụng gà trống

Trang 36

Thạch Kỳ gốc Quảng Đông cho phối với gà mái Kabir lông trắng tạo ra giống Thạch Kỳ tạp, từ gà Thạch Kỳ tạp tiếp tục pha tạp với gà Giang Thôn thành

gà Tam Hoàng có sức sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cao, chịu đựng stress tốt, thích hợp với việc nuôi nhốt và chăn thả ở nhiều quy mô khác nhau

Gà Tam Hoàng có bộ lông màu vàng sáng; da, chân, mỏ đều vàng; thịt thơm ngon; gà Tam Hoàng có 2 dòng nổi tiếng là 882 và dòng Jang Cun Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng hoa có xuất xứ từ ven sông Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh - tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo ra sau 20 năm nghiên cứu Ngoài ra còn có các giống như: gà Long Phượng, gà Ma Hoàng các giống này hiện được nuôi rất phổ biến ở các vùng nông thôn Trung Quốc

Dinu.M và Tureu.D, 1965 [75], Dickenson.G.E, 1973 cho biết gà lai hướng thịt có tốc độ mọc lông nhanh và khả năng cho thịt cao hơn so với dòng thuần

Năm 1967, trạm nghiên cứu thực nghiệm Bajsogala (thuộc nước cộng hoà Litva) đã tạo gà lai Starbro - 4 (MNOP broiler) từ 4 dòng: 2 dòng Cornick

M, N và 2 dòng Plymouth O, P.Theo Horn.P, 1978 con lai giữa 3 dòng gà Plymouth có ưu thế lai so với dòng thuần về tỷ lệ nuôi sống

Fairfull.R.W, 1990 [76] cho biết ưu thế lai về sức sống rất cao, dao động 9-24% và không phải con lai nào cũng thể hiện ưu thế lai Đối với gà lai thịt tăng khối lượng nhanh là điều quan trọng Ở gà lai hướng thịt, ưu thế lai

về thể trọng bằng 0 ở 1 tuần tuổi, nhưng tăng dần từ 2-10% ở 8-10 tuần tuổi,

ưu thế lai rất quan trọng khi nuôi gà broiler vỗ béo đến ngày giết thịt vào khoảng 42 hoặc dưới 42 ngày.Avorinde.K.L, 1991 đã kết luận con lai giữa gà nhập nội và gà Sao của Nigeria có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn gà địa phương 20,4 -24,2%, song thấp hơn gà nhập nội

1.3

Trang 37

1.3.1 Giống gà Lương Phượng

Nguồn gốc: Gà Hoa Lương Phượng gọi tắt là gà Lương Phượng, có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng Trung Quốc Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp gà thành phố Nam Ninh - Quảng Tây -Trung Quốc lai tạo thành công sau 10 năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương với gà nhập nội Giống gà Lương Phượng đã được nhiều nước nhập và lai tạo để nuôi thả vườn, nuôi bán chăn thả Qua thử nghiệm ở trong và ngoài nước như Việt Nam, Lào, Thái Lan xí nghiệp giống Nam Ninh đã đưa ra một số chỉ tiêu sản xuất của gà Lương Phượng

Gà Lương Phượng được nhập khẩu vào nước ta qua cửa khẩu quốc tế Quảng Ninh năm 1998 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập

1900 con nuôi tại trại thí nghiệm và được nhân dân ta nuôi ở nhiều nơi

Đặc điểm: Gà có màu sắc lông đa dạng Tuổi trưởng thành, gà mái có màu lông vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa; gà trống có màu lông nâu đỏ, cườm cổ vàng ánh kim, có con điểm lông đen ở vai, lông đuôi dài xanh đen, cánh ốp sát thân, chân cao trung bình màu vàng Tỷ lệ màu lông ở

gà mái trưởng thành lúc 140 ngày tuổi ở gà là: vàng rơm 25

2,00 - 2,57 kg/con; mức TTTA/1kg tăng khối lượng từ 2,78 - 2,81 kg (Nguyễn Huy Đạt và cs (2001) [7], và tỷ lệ nuôi sống cao 96,6% - 99,5% (Đào Văn Khanh, 2002) [20] Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), cho biết khối lượng gà Lương Phượng nuôi đến 12 tuần tuổi là 2 - 2,5 kg, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 3,0 - 3,2 kg Khối

Trang 38

lượng gà vào lúc đẻ: 1,9 - 2,1kg (gà mái); 2,8 - 3,2 kg (gà trống) Sản lượng trứng/10 tháng đẻ là 150 -170 quả/ mái Tỷ lệ ấp nở 80 - 85 %

Gà Lương Phượng: năng suất trứng 165 - 171 quả/mái/10 tháng đẻ, tiêu tốn 2,53 - 2,65 kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 87 - 88% (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2001) [7]

lệ đẻ của đàn gà lai (trống Sasso dòng X44 x mái Lương Phượng) nuôi sinh sản đến 68 tuần tuổi trung bình đạt 52,3 - 52,38%, năng suất trứng đạt 173,8 - 175,7 quả/mái Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,99 - 3,00 kg Tỷ lệ trứng có phôi 93,0 - 93,5% Gà lai nuôi thịt lúc 63 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2369,5 - 2377,39g/con cao hơn so với gà Lương Phượng 30,61 - 31,05%, tỷ lệ nuôi sống cao 95,94 - 96,66%, tiêu tốn thức ăn 2,46 - 2,67 kg/kg tăng khối lượng cơ thể

Theo kết quả nghiên cứu tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso X44 cho thấy gà lai nuôi thịt đến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96% Khối lượng cơ thể cao hơn gà Lương Phượng 11,67% Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng cơ thể thấp hơn gà Lương Phượng nuôi thịt 0,19 kg Các chỉ tiêu

tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ngực đều cao hơn gà Lư

cs, (2003) [45])

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [12] thì gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt, bán công nghiệp hay thả vườn Do

có những ưu điểm trên, hiện nay gà Lương Phượng đã được nuôi nhiều ở các trang trại và hộ gia đình ở nông thôn cũng như ở thành thị và được người chăn nuôi ưa chuộng

Kể từ khi nhập vào nước ta gà Lương Phượng đã được chú ý, quan tâm

Trang 39

nghiên cứu nhất là trong việc dùng làm con lai để lai tạo với các giống gà khác, tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn

1.3.2 Giống gà Hồ

Gà Hồ là một giống gà nội nổi tiếng, xuất xứ từ làng Lạc Thổ, xã Song

Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Gà Hồ được tạo ra, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, được tuyển chọn thông qua các cuộc thi gà truyền thống nên màu sắc lông tương đối thuần nhất Theo nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Văn Lưu (một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của

gà Hồ) như sau:

Đặc điểm ngoại hình: Gà Hồ có tầm vóc tương đối lớn, thô Khối lượng

gà trưởng thành con trống đạt 4,5 - 5 kg, con mái đạt 3,5 - 4 kg Gà Hồ có thân dài, kết cấu chắc khoẻ Gà trống có “đầu công, mình hình cốc, cánh hình

vỏ trai, đuôi hình nơm”, mào nụ (mào sít) chân ngắn, đùi dài, vòng chân tròn, các ngón tách rời nhau Gà mái ngực nở, chân cao vừa phải, mào trái dâu, các giống gà nội khác thì gà Hồ có tầm vóc to, chậm chập và hiền lành hơn Gà

Hồ mọc lông chậm nên khả năng chống rét rất kém Gà Hồ mới nở chỉ có hai màu lông cơ bản là vàng nhạt và nâu nhạt, trong đó chủ yếu là màu vàng nhạt (92,5%), rất ít con có màu nâu nhạt (7,5%) Như vậy, màu sắc lông của gà Hồ mới nở khá thuần nhất, chưa có sự phân ly rõ rệt tính trạng màu sắc lông ở gà

Hồ sơ sinh Gà trưởng thành, gà trống Hồ có hai màu lông cơ bản màu đen (mã lĩnh) và màu mận chín (mã mận), trong đó chủ yếu là màu lông mận chín chiếm 66,67%, màu lông đen chiếm 33,33% Gà mái có ba màu lông cơ bản

là trắng vàng (mã thó), nâu sọc (mã sẻ) và nâu nhạt (mã nhãn), trong đó màu lông trắng vàng chiếm 44,17%, tiếp đến là nâu nhạt chiếm 32,5% và nâu sọc chiếm 23,33% Cả gà trống và gà mái đều có màu da vàng hơi hồng, riêng gà trống ở những nơi trụi lông (cổ, ngực, đùi, xung quanh hậu môn ) da có màu

đỏ như gà chọi, khi giết thịt cả trống và mái có da màu vàng, thịt trắng

Gà có tầm vóc tương đối lớn, thô Khối lượng gà trưởng thành: con

Trang 40

trống 4,5 - 5,0kg; con mái đạt 3,5 - 4,0kg Sản lượng trứng thấp, chỉ đạt 60 quả/mái/năm; tỷ lệ nở/trứng ấp 75 - 80% Bản năng ấp trứng của gà Hồ mái là rất kém, do chúng quá ít lông, chân to, vụng về mặc dù chúng có tính ấp bóng rất cao, thường kéo dài từ 10 - 20 ngày Gà Hồ nuôi con vụng, hay dẫm chết con, thời gian nuôi con kéo dài từ 3 - 4 tháng, khi khối lượng cơ thể gà con đạt 1,0 - 1,2 kg gà mẹ mới bỏ con Đây là những nguyên nhân làm giảm sức

đẻ trứng của gà mẹ, gây khó khăn cho việc nhân đàn

Khả năng tăng trọng của gà Hồ rất chậm, nuôi 12 tuần tuổi mới đạt khối lượng 1,3 kg ở con trống, 1,1 kg ở con mái Từ nhược điểm trên nên chăn nuôi gà Hồ chậm phát triển do hiệu quả chăn nuôi thấp

1.3.3 Giống gà Mía

Gà Mía là giống gà hướng thịt, khi mới nở gà con có màu lông trắng,

3 lông cánh chính màu đen chiếm 80% Màu lông nâu nhạt có kẻ sọc trên lưng chiếm 20% Lúc trưởng thành con trống có mào đơn, lông màu đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở cánh và đuôi, các hàng vảy phía trước chân màu vàng và hai hàng vảy phía hai bên chân màu đỏ Con mái có mào đơn, lông có màu nâu nhạt giống màu lá mía khô, lông ngắn và ép sát thân, da chân vàng Gà Mía có đặc điểm mọc lông chậm Ở gà trống đến 15 tuần tuổi lông mới phủ kín thân Gà mái hay đòi ấp (thông thường đẻ hơn 10 trứng là đòi ấp)

Nguồn gốc: Gà Mía có nguồn gốc từ làng Mía, thôn Mông Phu, xã Đường Lâm - thị xã Sơn Tây - tỉnh Hà Tây Gà Mía trống có lông màu đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh chính có màu xanh biếc Gà Mía mái có lông màu vàng nhạt, cổ có điểm lông màu nâu, cánh và đuôi có điểm lông màu đen Gà Mía có mào đơn và đỏ, mỏ và chân màu vàng,

da màu đỏ nhạt, lúc nhỏ gà ít lông, lớn lên lông mới phủ kín mình Gà Mía là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm chạp

Gà Trưởng thành con mái: 2,5 - 3,5 Con trống: 3,5 - 4 kg Thời gian

Ngày đăng: 22/11/2014, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền học động vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 86. 88, 185, 196 - 198, 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học động vật
Tác giả: Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1983
5. Nguyễn Hữu Cường, Bùi Đức Lũng (1996), “Yêu cầu mật độ nuôi gà broiler tối ƣu khi trên nền có đệm lót qua hai mùa ở miền Bắc Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986 - 1996, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.73-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu mật độ nuôi gà broiler tối ƣu khi trên nền có đệm lót qua hai mùa ở miền Bắc Việt Nam”, "Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986 - 1996
Tác giả: Nguyễn Hữu Cường, Bùi Đức Lũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1996
6. Nguyễn Huy Đạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các dòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng trong điều kiện Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất của các dòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng trong điều kiện Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt
Năm: 1991
7. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Phạm Bích Hường, Lê Thanh Ân và Hoàng Thị Nguyệt, (2007), Kết quả nuôi giữ giống gốc các dòng gà Lương Phượng tại trại thực nghiệm Liên Ninh, Tạp chí KHCN Chăn nuôi số 8 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kết quả nuôi giữ giống gốc các dòng gà Lương Phượng tại trại thực nghiệm Liên Ninh
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, Phạm Bích Hường, Lê Thanh Ân và Hoàng Thị Nguyệt
Năm: 2007
8. Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng (2007), Kết quả chọn tạo hai dòng gà R1 và R2, Tạp chí KHCN CN số 9 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn tạo hai dòng gà R1 và R2
Tác giả: Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng
Năm: 2007
9. Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2010), “Khả năng sản xuất và chất lƣợng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương Phượng)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập9, (số 6), 941 - 947 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sản xuất và chất lƣợng thịt của tổ hợp gà lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương Phượng)”", Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011
Tác giả: Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh
Năm: 2010
10. Vũ Đình Hảo (2011), Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng
Tác giả: Vũ Đình Hảo
Năm: 2011
11. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2001
12. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1998), Chăn nuôi gia cầm, Giáo trình dành cho cao học và NCS ngành chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr: 3 -17, 29 - 32, 81, 123 -199, 205 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1998
13. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh chăn nuôi), Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 3 - 11, 30 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh chăn nuôi)
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1999
14. Nguyễn Duy Hoan và ctv (2001), “Sức sống, sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà Mèo”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 2 năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống, sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà Mèo”, "Tạp chí Nông nghiệp và PTNT
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan và ctv
Năm: 2001
15. Phạm Quang Hoán, Nguyễn Kim Anh (1994), “Nghiên cứu sử dụng cám ép để thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp của gà broiler”, Thông tin KHKT gia cầm số 1 - 1994, tr. 287-294 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu sử dụng cám ép để thay thế ngô trong thức ăn hỗn hợp của gà broiler”
Tác giả: Phạm Quang Hoán, Nguyễn Kim Anh
Năm: 1994
16. Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Viết Thái (2007), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập, Tạp chí KHCN Chăn nuôi số 8_2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập
Tác giả: Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Viết Thái
Năm: 2007
17. Dương Mạnh Hùng (2008), Giáo trình Giống vật nuôi, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trang 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giống vật nuôi
Tác giả: Dương Mạnh Hùng
Năm: 2008
18. Nguyễn Đức Hƣng (1981), Nghiên cứu các tổ hợp lai giữa gà nhập nội với gà Ri, Luận án Tiến sĩ. Đại học Nông nghiệp II, trang 281- 283 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các tổ hợp lai giữa gà nhập nội với gà Ri
Tác giả: Nguyễn Đức Hƣng
Năm: 1981
19. Lã Văn Kính (1995), Xác định mức năng lượng, protein, lysine và methionine tối ưu cho gà thịt, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định mức năng lượng, protein, lysine và methionine tối ưu cho gà thịt
Tác giả: Lã Văn Kính
Năm: 1995
20. Đào Văn Khanh (2002), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sỹ KHNN, ĐHNL Lâm Thái Nguyên, trang 147 - 149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên
Tác giả: Đào Văn Khanh
Năm: 2002
21. Nguyễn Quý Khiêm, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Đỗ Thị Sợi, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mười, Đào Thị Bích Loan, Trần Thu Hằng, Phạm Thùy Linh, Lê Tiến Dũng (2008), Kết quả bước đầu nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà thịt TP1, TP2, TP3 và TP4 , báo cáo khoa học Viện chăn nuôi năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kết quả bước đầu nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà thịt TP1, TP2, TP3 và TP4
Tác giả: Nguyễn Quý Khiêm, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Đỗ Thị Sợi, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mười, Đào Thị Bích Loan, Trần Thu Hằng, Phạm Thùy Linh, Lê Tiến Dũng
Năm: 2008
22. Kushner K. F (1969), Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ƣu thế lai trong chăn nuôi, Những cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nguyễn Ân, Trần Cừ dịch, Nhà xuất bản Maxcova Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở di truyền chọn giống động vật
Tác giả: Kushner K. F
Nhà XB: Nhà xuất bản Maxcova
Năm: 1969
23. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Bình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền chọn giống động vật
Tác giả: Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Bình Trọng
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Trang 43)
Bảng 2.2: Thành phần giá trị dinh dƣỡng trong thức ăn của gà - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.2 Thành phần giá trị dinh dƣỡng trong thức ăn của gà (Trang 43)
Bảng 2.3: Lịch dùng vacxin cho gà thí nghiệm - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.3 Lịch dùng vacxin cho gà thí nghiệm (Trang 44)
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (Trang 50)
Bảng 3.2: Khối lƣợng cơ thể qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.2 Khối lƣợng cơ thể qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm (Trang 52)
Đồ thị  3.1: Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
th ị 3.1: Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm (Trang 53)
Bảng 3.3: Tăng khối lƣợng tuyệt đối của gà thí nghiệm - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.3 Tăng khối lƣợng tuyệt đối của gà thí nghiệm (Trang 54)
Bảng 3.5: Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3)  Tuần - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.5 Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3) Tuần (Trang 59)
Bảng 3.6: TTTA/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (Kg) (n = 3)  Tuần - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.6 TTTA/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (Kg) (n = 3) Tuần (Trang 61)
Bảng 3.9:  Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi (n= 3) - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.9 Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi (n= 3) (Trang 66)
Bảng 3.11: Chỉ tiêu lý hóa đánh giá chất lượng thịt sống của gà thí nghiệm - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.11 Chỉ tiêu lý hóa đánh giá chất lượng thịt sống của gà thí nghiệm (Trang 69)
Bảng 3.12: Chỉ số sản xuất của  gà thí nghiệm (n=3)  Tuần tuổi  F 1 - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.12 Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (n=3) Tuần tuổi F 1 (Trang 71)
Bảng 3.14: So sánh hiệu quả kinh tế của gà thịt - đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang
Bảng 3.14 So sánh hiệu quả kinh tế của gà thịt (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w